Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Tục kết chạ, kết bạn trong lễ hội vùng quan họ bắc ninh

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 phân tích tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp xã hội học…để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu. Ngoài ra do yêu cầu của đề tài phải sưu tầm chọn lọc, sử dụng nhiều loại tư liệu khác nhau và liên quan đến phong tục trong Quan họ, để thấy được ý nghĩa của nó đối với đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh. Do vậy đề tài còn sử dụng phương pháp luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, để đảm bảo tính khoa học của đề tài. 6. Đóng góp của đề tài * Về mặt lí luận: Đề tài đã cung cấp những kiến thức cơ bản về nét văn hóa của tục kết chạ, kết bạn trong lễ hội vùng Quan họ Bắc Ninh, góp một tiếng nói mang tính khoa học hòa chung vào các công trình nghiên cứu trước đây về văn hóa Bắc Ninh nhằm làm sâu sắc hơn phong tục truyền thống trong Quan họ. * Về mặt thực tiễn: Đề tài này cũng góp phần vào quảng bá rộng rãi hơn các giá trị văn hóa Quan họ tới bạn bè trong và ngoài nước, cũng như việc tìm hiểu và khai thác giá trị văn hóa của dân ca Quan họ Bắc Ninh. Và đề tài cũng đã cung cấp kiến thức thực tiễn về tục kết chạ, kết bạn trong lễ hội vùng Quan họ Bắc Ninh đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của những người quan tâm tới loại hình nghệ thuật này. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần nội dung có hai chương: Chương I: Cơ sở hình thành tục kết chạ kết bạn trong lễ hội vùng Quan họ Bắc Ninh Chương 2: Tục kết chạ, kết bạn trong lễ hội vùng Quan họ Bắc Ninh NguyÔn ThÞ Loan 7 Khoa LÞch sö Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TỤC KẾT CHẠ, KẾT BẠN TRONG LỄ HỘI VÙNG QUAN HỌ BẮC NINH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT BẮC NINH 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Dân ca Quan họ Bắc Ninh vốn là một thành tố văn hóa làm nên bản sắc văn hóa xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh và đã trở thành một trong những di sản văn hóa độc đáo, quý giá của nước ta và thế giới. Dân ca Quan họ không chỉ đơn thuần là lời ca, tiếng hát giai điệu mà đi kèm với nó còn là những sinh hoạt mang tính tập tục. Vì vậy, nó tự tạo thành một loại hình sinh hoạt văn hóa được coi là văn hóa Quan họ. Để nghiên cứu về văn hóa Quan họ với những tập tục văn hóa tiêu biểu trước hết chúng ta phải có sự tìm hiểu về vùng đất con người nơi mà đã sản sinh ra loại hình văn hóa đặc biệt này. Bắc Ninh xưa là vùng đất phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô, Hà Nội ngày nay. Là cái nôi sinh thành dân tộc và văn hóa của người Việt cổ tức nền văn minh sông Hồng. Trải qua trường kì lịch sử đất nước và dân tộc, vùng đất này mang những tên gọi khác nhau và địa bàn rộng hẹp khác nhau. Đó là đất bộ Vũ Ninh của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc dưới triều Hùng Vương - An Dương Vương và đến thời Bắc thuộc là vùng đất thuộc huyện Luy Lâu - Long Biên của quận Giao Chỉ sau là Giao Châu. Thời Lý - Trần là Bắc Giang đạo. Thời Lê là Kinh Bắc đạo sau đổi là trấn rồi xứ Kinh Bắc. Thời Nguyễn là trấn Bắc Ninh sau đổi là tỉnh Bắc Ninh. Thời Pháp thuộc là hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Từ năm 1963 đến năm 1996 là tỉnh Hà Bắc, từ năm 1997 hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang được tái lập. Song nói đến xứ Bắc - Kinh Bắc thì tỉnh Bắc Ninh ngày nay là địa bàn cốt lõi của xứ Bắc - Kinh Bắc xưa. Đây là một vùng NguyÔn ThÞ Loan 8 Khoa LÞch sö Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 đất rộng, nằm trong vùng văn hóa, văn minh châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, giáp ranh với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Thái, Hải Hưng ngày nay. Bắc Ninh ngày nay phía Bắc giáp với Bắc Giang, phía Nam giáp với Hưng Yên và Hà Nội, phía Đông giáp với Hải Dương, phía Tây giáp với Vĩnh Phúc, Hà Nội. Địa hình của vùng đất Kinh Bắc vươn dài bao bọc lấy Thăng Long. Miền đất này xứng đáng được lịch sử và cả nước giao cho trọng trách là “Đất phên dậu phía Bắc của Thăng Long” [20; 11]. Nơi đây là quê hương và điểm xuất phát của nhà Lý dòng tộc đầu tiên biết xây dựng nhà nước hoàn chỉnh, tôn giáo nguyên thủy và ngoại lai cũng lấy mảnh đất này khai hoa kết quả. Bắc Ninh có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi với mạng lưới sông ngòi dày đặc. Tiêu biểu là ba hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình. Ngoài ra còn có các con sông cổ như sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương, sông Dân. Những dòng sông cổ hiền hòa đầy ắp phù sa này đã bồi đắp nên những cánh đồng màu mỡ và đã tạo nên nét đẹp của nền văn hóa sông nước chất duyên dáng lãng mạn cho dân ca Quan họ. Vì vậy, đã sớm thu hút cư dân Việt cổ về đây sinh cơ lập nghiệp. Theo sách “Không gian văn hóa Quan họ bảo tồn và phát huy”cũng có ghi: “Chính ở vào vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ít bão lụt lớn nên con người vùng đất này sớm tạo dựng nên làng mạc trù phú và văn hiến” [11; 699]. Đây chính là nôi để người dân vùng Quan họ sáng tạo nên những giá trị văn hóa cho riêng mình . Vùng đất này còn là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thủy bộ Nam - Bắc, Đông - Tây nó đã tạo cho nơi đây sớm có mối quan hệ giao thông trao đổi tiếp xúc kinh tế văn hóa với nhiều vùng của đất nước, kể cả nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ và vài nước phương Tây. Điển hình là Luy Lâu là một trung tâm giao thương từ rất sớm của vùng Bắc Ninh. Việc NguyÔn ThÞ Loan 9 Khoa LÞch sö Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 trao đổi buôn bán thương nghiệp nó không đơn thuần là nhu cầu trao đổi hàng hóa mà còn xuất hiện nhiều yếu tố văn hóa để sau đó tác động vào đời sống con người. Hơn nữa đến khi hình thành những làng nghề thủ công truyền thống chuyên sản xuất một mặt hàng đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng thì càng chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế với những sự thay đổi phong phú và năng động của quan hệ sản xuất hàng hóa. Do vậy đây là tiền đề vật chất quan trọng để phát sinh, phát triển những nhu cầu văn hóa tinh thần không thể thiếu của con người. Đó là việc giao lưu văn hóa với nhau trong đó có văn hóa Quan họ. 1.1.2. Kinh tế - xã hội Dù ở bất kỳ thời kỳ lịch sử nào thì kinh tế bao giờ cũng là yếu tố nền tảng quyết định và quy định đời sống tinh thần xã hội. Nếu xứ Đoài mang tính bán sơn địa với địa hình, cảnh quan về kinh tế và văn hóa nương rẫy thì xứ Bắc chủ yếu là vùng đồng bằng trung châu xen kẽ đồi núi thấp. Cảnh quan thiên nhiên đẹp, có núi sông có đồng bằng rộng, bằng phẳng mở rộng về xứ Đông và Nam. Vì thế mà Bắc Ninh có tiềm năng cả về đất đai sông ngòi, núi rừng nên sớm trở thành một vùng kinh tế có cả thế mạnh về đồng bằng, trung du, miền núi và đặc biệt quan trọng là cư dân Bắc Ninh có truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động.. Ở Bắc Ninh với điều kiện tự nhiên ưu đãi như đất đai, sông ngòi, vị trí địa lí và nhiệt độ nên nơi đây sớm được con người tụ cư định cư khai thác kinh tế nông nghiệp lúa nước từ khá sớm. Từ mấy ngàn năm trước, người Việt cổ đã cư trú lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu…nay còn lại hệ thống các di chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn hóa Đồng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn phân bố rộng khắp với nhiều loại hình phong phú: Di chỉ cư trú xưởng thủ công, mộ táng…Đó là dấu tích những làng xã của cư dân Việt cổ sống chủ yếu bằng nghề canh tác NguyÔn ThÞ Loan 10 Khoa LÞch sö Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 nông nghiệp trồng lúa nước. Căn cứ vào các hạt gạo cháy và mảnh trấu tại các di chỉ khảo cổ học có niên đại cách ngày nay trên dưới 3 nghìn năm. Chúng ta biết được rằng Bắc Ninh là một trong các địa phương có nghề trồng lúa nước rất sớm ở nước ta. Xứ Bắc hay Kinh Bắc được dân gian ca ngợi là một vùng quê trù phú: “Ai lên xứ Bắc mà trông Đất lành gạo trắng nước trong thay là” [11; 700] Bắc Ninh nổi tiếng với hàng chục giống lúa Thơm, lúa tốt cùng với những cây hoa màu như: Lạc, đỗ, vừng, thuốc lá, dâu tằm và các cây ăn quả khác. Đã có một vùng cư dân chuyên trồng dâu chăn tằm được mang tên vùng Dâu (làng Dâu) tức trung tâm Luy Lâu, nay thuộc huyện Thuận Thành ở bờ Nam sông Đuống. Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm canh tác lại cần cù lao động nên năng suất lúa ở đây khá cao so với các địa phương khác trên đất nước. Chính năng suất lúa cao đã tạo cho cơ sở vật chất ở đây tương đối sung túc đến một mức độ tạo thuận lợi cho sự phát triển văn hóa. Trong đó hội hè nở rộ tưng bừng vào bậc nhất trong cả nước trong những ngày hội xuân thu nhị kì sinh hoạt văn hóa Quan họ là hoạt động trung tâm nổi bật rộng khắp trong toàn vùng Quan họ. Nghề nông phát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành nghề thủ công vào bậc nhất nước ta. Người ta đã tìm thấy ở chân núi Tiêu (Từ Sơn) di chỉ xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá với những mũi khoan, hạt chuỗi, hoa tai bằng đá ngọc. Đây là di chỉ xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá lớn nhất tìm thấy được ở nước ta thuộc văn hóa Phùng Nguyên (cách đây trên dưới 4 nghìn năm). Đặc biệt, ngay trong thành cổ Luy Lâu trung tâm của vùng Dâu đã tìm thấy mảnh khuôn đúc trống đồng và hàng loạt di vật bằng đồng như: NguyÔn ThÞ Loan 11 Khoa LÞch sö Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Trống đồng, dao găm, dìu với hoa văn đẹp độc đáo hay căn cứ vào những viên chì lưới bằng đất nung tìm thấy dưới lòng sông Dâu và những di vật trên công trường đá Bãi Tự ngày nay cho ta biết được người xứ Bắc đã tinh xảo trong nghề thủ công đúc đồng, chế tác đồ trang sức, làm gốm từ cách đây rất lâu. Sử sách cũng đã ca ngợi Bắc Ninh là vùng đất “Trăm nghề”. Sách “Kinh Bắc phong thổ” được viết vào thời Lê Trung Hưng đã ghi lại trăm làng nghề của xứ Kinh Bắc. Nhiều nơi hình thành các làng nghề sản phẩm bán ra cả vùng và cả nước, đội ngũ thợ thủ công đông đảo nhiều người có tay nghề cao. Chúng ta phải kể đến các làng nghề như gốm Thổ Hà, Đại Tâm, đúc đồng Đại Bái, rèn sắt ở Đa Hội, Quế Nham, cày bừa ở Đông Xuất, làng thợ nề Viêng Tiêu, nghề mộc chạm khắc gỗ ở Tiên Sơn, Phù Khê…Hiện nay, nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống ở Đồng Kị đã xuất khẩu đi nhiều nơi như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và một số thị trường khác hiện nay, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ với những nguyên liệu vẽ tranh làm từ tự nhiên trên giấy Gió phát triển. Nhiều làng nghề truyền thống còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay và trở thành một thành phần kinh tế mũi nhọn của địa phương như: Trạm khắc gỗ Đồng Kị, giấy Phong Khê, đúc đồng Đại Bái, rèn sắt Đa Hội, đem lại cuộc sống sung túc cho người dân nơi đây. Nghề nông và các nghề thủ công nghiệp phát triển lại nằm ở đầu mối giao thông thuận lợi nên từ xa xưa nơi đây đã phát triển giao lưu buôn bán. Thời Hùng Vương bộ Vũ Ninh cũng là đầu mối thông thương kinh tế phát đạt. Thời Bắc thuộc Luy Lâu - Long Biên là trung tâm đô hộ của Hán tộc là cửa ngõ thông thương với phương Bắc. Thời phong kiến tự chủ cũng như thời Pháp thuộc Kinh Bắc nằm kế cận Thăng Long - Hà Nội. Đây đều là các trung tâm buôn bán lớn với nhiều loại hàng hóa phong phú và đa dạng. Vì vậy, những vùng đất này đã thu hút rất nhiều khách buôn cả trong nước cũng như ngoài nước. NguyÔn ThÞ Loan 12 Khoa LÞch sö

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét