Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội ở xã thanh long (huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên) từ 1986 đến 2011

8 Thanh Long có con sông Bắc Hưng Hải, có một số ao hồ có thể phát triển nghề thủy sản. Ngành chăn nuôi gia cầm, gia súc cũng được phát triển. Nằm ở địa bàn có vị trí giao thông thuận lợi, là khu vực gần trung tâm của huyện, tiếp giáp với thị trấn Yên Mỹ, do đó Thanh Long có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và nhất là làng nghề truyền thống. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi trên cho phép Thanh Long phát triển một nền kinh tế đa dạng, nhất là kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển làng nghề truyền thống. Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Long đã và đang phát huy những tiềm năng, thế mạnh vốn có của mình để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng mảnh đất nơi đây thành một vùng quê giàu đẹp, hiện đại và văn minh. 1.1.2. Dân cƣ Nằm ở khu vực được khẳng định là một trong những cái nôi của nền văn minh Việt cổ, có nhiều chứng tích lịch sử để có thể khẳng định rằng, từ rất sớm con người đã bắt tay khai phá, tạo dựng cơ nghiệp, mở mang làng xóm ở Thanh Long, dần dần dân số ngày một đông. Theo kết quả điều tra dân số năm 1927 thì xã Thanh Long có 9.985 người. Mật độ dân số 2.589 người/ km2. Cơ cấu dân số trẻ, số người dưới độ tuổi lao động (1 - 15 tuổi) là 34,7%, trong độ tuổi lao động (16 - 60 tuổi) là 56%, ngoài độ tuổi lao động (60 tuổi trở lên) là 9,3 %. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, tốc độ gia tăng dân số hàng năm lên tới 1,8% đã tạo ra lực lượng lao động dồi dào, được bổ sung đáng kể hàng năm là một lợi thế của Thanh Long để phát triển kinh tế - xã hội. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên 90% dân số trong xã còn mù chữ song hiện nay dân số biết chữ là 100%, trong đó dân số có trình độ phổ thông cơ sở trở lên, nhiều người có trình độ cử nhân, tiến sĩ… Đây là nguồn nhân lực, nguồn chất xám dồi dào để phát triển sản xuất kinh tế - xã hội ở Thanh Long. 9 Ở mỗi làng trong xã có những sắc thái riêng. Người dân Long Vỹ năng động, tháo vát trong làm ăn kinh tế, buôn bán. Người dân Châu Xá, Thượng Tài chất phác, thuần hậu. Người dân Đặng Xá, Thụy Lân hiếu học, chuộng văn học, tao nhã, có chí. Song trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, những giá trị, những tinh hoa văn hóa của nhân dân trong xã cùng là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, anh dũng không sợ hi sinh gian khổ, luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiến vươn lên cùng với đó là sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Đó là nét đẹp đồng thời là truyền thống quý báu của con người Thanh Long. 1.2. SỰ HÌNH THÀNH XÃ THANH LONG VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1.2.1. Sự hình thành xã Thanh Long Xã Thanh Long ngày nay là kết quả hình thành và phát triển từ một vùng quê của người Việt cổ, trải qua quá trình lịch sử cả ngàn năm cùng những bước thăng trầm của lịch sử. Xã Thanh Long được thành lập trên cơ sở hai xã cũ là Thanh Nga (thuộc tổng Đồng Than) và Đông Xá (thuộc tổng Tử Dương), hai tổng này đều thuộc huyện Yên Mỹ cũ. Thanh Nga gồm ba thôn: Nhân Lý (thường gọi là làng Nga), Đặng Xá (thường gọi là làng Đừng hay Cheo Vàng) và thôn Châu Xá. Đông Xá cũng bao gồm ba thôn: Long Vỹ (thường gọi là làng Đội hay Long Vỹ văn hiến), thôn Thụy Lân (thường gọi là Đồng Bãi) và thôn Thượng Tài. Xã Thanh Long với tư cách là một đơn vị hành chính cấp cơ sở như hiện nay cũng trải qua một quá trình biến đổi. 10 Năm 1956, trong quá trình tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, chính phủ đã lấy các thôn: Châu Xá, Đặng Xá, Nhân Lý, Long Vỹ, Thụy Lân, Thượng Tài để thành lập xã Thanh Long. Xã Thanh Long ngày nay chính thức được hình thành và ổn định. Thanh Long nằm ở khu vực được khẳng định là một trong những cái nôi của nền văn minh Việt cổ. Có một số chứng tích lịch sử để có thể khẳng định rằng, từ rất sớm con người đã bắt tay vào khai phá, tạo dựng cơ nghiệp, mở mang làng xóm ở Thanh Long. Như xã Đồng Than xưa tên Nôm gọi là làng Thơn, ra đời từ rất sớm. Nghiên cứu địa danh học ở Thanh Long thấy rằng một số làng xã cổ ở đây thường có tên chữ và tên Nôm. Tên Nôm thường dùng là tên các loài thủy tộc hay sự vật gần gũi với đời sống của cư dân làm nghề săn bắt các trên sông hồ, đầm ao… Theo các nhà Địa danh học, Sử học và Dân tộc học thì làng vừa có tên nôm, lại vừa có tên chữ ở nước ta thường được ra đời từ thời Hùng Vương, muộn nhất là vào thời Bắc thuộc. Cho đến ngày nay, trên mảnh đất Thanh Long đã phát lộ một số di tích văn hóa cổ. Dù chỉ là những phát hiện lẻ tẻ về những công cụ đồng thau, chì lưới bằng đất nung… Ở các xã Đồng Than, Minh Châu, Thanh Long, Trung Hưng, Việt Cường cho phép phác họa diện mạo phân bố dân cư của huyện Yên Mỹ thời đại các vua Hùng. Các tín hiệu khảo cổ học chính là những vật chứng đích thực về những làng xóm cổ xưa. Như vậy, mảnh đất này từ hàng ngàn năm về trước đã là điểm dừng chân, quần cư của dòng người Việt cổ từ vùng rừng núi phía Bắc xuống khai phá đồng bằng, khi đó còn là đầm lầy, rừng rậm. Qua quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống mới, dần dần cộng đồng dân cư hình thành làng xã ra đời. Về quy mô của làng xã Thanh Long xa xưa chưa khảo cứu được tường tận, chưa tìm thấy tài liệu thành văn nào cụ thể. Chỉ biết rằng trước năm 1945, 11 Thanh Long gồm hai xóm hay còn gọi là “nhất xã nhị thôn”. Đó là hai thôn (xóm): Thanh Nga và Đông Xá. Truyền ngôn các dòng họ ở Thanh Long cho biết, tổ tiên của các dòng họ đều có nguồn gốc từ Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…đến. Có những dòng họ không nhớ nguồn gốc từ đâu. Hiện nay ở Thanh Long có tới trên 10 họ, trong đó có dòng họ Nguyễn, Lê, Hoàng, Đặng, Trần, Đỗ là những họ lớn và cư ngụ ở đây đã trên 12 đời. Trong lịch sử, dân số của xã đã trải qua những biến động cơ học rất lớn. Nhiều dòng họ có nguồn gốc lâu đời đã chuyển đi nơi khác. Song lại có rất nhiều người mới từ nhiều miền tới khai hoang, lập trại, làm ăn sinh sống. Dù là đến trước hay sau, nhân dân Thanh Long luôn một lòng đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Qua các dấu tích văn hóa và lịch sử cùng các tài liệu khảo cổ học, chứng tỏ rằng hàng ngàn năm về trước, ông cha ta đã tới vùng đất này quần cư lập nghiệp từ rất sớm, hình thành nên một vùng quê hoàn chỉnh từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến những phong tục tập quán, cùng các thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo. Từ chiếc nôi miền quê Thanh Long ấy, người Thanh Long tỏa ra mọi vùng đất, đem tài, đem sức đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. 1.2.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa 1.2.2.1. Truyền thống lịch sử cách mạng Truyền thống lịch sử cách mạng xã Thanh Long hòa vào dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam với những truyền thống lịch sử, cách mạng hào hùng, truyền thống văn hiến lâu đời và thật giàu bản sắc văn hóa. Trong tiến trình lịch sử lâu dài ấy, truyền thống yêu nước và đoàn kết của nhân dân Thanh Long đã kết tinh thành một dòng chảy liên tục. Từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước, người dân Thanh Long đã đồng lòng đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước. 12 Ngay buổi đầu công nguyên, vào đời vua Hùng thứ 6, giặc Ân đem quân xâm lược nước ta, trai tráng và dân làng Thanh Long đã tích cực tham gia đánh thắng giặc Ân xâm lược. Kiên cường đấu tranh chống lại quân xâm lược nhà Tần. Trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân đã dũng cảm chiến đấu trong đạo quân nghĩa dũng. Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, chính nơi đây đã thành điểm chủ yếu, đối phó của chính quyền Hán, quân Lương. Năm 548, vào thời Triệu Việt Vương khi quân Lương xâm lược. Trước sức tấn công của quân xâm lược, nhân dân Thanh Long cũng như nhân dân các xã lân cận đã bền bỉ đấu tranh, giải phóng quê hương xã tắc. Vào thế kỉ X, nước ta rơi vào sự đô hộ của chính quyền phong kiến phương Bắc, nhân dân Thanh Long nói riêng đã luôn sát cánh cùng triều đình phong kiến dân tộc chống lại sự xâm lược đô hộ của phương Bắc. Từ thế kỉ XIX, cùng với cả nước, Thanh Long lầm than dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Với truyền thống quật cường, lòng yêu nước thiết tha, nhân dân Thanh Long lại tích cực hưởng ứng các phong trào khởi nghĩa chống Pháp. Truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất của nhân dân Thanh Nga - Đông Xá đã được khơi dậy và phát huy dưới ánh sáng soi đường của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới đường lối cách mạng đúng đắn sáng suốt của Đảng, nhiều cơ sở và phong trào cách mạng xã được xây dựng. Trải qua những bước thăng trầm nhưng vẫn không ngừng vững chắc đi lên. Ngày 19 5 - 1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập, những tư tưởng cách mạng của Đảng thông qua chương trình hoạt động của mặt trận đã được lan truyền tới nhân dân trong xã. Đầu năm 1944, đồng chí Tuấn Đạt - một cán bộ Việt Minh cơ sở khu an toàn Bãi Sậy đã tìm cách lui tới thôn Nhân Lý để gây thêm đầu mối cho cách mạng. Nhiều thanh niên, học sinh thôn Nhân Lý như Hà Văn Phúc là người địa phương đầu tiên được tuyên truyền giác ngộ vào tổ chức 13 Việt Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh, nhân dân Thanh Long đã nổi dậy giành chính quyền từ tay địch. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng sản thông qua mặt trận Việt Minh, toàn thể nhân dân Thanh Long cũng như nhân dân của cả nước đã nhanh chóng biết chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, tiến hành Tổng khởi nghĩa làm nên kỳ tích vĩ đại là thành công trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, độc lập chưa được bao lâu nhân dân Thanh Long lại cùng nhân dân cả nước bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp gian khổ kéo dài 9 năm (1945 - 1954). Đây là nơi giao tranh ác liệt giữa ta và địch, chúng mưu toan mở rộng vùng chiếm đóng, dùng hệ thống Tháp canh hương đồn để bình định. Song cuộc đấu tranh giữa nhân dân và chính quyền địch vẫn diễn ra quyết liệt và cuối cùng hòa chung với thắng lợi của cả nước, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Thanh Long đã giành được thắng lợi vẻ vang. Sau chín năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi vẻ vang, trong không khí tưng bừng náo nức của ngày hội giải phóng dân tộc, nhân dân Thanh Long tiếp tục bắt tay vào cuộc xây dựng khôi phục nền kinh tế - xã hội, xây dựng Chủ nghĩa xã hội tích cực chi viện cho miền Nam và bảo vệ miền Bắc, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Những chiến thắng vang dội ấy mãi là niềm tự hào, là dấu son tô thắm truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm giữ nước, giữ nhà của người dân Thanh Long, là động lực to lớn thôi thúc Đảng bộ, nhân dân toàn xã nỗ lực phấn đấu vươn lên xây dựng phát triển quê hương ngày càng đổi mới, đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của cả nước, tạo nền tảng cho quê hương Thanh Long ngày càng vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét