Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền nam việt nam từ 1954 đến 1975

Khóa luận tốt nghiệp 11 Hình thức đại sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến đã không phát triển được tiềm năng đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp ở miền Nam lớn hơn ở miền Bắc song do lối kinh doanh lạc hậu nên năng suất lúa trong thời kỳ này không tăng, sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng diện tích trồng cây. Sự phát triển chế độ đại sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến ở Nam Kỳ chẳng những làm cho nền sản xuất nói chung không phát triển lên được mà nó còn đào hố sâu ngăn cách giữa nông dân và địa chủ, thúc đẩy nông dân vùng dậy đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng để lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân phong kiến xóa bỏ chế độ đại sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội đem lại một cuộc đổi đời chưa từng có đối với mỗi người dân Việt Nam. Sau khi giành được chính quyền và ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề ruộng đất cho nông dân. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, nông dân đã thực hiện từng bước cải cách dân chủ, thu hẹp dần thế lực kinh tế và chính trị của giai cấp địa chủ. Ở miền Nam, phong trào kháng Pháp của nhân dân lên rất cao. Nông dân miền Nam đã nổi dậy đấu tranh chống lại sự thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, chống lại áp bức của địa chủ phong kiến, thực hiện cải cách dân chủ từng phần. Trước khí thế đấu tranh của nhân dân, hầu hết trung và đại địa chủ đã bỏ vào thành phố, ruộng đất của chúng đã về tay nông dân. Vận dụng chính sách ruộng đất của Đảng, Đảng bộ miền Nam một mặt tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian phản động chia cho dân nghèo, vận động địa chủ hiến điền và thực hiện giảm tô. Mặt khác, Đảng bộ cũng chủ trương tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân. Những chủ trương đó được quán triệt và thực hiện trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và đã đạt được những kết quả to lớn. Tính đến 10/1954 số SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 12 ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian phản động và ruộng đất vắng chủ đã được cách mạng cấp và tạm giao cho nông dân khoảng 750.000 ha ruộng đất. Cùng với việc chia cấp ruộng đất, việc thực hiện giảm tô ở nông thôn miền Nam có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, nâng cao đời sống của nông dân tá điền. Trong những năm (1946 - 1954) mức tô ở nông thôn miền Nam đã giảm từ 25 đến 50% so với mức tô trước Cách mạng tháng Tám. Rõ ràng qua chính sách giảm tô, chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng, hình thức sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến ở miền Nam đã bắt đầu quá trình tan rã và sụp đổ. Nông dân được chia cấp và tạm giao ruộng đất, đời sống được cải thiện. Thành quả về ruộng đất mà nông dân lao động miền Nam giành được từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp thắng lợi mới chỉ là kết quả bước đầu. Tình hình ruộng đất ở miền Nam đã có sự thay đổi nhưng chế độ đại sở hữu ruộng đất vẫn chưa bị xóa bỏ hẳn, phần lớn địa chủ mới bỏ chạy vào thành phố chứ chưa bị tiêu diệt. Nông dân được chia ruộng đất nhưng mới chỉ là tạm giao. Tuy vậy, thành quả cách mạng ruộng đất từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại ảnh hưởng sâu sắc đối với nông dân miền Nam, tạo nguồn sức mạnh vô tận cho cuộc chiến đấu chống Mỹ sau này. 1.2. BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN TRƢỚC NĂM 1959 1.2.1. Chính sách ruộng đất của Mỹ - Diệm Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác biệt nhau: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam Việt Nam tạm thời đặt dưới sự cai trị của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Ngay từ khi tiến hành công cuộc “bình định” miền Nam, đế quốc Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm lên cầm đầu chính quyền Sài Gòn và ráo riết thực hiện âm mưu biến miền Nam SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 13 Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Cả miền Nam bị dìm trong máu lửa. Trong hàng loạt chính sách phản cách mạng của chính quyền tay sai Mỹ ở miền Nam thì “Cải cách điền địa” đã được đặt lên hàng “quốc sách” và được coi là “then chốt của cuộc cách mạng kinh tế ở miền Nam”. Trong hai năm 1955 - 1956, chính phủ Mỹ đã cử một phái đoàn cố vấn do W. Latdinxky sang miền Nam Việt Nam giúp chính quyền Sài Gòn soạn thảo chính sách ruộng đất. Báo “Công luận” Sài Gòn ra ngày 7/7/1969 cho biết : Từ năm 1955 đến 1960, Mỹ đã viện trợ 12 triệu đôla cho chính quyền Sài Gòn để thực hiện “Cải cách điền địa” ý đồ của Mỹ thông qua cuộc cải cách ruộng đất này là nhằm tranh thủ lôi kéo nông dân và tạo ra tầng lớp tư sản nông thôn kinh doanh theo kiểu Mỹ hơn là duy trì giai cấp địa chủ canh tác theo lối cổ hủ. Tuy nhiên do ý thức bảo thủ muốn duy trì chế độ địa chủ và chế độ sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến ở nông thôn để làm chỗ dựa mới chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho ra đời một chính sách ruộng đất không đúng với ý đồ của Mỹ. Chính sách “Cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm được thể hiện trong ba đạo dụ: Dụ số 2 (8/1/1955), dụ số 7 (5/2/1955), dụ số 57 (22/10/1956). Ngô Đình Diệm chia cuộc “Cải cách điền địa” ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1955 - 1956): thi hành quy chế tá điền Giai đoạn 2 từ năm 1956: “tư hữu hóa nông dân”, “tiểu điền chủ hóa tá điền” Giai đoạn 1 được đánh dấu bằng hai đạo dụ sau đây: Dụ số 2 ra ngày 8/1/1955 quy định: - Lập khế ước tá điền loại A (đối với ruộng thực đang làm) - Thời hạn khế ước là 5 năm - Mức tô từ 15 đến 25 % SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 14 - Bãi bỏ ủy ban điều giải đã được thành lập theo dụ số 20 của Bảo Đại để thay vào đó bằng “Ủy ban nông vụ” từ tổng, quận đến tỉnh. Do cai tổng, quận trưởng, tỉnh trưởng làm chủ tịch, có đại diện của địa chủ, nông dân tham gia để giải quyết các vụ tranh chấp đất đai hướng đến lập khế ước. Theo lời của sách báo chính quyền Diệm thì nội dung cơ bản của dụ số 2 là “việc lập khế ước tá điền là để bảo vệ quyền lợi tá điền” Dụ số 7 ra ngày 5/2/1955 ra đời nhằm hoàn chỉnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân trên cơ sở dụ số 2. Nếu như dụ số 2 quy định việc ký khế ước tá điền với loại ruộng thực đang làm thì dụ số 7 quy định việc ký khế ước với ruộng bỏ hoang. Trong vòng một tháng, kể từ khi dụ này được ban hành địa chủ phải khai báo về việc khai thác ruộng đất không trồng trọt của mình và trực tiếp cho tá điền mượn ruộng theo khế ước loại B. Trường hợp vắng mặt hoặc địa chủ cam kết không khai thác lại ruộng đất sẽ được cấp cho những người di cư, cựu binh hoặc tá điền khai thác trong thời hạn 3 năm. Người được cấp phải ký khế ước tá điền loại C với hội đồng hương chính được miễn tô trong năm đầu, năm thứ hai phải đóng 1/2 tô, năm thứ ba đóng 3/4 tô. Địa chủ có thể trở lại bất cứ lúc nào để tiếp tục thi hành khế ước. Ruộng công của làng cũng cho mướn theo khế ước loại C (đối với ruộng hoang như trường hợp địa chủ vắng mặt) Giai đoạn hai của cuộc “Cải cách điền địa” tiếp tục được thực hiện thông qua dụ số 57 ra ngày 22/10/1956: Dụ số 57 quy định mỗi địa chủ chỉ được giữ lại 100 ha ruộng đất ngoài ra có thể giữ thêm 15 ha làm ruộng hương hỏa. Trong số 115 ha này địa chủ có quyền lựa chọn bất cứ thửa ruộng nào tùy ý. SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 15 Ruộng “truất hữu” được chính phủ Sài Gòn bồi thường theo giá hiện hành, tiền bồi thường sẽ trả 10% bằng tiền mặt số còn lại trả bằng tín phiếu với lãi 5% hàng năm trong 12 năm. Số ruộng “truất hữu” này sẽ đem bán cho những người thiếu ruộng mỗi hộ không quá 3 ha. Người mua phải trả tiền mua đất trong 6 năm, trong thời gian ấy ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của chính quyền Diệm. Trong vòng 10 năm đất không được cho mướn hay đem bán lại. Như vậy qua dụ số 57 và hai đạo dụ số 2, số 7 có thể tóm tắt nội dung “Quốc sách cải cách điền địa” của Diệm trong hai điểm: 1. Xác định bằng pháp lý mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền (dụ số 2 và dụ số 7) cụ thể là quy định một loạt mẫu khế ước tá điền cho các trường hợp mướn ruộng của địa chủ, mướn ruộng công hay mướn ruộng bỏ hoang trong đó có ấn định mức tô phải nộp. 2. Ấn định một giới hạn vừa phải có lợi cho chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, giúp họ bán đi những ruộng đất vượt quá giới hạn đó [3, tr.36]. Thông qua những nét cơ bản trên, ta thấy các đạo dụ mà chính quyền Mỹ - Diệm đưa ra cũng không hề đi xa hơn các đạo dụ mà Pháp - Bảo Đại đã từng nêu ra, có chăng chỉ là sự bổ sung và sửa đổi về chi tiết. Xét về bản chất, cả hai cuộc cải cách điền địa này đều mang tính chất cải lương chủ nghĩa. Đặt trong hoàn cảnh của miền Nam Việt Nam thời kỳ bấy giờ, nó không những là một lực lượng kìm hãm sự phát triển của lịch sử mà còn là một bước thụt lùi trong lịch sử, một thủ đoạn phản cách mạng. 1.2.2. Sự phục hồi quan hệ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ miền Nam Việt Nam từ 1954 đến trƣớc năm 1959 Trong điều kiện lịch sử của miền Nam Việt Nam, nơi đã tiến hành một bước quan trọng cuộc cách mạng ruộng đất do giai cấp công nhân lãnh đạo từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: “Vấn đề nông dân mà nội dung là vấn SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 16 đề ruộng đất đã được đặt ra và giải quyết theo đường lối cách mạng, giai cấp địa chủ ở miền Nam căn bản đã bị xóa bỏ, kết cấu giai cấp nông thôn miền Nam đã thay đổi người nông dân đã thật sự làm chủ ruộng đồng, làm chủ ruộng đất thì các đạo dụ “Cải cách điền địa” của Diệm thực tế là muốn kéo lùi bánh xe lịch sử” [13, tr.258]. Núp dưới chiêu bài “khế ước tá điền” Mỹ Diệm nhằm: “ hợp pháp hóa việc tước đoạt ruộng đất của nông dân xóa bỏ ảnh hưởng của cách mạng trong nông thôn miền Nam, khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ” [9, tr.17]. Các loại ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã tạm cấp, tạm giao cho nông dân nghèo, nay theo dụ số 2 và dụ số 7 của Diệm đều phải lập lại khế ước tá điền. Mặt khác, trong khi mà mức tô trên phần lớn ruộng đất còn phát canh đã bị giảm xuống dưới mức 25% hoa lợi, có nhiều trường hợp chỉ còn từ 10 - 15% thì việc áp dụng mức tô của dụ số 2 (15 - 25% hoa lợi) có nghĩa là chính quyền Diệm đã cho phép tăng tô một cách phổ biến. Như vậy, việc lập “khế ước tá điền” - giai đoạn 1 của cuộc “Cải cách điền địa” ở miền Nam đã: “đoạt lại cho giai cấp đại chủ và thực dân trên 65 vạn ha mà chính quyền cách mạng đã trao cho nông dân, khôi phục lại chế độ tá canh bắt hàng chục vạn hộ nông dân quay trở lại vị trí tá điền” [13, tr.36]. Cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm trong thực tế đã không chia cấp ruộng đất cho tá điền như cách mạng đã làm, mà tá điền phải mua ruộng đất với giá qui định. Trong dụ “Cải cách điền địa” thì mỗi năm nông dân phải trả 2000 đồng tương đương 50 giạ lúa. Đây là một điều khó thực hiện được với nông dân nghèo. Cuối cùng họ lại mất ruộng. Rõ ràng, chính sách ruộng đất của Diệm không đem lại ruộng đất cho tá điền mà chỉ quy định lại hình thức tá điền trong giai đoạn mới. Được chính quyền Diệm che chở, lợi dụng chính sách “Cải cách điền địa”, những địa chủ chạy vào thành phố trong thời kỳ kháng chiến chống thực SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét