Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Bước đầu tìm hiểu quan hệ trung quốc liên xô từ năm 1959 đến 1979

11 tiếp ra đời khi nhà Mãn Thanh đang ở giai đoạn mạt kì. Ngày 16/8/1858, hòa ước Aigoun đã cho phép người Nga đến tả ngạn song Hắc Long Giang. Như thế là lãnh thổ Siberie của nước Nga kéo dài đến tận Thái Bình Dương và cả miền đông bắc Trung Quốc. Ngoài Siberie, ở Tân Cương cũng vậy và dãy Pamir, biên giới Trung Quốc lùi dần. Sau cách mạng tháng 10/1917, nhà nước Xô Viết ra đời và thi hành đường lối đối ngoại tiến bộ với nội dung là: tích cực ủng hộ và giúp đỡ giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng dân chủ ở các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì mục tiêu hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong quan hệ với Trung Quốc, lập trường với Liên Xô là rõ ràng: những hiệp ước bất bình đẳng giữa phong kiến Trung Quốc và Nga Sa Hoàng phải được hủy bỏ. Sau đó, người Xô Viết đã bỏ lại tô giới của họ tại Hán Khẩu cùng những nhượng địa của Nga Sa Hoàng trước đây đã giành giật được trên lãnh thổ Trung Quốc. Hiệp ước Xô – Trung ngày 31/5/1924 đã ghi nhận điều đó. Năm 1921, ĐCS Trung Quốc được thành lập, từ đó trên vũ đài chính trị Trung Quốc xuất hiện hai lực lượng chính là QDĐ và ĐCS. Sau một thời kì hợp tác ngắn ngủi theo chính sách của QTCS, hai lực lượng này bước vào cuộc nội chiến, kéo dài kể từ năm 1927 – 1937. Năm 1937, một lần nữa thực hiện đường lối của Đại hội VII QTCS (1935), Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật lại được hình thành gồm ĐCS và QDĐ. Nhưng bởi những nguyên nhân của cuộc nội chiến ở Trung Quốc vẫn còn chưa phân định thắng bại nên sự tham gia của họ vào mặt trận này, nhất là phía QDĐ còn hạn chế, cầm chừng. Trong thời kì từ năm 1921 đến khi thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật, QTCS mà trụ cột là Liên Xô có ảnh hưởng lớn đến tiến trình cách mạng Trung Quốc, nhất là sự tác động đến quá trình hình thành đường lối của ĐCS Trung Quốc. Trong những năm kháng chiến chống Nhật 1937 – 1945, Liên Xô đã tiến hành viện trợ cho các lực lượng Trung Quốc, mặc dù số lượng còn hạn chế. Liên Xô chỉ trực tiếp chống Nhật vào giai đoạn cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ hai. 12 Theo đề nghị của Mỹ, Anh tại hội nghị Yanta tháng 2/1945, Liên Xô chấp nhận tham gia chiến tranh chống Nhật ba tháng sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Đến ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày 9/8/1945, các lực lượng Hồng Quân Liên Xô bắt đầu mở cuộc tấn công vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu. Ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng. Sau đó giữa chính quyền Moskva và chính quyền Tưởng Giới Thạch đã kí một bản “Hiệp định Xô – Trung” vào ngày 14/8/1945 qua đó: - Giữa hai nước Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Liên Xô hình thành một liên minh. - Đường sắt Trường Xuân thuộc chủ quyền chủ Trung Quốc và do công ty Xô – Trung quản lí. - Cảng Lữ Thuận sẽ được sử dụng làm quân cảng chung của Trung Quốc và Liên Xô. Ngoài ra Liên Xô được miễn thuế và tham gia quản lí cảng Đại Liên. - Ba tỉnh miền đông của Trung Quốc do quân đội của Liên Xô chiếm đóng và xử lí các vấn đề liên quan đến sự chiếm đóng đó. - Hai bên trao đổi công hàm nói rõ Mãn Châu và Tân Cương thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Như vậy, việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông, xuất kích một lực lượng hùng hậu đã đặt Nhật Bản vào thế thất bại hoàn toàn và giúp cho đất nước Trung Quốc thoát khỏi ách xâm lược. Về phía ĐCS Trung Quốc, lãnh tụ Mao Trạch Đông lên tiếng ủng hộ việc quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Mãn Châu. ĐCS Trung Quốc hoạt động mạnh ở vùng Đông Bắc. Hàng vạn quân của ĐCS do tướng Lâm Bưu chỉ huy tiến vào vùng này và phối hợp cùng quân đội Xô Viết từ Siberie xuống. Khi quân đội Liên Xô rút khỏi cùng này, ĐCS Trung Quốc đứng vững ở đó nhất là vùng Đông Bắc. Sự phát triển của ĐCS ở Mãn Châu gắn liền với những bước tiến của cuộc đấu tranh ở nơi khác (cả về quân sự và chính trị) và phần nào là dựa vào quan hệ với Liên Xô. 13 1.2.2. Quan hệ Trung Quốc – Liên Xô trong thời kì chiến tranh giải phóng Trung Quốc (1946-1949) Từ tháng 10/1945 ĐCS Trung Quốc tiến hành cuộc nội chiến cách mạng lần thứ ba. ĐCS Trung Quốc từ chỗ có 50 vạn quân mà đánh bại được 3 - 4 triệu của QDĐ phải kể đến ngyên nhân quan trọng là: sau chiến tranh chống Nhật, Liên Xô chuyển giao vùng Đông Bắc Trung Quốc, một vùng công nghiệp có vị trí chiến lược quan trọng cho ĐCS và chính quyền cách mạng quản lí, vùng này đã trở thành căn cứ của ĐCS, đồng thời chuyển giao toàn bộ vũ khí giải giáp đội quân Quan Đông của Nhật và một phần vũ khí của Liên Xô trước khi đội quan này rút về nước cho quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Những nhân tố nói trên đã có tác động sâu sắc làm thay đổi so sánh lực lượng ở Trung Quốc có lợi cho ĐCS. Đây là bối cảnh thuận lợi để ĐCS Trung Quốc giải phóng đất nước và thành lập nước CHND Trung Hoa. 1.2.3. Giai đoạn Trung Quốc bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội (19491959) 1.2.3.1. Vài nét về quan hệ ngoại giao Ngày 1/10/1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập thì ngay ngày hôm sau 2/10/1949 chính phủ Liên Xô đã ra tuyên bố công nhận. Ngày 3/10/1949, hai nhà nước thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ. Ngày 16/12/1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông dẫn đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Trung Quốc chính thức sang thăm Liên Xô. Trong thời gian đi thăm, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai đã tiến hành hội đàm với người đứng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô Stalin và một số nhà lãnh đạo khác thảo luận về những vấn đề chính trị và kinh tế liên quan tới hai nước. Sau hai tháng thương lượng, ngày 14/2/1950, đại biểu của hai nước đã kí vào bản “Hiệp ước đồng minh, hữu hảo và tương trợ Xô – Trung”. Nội dung của bản hiệp ước này là: hai bên thi hành những biện pháp cần thiết ngăn chặn tái diễn xâm lược và vi phạm hòa bình của phát xít Nhật, hai bên sẽ hỗ trợ nhau nếu một trong hai bên bị tấn công, hai bên sẽ không tham gia vào liên minh chống bên kia, hai nước sẽ ủng hộ các mối quan hệ kinh tế… 14 Sự kiện này, đánh dấu mối quan hệ đồng minh, hữu hảo và tương trợ lớn giữa hai nước XHCN lớn nhất, đánh dấu bước nhảy vọt trong quan hệ hai nước và mở ra một thời kì hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và Liên Xô. Phe XHCN từ đây lớn mạnh chưa từng thấy. Mối quan hệ này cũng góp phần hình thành cục diện mới ở châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung. Ngày 17/2/1950, trước khi lên đường về nước, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát biểu: “Tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước Trung – Xô được củng cố qua bản hiệp ước đồng minh này là không có gì phá vỡ nổi, không ai có thể chia rẽ chúng ta. Tình đoàn kết này, không những ảnh hưởng đến sự phồn vinh của hai nước Trung Xô mà còn tất yếu ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại, ảnh hưởng đến chính nghĩa và hòa bình thế giới”1. Nước Trung Hoa, từ đây, theo cách diễn đạt của Mao Trạch Đông đã chính thức “nghiêng hẳn về một bên” (nhất biên đảo), quan hệ với Liên Xô là trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Quan hệ đồng minh chiến lược Trung – Xô được thành lập không lâu thì ngày 25/6/1950 cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 là sự thử nghiệm chiến lược đầu tiên của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời, nó cũng là sự thử thách cho liên minh Trung – Xô vừa mới xác lập. Ngày 7/10/1950, quân đội Liên Hợp Quốc do Mỹ chỉ huy vượt vĩ tuyến 38 đánh lên bắc Triều Tiên. Ngày 26/10/1950, đội quân này tiến sát sông Áp Lục, bờ bên kia là lãnh thổ Trung Quốc. Cùng ngày, “Chí nguyện quân” Trung Quốc bắt đầu vượt sông Áp Lục để chi viện cho quân miền bắc Triều Tiên đang rút chạy. Về phía Liên Xô, đại diện Jacob Malik tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc tuyên bố sẽ phủ quyết nghị quyết của Mỹ, Anh, Pháp và 9 thành viên khác yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Triều Tiên. 1 “Tập văn kiện quan hệ đối ngoại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1959 – 1950”, tập 1, Thế giới tri thức xuất bản xã Bắc Kinh, 1961. Dẫn lại theo Lý Kiện, Trung – Xô – Mỹ cuộc đối đầu lịch sử, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, trang 69. 15 Ngày 14/12/1950, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo Nghị quyết của Ấn Độ về ngừng bắn ở Triều Tiên, cử một ủy ban ba người đến tiếp xúc với đại diện Trung Quốc là Ngũ Tu Quyền đang có mặt ở NewYork. Liên Xô và bốn nước Đông Âu Ba Lan, Bungari, Hunggari, Tiệp Khắc) đã bác bỏ nghị quyết này. Đại diện Ngũ Tu Quyền của Trung Quốc cũng bác bỏ. Ông nêu ra lập trường của Trung Quốc: điều kiện tiên quyết để có thể ngừng bắn là các bên phải trở lại vĩ tuyến 38, Hoa Kì phải từ bỏ Đài Loan, nước Trung Hoa vào LHQ. Ngay sau đó vào tháng 12/1950, Mỹ thi hành chính sách cấm vận đối với Trung Quốc. Ngày 20/1/1951, Mỹ đề nghị thảo luận với LHQ và ra nghị quyết tuyên bố Trung Quốc đã phạm tội xâm lược Triều Tiên. Liên Xô lại một lần nữa phản đối nghị quyết này (ngoài ra còn 4 nước Đông Âu kể trên và Ấn Độ, Miến Điện cũng bác bỏ). Các cuộc đàm phán về ngừng bắn Triều Tiên đã được bắt đầu từ tháng 7/1951, nhưng đàm phán kéo dài không có hy vọng đi tới giải pháp cụ thể là do những bất đồng quan điểm của hai bên về vấn đề trao đổi tù binh, lập ranh giới quân sự, rút quân đội nước ngoài…Phải chờ đến ngày 2/7/1953 một hiệp định đình chiến mới được kí kết tại Bàn Môn Điếm. Qua đó vĩ tuyến 38 được lấy làm ranh giới quân sự giữa hai miền Triều Tiên và một khu phi quân sự được thiết lập rộng 4 km sẽ ngăn cách hai bên. Qua cuộc chiến tranh Triều Tiên, hai nước Trung – Xô đã thể hiện sự nhất trí cao độ trong việc phản đối Mỹ và các nước tham chiến ở Triều Tiên, ủng hộ người anh em ở bắc Triều Tiên, cùng những cố gắng của hai nước trong vấn đề giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên. Về phía Liên Xô, họ luôn ủng hộ việc Trung Quốc tham chiến ở Triều Tiên và trên thực tế đã cung cấp một khối lượng lớn về viện trợ quân sự cho quân đội Trung Quốc. Sau khi hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được kí kết, ngày 28/7/1953, chính phủ Liên Xô đã gửi một bức điện mừng tới chính phủ Trung Quốc, trong đó có đoạn: “Việc kí kết hiệp định đình chiến ở Triều Tiên và kết thúc chiến tranh ở Triều Tiên là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Triều Tiên anh hùng và chí nguyện quân 16 Trung Quốc anh dũng”2. Trong bức điện đáp lại của chính phủ Trung Quốc gửi chính phủ Liên Xô ngày 31/7/1953, có đoạn viết: “Việc thực hiện đình chiến ở Triều Tiên là thắng lợi vĩ đại của mặt trận hòa bình dân chủ trên thế giới. Chính phủ và nhân dân Liên Xô đã đi đầu trong những nỗ lực không biết mệt mỏi để giải quyết vấn đề Triều Tiên”3. Cùng với việc thừa nhận nước CHND Trung Hoa, ngày 23/11/1949 đại diện Liên Xô ở Đại hội đồng LHQ tuyên bố Liên Xô không còn công nhận phái đoàn Trung Hoa Quốc Dân Đảng là người đại diện của Trung Quốc tại LHQ. Ngày 10/1/1950, Liên Xô đưa ra đề nghị không thừa nhận chính quyền Tưởng Giới Thạch và đòi khai trừ đại diện của Tưởng Giới Thạch ra khỏi LHQ, Hội đồng bảo an đã bác bỏ đề nghị này của Liên Xô. Sau đó, Liên Xô trả đũa bằng cách tẩy chay Hội đồng bảo an LHQ Và các cơ quan khác. Họ tuyên bố chính phủ Liên Xô từ chối tham gia thảo luận của Hội đồng bảo an và sẽ quyết định không tham gia chừng nào CHND Trung Hoa chưa giành được ghế thường trực của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Đại diện của Liên Xô Malik khẳng định Liên Xô không công nhận tính hợp pháp của bất cứ quyết định nào được tham gia của đại diện của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Đến hội nghị 4 nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô họp tại Berlin (2/1954) Chủ tịch hội đồng Liên Xô Malenkov đề nghị các nước công nhận CHND Trung Hoa nhưng không đạt kết quả. Đến hội nghị những người đứng đầu chính phủ nói trên tại Geneva vào tháng 7/7/1955, vấn đề đó lại được đưa ra nhưng phương Tây vẫn từ chối không chấp nhận CHND Trung Hoa vào LHQ và Liên Xô đã bác bỏ cùng các nước phương Tây xem xét tình hình ở các nước Đông Âu. Trong suốt thập kỉ 50, Liên Xô luôn tranh thủ mọi cơ hội vận động cho nước CHND Trung Hoa vào LHQ, những nỗ lực không biết mệt mỏi ấy đã được chính phủ và nhân dân Trung Quốc ghi nhận. 2 Huchishi, Hình mẫu Xô Viết hay con đường Trung Hoa, UB KHXH Việt Nam, Viện TT KHXH dịch, 1978, tr. 73. 3 Lý Kiện, Trung – Xô – Mỹ cuộc đối đầu lịch sử, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, tr. 88.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét