Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Cồng chiêng trong đời sống các dân tộc tây nguyên thời kỳ 1986 2011

Chương 1: Cồng chiêng trong đời sống các dân tộc Tây Nguyên trước 1986 Chương 2: Cồng chiêng trong đời sống các dân tộc Tây Nguyên thời kỳ 1986 – 2011 Chương 3: Đặc điểm và giá trị của văn hóa cồng chiêng trong đời sống các dân tộc Tây Nguyên 1986 – 2011 6 Chương 1 CỒNG CHIÊNG TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC TÂY NGUYÊN TRƯỚC 1986 1.1. CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư * Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam, là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh với vị trí địa lý như sau: Tỉnh Kon Tum: Đây là tỉnh nằm phía Bắc cao nguyên Gia Lai – Kon Tum, một trong ba cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Kon Tum có chiều dài biên giới là 275km, tiếp giáp với Hạ Lào và phía Bắc Campuchia. Về phía Tây và phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai [6, 2]. Tỉnh Gia Lai: Đây là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Tây Nguyên, trên độ cao 600 – 800m so với mặt nước biển. Phía Bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp Campuchia với 90km đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên [6, 2]. Tỉnh Đăk Lăk: Nằm trên cao nguyên Đăk Lăk, một trong ba cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 – 800m so với mực nước biển. Phía Bắc và phía Đông giáp với Gia Lai, phía Nam giáp với Lâm 7 Đồng, phía Tây giáp với Campuchia và tỉnh Đăk Nông, phía Đông giáp với Phú Yên và Khánh Hòa [6, 2]. Tỉnh Đăk Nông: Tỉnh Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, đoạn cuối của dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, có độ cao trung bình 500m so với mực nước biển. Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông giáp Đăk Lăk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, và phía Tây giáp nước bạn Campuchia [6, 3]. Tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật… và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. + Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận + Phía tây giáp tỉnh Đồng Nai + Phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận + Phía Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk Tỉnh Lâm Đồng gồm hai cao nguyên: Lâm Viên và Di Linh. Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn [6, 3]. - Đất đai: Tây Nguyên là các cao nguyên xếp tầng với diện tích đất feralit hình thành trên đá badan chiếm diện tích 66% diện tích đất badan của cả nước. Vùng còn gần 3 triệu ha rừng, chiếm 21% sản lượng thủy năng của cả nước. Khoáng sản boxit với trữ lượng trên 3 tỉ tấn [3, 65]. - Khí hậu: Tây Nguyên có khí hậu rất đặc biệt. Khí hậu ở Tây Nguyên chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 8 Riêng thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đã được các nhà khí hậu học gọi là “thành phố của mùa xuân” vì nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày là 240C và nhiệt độ trung bình trong ngày thấp nhất là 150C. Lượng mưa trung bình là 1755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó mà ở đây có rất nhiều loài hoa. Đến với Tây Nguyên, du khách có dịp tham quan nhiều thác nước đẹp, những hồ nước thơ mộng trên cao nguyên, các khu rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử, các lễ hội độc đáo, ngắm nhìn cảnh sắc vừa nên thơ, vừa hùng vĩ của vùng đất đầy nắng và gió này. Và hơn thế nữa, du khách còn được hòa mình vào một không gian văn hóa đậm chất Tây Nguyên. * Dân cư Ở Tây Nguyên tập trung hơn 20 dân tộc cùng sinh sống như: Việt (Kinh), Êđê, M’Nông, Gia Rai, Cơ Ho, Bana, Giẻ Triêng, Xơ Đăng. Nùng… Đây là các dân tộc chính ở Tây Nguyên. Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm 1993, dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004, dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số). Riêng tỉnh Đăk Lăk, từ 350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485%. Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây Nguyên theo hai luồng: Di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần 1 nghìn hecta rừng tiếp tục bị phá) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường 9 xuyên dẫn đến xung đột. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã tăng 4,17 lần, chủ yếu là tăng cơ học. Hiện nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế và khoảng 5,5 đến 6 triệu người [16, 19]. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Điều kiện kinh tế Như đã nói ở trên, Tây Nguyên là các cao nguyên xếp tầng với diện tích đất feralit hình thành trên đá badan chiếm diện tích 66% diện tích đất badan của cả nước. Loại đất đó rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê của cả nước. Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (hơn 170 nghìn ha) [3, 65] và cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng với chất lượng cao. Đây cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đăk Lăk. Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Ở đây có liên hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước nên tài nguyên thủy năng của vùng lớn và sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng được nhà máy thủy điện Đa Nhim (160.000 kW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đray H’inh (12.000kW) trên sông Serepôk. Mới đây công trình thủy điện Yaly (700.000 kW) đưa lên điện lưới năm 2000 và đang có dự kiến xây dựng các công trình thủy điện khác như Bon Ron – Đại Ninh, Plây Krông [3, 64]. 10 Nhờ khí hậu thuận lợi, giao thông mở rộng, Tây Nguyên với những thắng cảnh độc đáo đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Du lịch cũng khá phát triển. * Xã hội Trong lịch sử của mình, các dân tộc Tây Nguyên có một nền nông nghiệp truyền thống với các hình thức đa dạng, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. Chính nếp sống gắn bó với nền nông nghiệp này đã duy trì các quan hệ xã hội, cộng đồng gia tộc mẫu hệ, phụ hệ, các quan hệ bình đẳng, dân chủ xã hội nguyên thủy. Đơn vị cư trú của các tộc người này là các plơi, plei, bon, buôn (tên gọi tùy theo từng dân tộc). Điều khiển mọi mặt cuộc sống của các plơi, plei, bon, buôn là hội đồng già làng. Tính chất của cộng đồng xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên kéo dài cho đến ngày nay [1, 14]. Nhìn chung, xã hội truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên như Êđê, M’Nông, Gia Rai… là xã hội mẫu hệ. Dòng họ mẹ thống trị mọi mặt trong đời sống xã hội như quyền thừa kế tài sản, hôn nhân và gia đình. Do vậy, luật tục là công cụ hữu hiệu để bảo vệ xã hội mẫu hệ, khẳng định vai trò của dòng họ nữ, khẳng định vị trí to lớn của người phụ nữ trong xã hội. Trong luật tục của phần lớn các dân tộc Tây Nguyên, mọi của cải trong gia đình do người phụ nữ quản lý, giữ gìn cho tổ tiên, dòng họ. Luật tục nói rõ: “Dù là cái chén sứ con, cái bát đồng nhỏ hay những đồ lặt vặt cũng không được cả gan đem bán đi để ăn mà phải mãi mãi cất giữ. Từ những cái gùi Gia Rai (có nắp đậy) đến những cái sọt, cái túi, cái nải và những đồ lặt vặt, người chị cả đại diện cho người mẹ là người có nhiệm vụ chăm nom, giữ gìn. 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét