Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của hoa kỳ dưới thời tổng thống g w bush so với tổng thống b clinton

11 kiện cho thấy những bất ổn trong quan hệ Mỹ- Nga, Mỹ -Trung đều bắt nguồn hoặc có nguyên nhân sâu xa từ sự thay đổi trong chính sách của Mỹ. Nhiều xung đột, điểm nóng trên thế giới đều có bàn tay can thiệp hoặc dính líu của Mỹ. Điều đó làm Nga và Trung Quốc lo ngại, phản ứng lại Mỹ. Thứ ba, xu thế hợp tác và đấu tranh tiếp tục phát triển và thể hiện rõ trong những vấn đề mới, đặc biệt là vấn đề chống khủng bố. Vấn đề khủng bố phát triển mạnh trên phạm vi toàn cầu với mức độ ngày càng ác liệt, tần số gia tăng. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trong những năm gần đây gây cho thế giới nhiều bất ổn, gây thiệt hại cho nhiều quốc gia về kinh tế lẫn chính trị... Một số nƣớc đã lợi dụng khủng bố để can thiệp bằng quân sự vào các nƣớc có chủ quyền, hoặc đe dọa tấn công nếu các nƣớc đó không hợp tác hay không phục tùng chiến dịch khủng bố. Nạn khủng bố là nguy cơ toàn cầu, hầu nhƣ tất cả các quốc gia đều hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố. Song, việc tiến hành chiến tranh chống khủng bố theo cách mà Mỹ áp đặt không tạo đƣợc sự đồng thuận giữa các nƣớc, ngay cả những nƣớc đồng minh truyền thống của Mỹ cũng lên tiếng lo ngại Mỹ tấn công dân thƣờng... Thứ tư, xu thế hoà hoãn, thoả hiệp để phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. Trƣớc đây, trong thế giới hai cực của Chiến tranh lạnh, mỗi nƣớc không thuộc cực bên này thì sẽ thuộc cực bên kia. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hòa bình, hòa hoãn, thậm chí là cả thỏa hiệp giữa các nƣớc để không cho chiến tranh nổ ra, tạo điều kiện để phát triển kinh tế nổi lên thay thế cho xu thế đối đầu trong thời kì Chiến tranh lạnh. Đặc biệt, sự kiện nƣớc Mỹ bị khủng bố ngày 11/9/2001, đã buộc các nƣớc có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đối ngoại của mình. Hầu hết các nƣớc lên án chủ nghĩa khủng bố. Sự thống nhất cơ bản về lợi ích giữa các nƣớc trong cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế đã tạo ra sự nhất trí mang tính tạm thời trong quan hệ quốc tế hiện đại. Lợi dụng mục tiêu của cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ đã lôi kéo các nƣớc lớn và các nƣớc nhỏ trở thành đồng minh của mình trên cơ sở đó để chi phối các nƣớc này hòng thực hiện mƣu đồ của mình. 12 Nhƣ vậy, có thể nói những đặc điểm và xu hƣớng của quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI phần nhiều là sự tiếp nối của nhiều đặc điểm và xu thế đã đƣợc hình thành dần dần từ trong và sau chiến tranh lạnh, nhƣng đồng thời cũng bị chi phối bởi những đặc điểm mới. Mặc dù, có những vấn đề mới nảy sinh về khủng bố, về lợi dụng chiêu bài chống khủng bố để can thiệp... nhƣng sự phân tích tổng thể về tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, về quan hệ giữa các nƣớc lớn... đều cho thấy xu thế hoà bình ổn định hợp tác để phát triển vẫn nổi trội. Các nƣớc lớn nhỏ, phát triển- đang phát triển đều tập trung vào mục tiêu kinh tế, phát triển nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho quốc gia của mình, làm tăng vị thế quốc gia của mình trên trƣờng quốc tế. 1.2 Bối cảnh nƣớc Mỹ đầu thế kỉ XXI 1.2.1 Về an ninh- chính trị Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dƣới một hệ thống hai đảng cầm quyền gần nhƣ suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hƣởng chi phối là Đảng Dân chủ (đƣợc thành lập năm 1824) và Đảng Cộng hòa (thành lập năm 1854). Hệ thống hai đảng của Mỹ, kể từ cuối năm 1960 chứng kiến sự phân cực hoá nhanh đã tác động, ảnh hƣởng sâu sắc lên chính sách đối ngoại. Trong môi trƣờng chính trị phức tạp nhƣ vậy, kết quả của cuộc bầu cử năm 2000 đã càng làm tăng thêm sự bất ổn chính trị trong nội bộ nƣớc Mỹ. Trong cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi năm 2000, G.W.Bush là ứng cử viên của Đảng Cộng hoà, Thống đốc bang Têxas và là con trai của cựu tổng thống H.W.Bush, đã giành đƣợc thắng lợi sít sao trƣớc Phó Tổng thống Al Gore- ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Tổng thống G.W.Bush thắng cử với 271 phiếu bầu đại cử tri, trong khi Al Gore đạt 266 phiếu. Tuy nhiên, Al Gore lại đạt đƣợc số phiếu bầu phổ thông với 48,4%, cao hơn so với Bush (47,9%) [38, 252]. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nƣớc Mỹ, kể từ năm 1888, một tổng thống đắc cử nhận đƣợc số phiếu phổ thông ít hơn so với ngƣời thất cử. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1876, ngƣời 13 giành đƣợc số phiếu đại cử tri cao hơn phải trải qua một cuộc tranh tụng gay gắt trƣớc khi đƣợc công nhận thắng cử bằng phán quyết đầy khó khăn của Toà án Tối cao. G.W.Bush nhậm chức tổng thống trong bối cảnh chia rẽ, bè phái giữa các bang ủng hộ và không ủng hộ ông trong chiến dịch tranh cử, có nguồn gốc sâu xa từ sự khác biệt về văn hoá xã hội. Do đó, tổng thống Bush lên nắm quyền chịu một sức ép tâm lí khá nặng nề mà theo một số chuyên gia Mỹ cho rằng: Đây cũng là một cuộc khủng hoảng chính trị của nƣớc Mỹ và đó cũng là điều khó khăn trƣớc hết mà tổng thống mới đƣơng đầu. Tổng thống Bush phải cố gắng để có đƣợc sự hỗ trợ từ phía Quốc hội và dƣ luận của dân chúng với chính sách đối ngoại. Thêm vào đó, cuộc tấn công khủng bố vào nƣớc Mỹ ngày 11/9/2001 là sự kiện đặc biệt quan trọng trong lịch sử thế giới đầu thế kỷ XXI, tác động đến sự thay đổi trong chiến lƣợc an ninh của Mỹ. Sáng ngày 11/9/2001, lực lƣợng khủng bố tiến hành đồng loạt các vụ tấn công bằng máy bay vào tòa Tháp Đôi của Trung tâm thƣơng mại thế giới (WTC) ở New York và Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở thủ đô Washington. Có thể thấy mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố là nhằm vào các trung tâm đầu não của Mỹ ở New York và Washington -biểu tƣợng sức mạnh kinh tế, chính trị, tài chính, giá trị của Mỹ và phƣơng Tây. Cuộc tấn công không chỉ gây thiệt hại lớn về ngƣời và của mà còn gây chấn động sâu sắc về tâm lí đối với Mỹ, các nƣớc phƣơng Tây và cộng đồng quốc tế nói chung. Sự kiện 11/9 đã phá vỡ huyền thoại về sự an toàn của nƣớc Mỹ trƣớc sự tấn công xâm phạm của kẻ thù bên ngoài trong suốt hơn 200 năm qua. Mảnh đất Hoa Kỳ vốn luôn đƣợc coi là bất khả xâm phạm với hai đại dƣơng bao bọc và đƣợc bảo vệ bởi một lực lƣợng quân sự bất khả chiến bại giờ đã không còn nữa. Tâm lí ngƣời Mỹ đã bị tổn thƣơng. Khi đó "cả NATO, cả hệ thống phòng thủ tên lửa cũng chẳng giúp gì đƣợc cho họ". 1.2.2 Về kinh tế Kinh tế Mỹ vẫn đang chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Điều đáng chú ý là nền kinh tế Mỹ đã có sự biến đổi về chất, đã có khả năng kéo dài chu kì tăng 14 trƣởng và vƣợt qua chu kì suy thoái, khủng hoảng một cách nhanh chóng và vững chắc. GDP của Mỹ chiếm 31,2% GDP toàn cầu, tỷ trọng kinh tế Mỹ hàng năm tăng 10%, đạt 31% năm 2000. Xu hƣớng chung cho thấy nền kinh tế Mỹ gắn chặt với nền kinh tế thế giới. Gần 1/3 tăng trƣởng GDP hàng năm của Mỹ là nhờ vào xuất khẩu. Các xí nghiệp của Mỹ kinh doanh trên toàn cầu chiếm tới 60% tống số xí nghiệp Mỹ. Sự bành trƣớng toàn cầu của tƣ bản Mỹ diễn ra mạnh mẽ cùng với sự bành trƣớng về chính trị và quân sự. Các công ty xuyên quốc gia khổng lồ của Mỹ phát triển nhanh chóng, nắm phần lớn của cải thế giới, chuyển mạnh sang lũng đoạn các ngành công nghệ cao và tài chính tiền tệ thế giới. Nền "kinh tế mới" của Mỹ đang có sức sống mạnh mẽ. Do vậy, Mỹ cũng là nơi đƣợc các công ty nƣớc ngoài hoan nghênh nhất. Nhờ đó, lƣợng đầu tƣ vào Mỹ cũng chiếm một vị trí đáng kể. Về tài chính: Mỹ hiện là nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong các thiết chế tài chính, thƣơng mại thế giới nhƣ: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)... Nền kinh tế Mỹ có sức cạnh tranh rất lớn. Đồng đô la Mỹ chiếm hơn 60% giao dịch thƣơng mại toàn cầu và cũng là đồng tiền dự trữ quốc gia chủ yếu của hầu hết các nƣớc trên thế giới. Thị trƣờng chứng khoán của Mỹ có vai trò trung tâm trong đời sống tài chính, tiền tệ toàn cầu. Biến động trên thị trƣờng chứng khoán New York có tác động rất lớn đến thị trƣờng chứng khoán ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đến cuối năm 2000, nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy thoái, Hoa Kỳ buộc phải tuyên bố kinh tế suy thoái bắt đầu từ tháng 3/2001, kết thúc giai đoạn phát triển "thần kì" của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Chỉ số chứng khoán Mỹ cũng sụt giảm đáng kể, lạm phát tiếp tục tăng trong khi thâm hụt mậu dịch không giảm, thâm hụt cán cân thƣơng mại ở mức độ nghiêm trọng vẫn tiếp tục là một nguy cơ lớn, thất nghiệp tăng vọt [27, 103]. Thêm vào đó là những thiệt hại vật chất và nhân lực gây ra do vụ khủng bố 11/9/2001. Sự kiện 11/9 làm sụp đổ niềm tin của giới kinh doanh và 15 ngƣời tiêu dùng, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới các ngành: giao dịch trên thị trƣờng vốn gián đoạn và các chỉ số chứng khoán bị biến động mạnh, ngành hàng không có nguy cơ phá sản hàng loạt, ngành bảo hiểm ƣớc tính chi trả 25-30 tỷ đô la cho các nạn nhân trong vụ khủng bố. Các đối tác thƣợng mại làm giảm khả năng tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài của Hoa Kỳ. Chẳng hạn nhiều ngƣời lo ngại rằng khi EU thành một khối thƣơng mại thì sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trƣờng của Hoa Kỳ. Một thế giới gồm những hệ thống thƣơng mại khu vực cạnh tranh nhau sẽ làm giảm sự phát triển và hƣng thịnh của Hoa Kỳ hơn là một nền kinh tế thế giới mở. Khía cạnh này rất quan trọng đối với sự điều chỉnh việc lựa chọn chính sách hay cân bằng quyền lực của Hoa Kỳ. Những thay đổi trong chính sách vĩ mô đã đƣợc dự báo trƣớc cùng với việc ông Bush thuộc Đảng Cộng hoà lên làm tổng thống. Chính quyền mới dành ƣu tiên hàng đầu cho chính sách tài khoá (Chƣơng trình cắt giảm thuế khổng lồ), đảo ngƣợc các chính sách ƣu tiên thời tổng thống Clinton. Những tác động của sự kiện 11/9 càng thúc đẩy các bƣớc chuyển trong tƣ duy chính sách của chính quyền mới: vai trò của nhà nƣớc tăng lên. Các ƣu tiên nguồn lực chuyển từ khu vực dân sự sang quân sự. Đầu tƣ tƣ nhân chuyển dịch sang quốc phòng an ninh. Tuy vậy, kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tiềm lực kinh tế mạnh là cơ sở vô cùng quan trọng, là chỗ dựa vững chắc để chính phủ Mỹ có thể đƣa ra cũng nhƣ thực hiện các chiến lƣợc. Đó chính là ƣu thế để Mỹ dựa vào chi phối nhiều quốc gia trên thế giới. Trong kế hoạch thực hiện đi đến ngôi vị bá chủ thế giới của Mỹ, kinh tế chính là nhân tố mũi nhọn, đóng vai trò quyết định nhất. 1.2.3 Về khoa học công nghệ Mỹ vốn là đất nƣớc có lịch sử phát triển cao về khoa học công nghệ. Nếu nhƣ trong các cuộc chiến tranh lớn của nhân loại, các bên mải mê tham chiến thì Mỹ là nƣớc duy nhất đầu tƣ cho phát triển khoa học công nghệ. Cùng với việc nƣớc Mỹ có điều kiện thuận lợi là nằm cách xa chiến trƣờng 16 chính châu Âu nên đất nƣớc Mỹ hầu nhƣ không phải chịu tác động của chiến tranh mà có điều kiện để tập trung cho phát triển. Bên cạnh đó, chính sách trọng dụng nhân tài mà các nhà cầm quyền Mỹ đƣa ra đã khiến Mỹ trở thành "miền đất hứa" đối với các nhà khoa học. Nƣớc Mỹ đã thu hút đƣợc đông đảo các nhà khoa học, nhà bác học từ khắp nơi trên thế giới. Chính vì vậy, trình độ khoa học kĩ thuật của Mỹ đã tiến bộ vƣợt bậc. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Mỹ đi đầu trong cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới. Chính quyền G.W.Bush đƣợc thừa hƣởng một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cho nƣớc Mỹ- khoa học công nghệ. Mỹ là nƣớc đi đầu trong 20/29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...[21, 60]. Hơn 40% số vốn đầu tƣ của thế giới vào công nghệ tin học, tức là khoảng 220 tỉ đô la là của ngƣời Mỹ. Số máy tính tính theo mỗi ngƣời lao động ở Mỹ cao gấp 5 lần so với châu Âu và Nhật Bản cộng lại [28, 30].Năm 2000, tỉ trọng của ngành tin học trong GDP của Mỹ là hơn 80%. Công nghiệp tin học đã trở thành ngành công nghiệp lớn nhất của Mỹ và đóng góp hơn 35% vào sự tăng trƣởng kinh tế của Mỹ [21, 65]. Ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ bằng 7 nƣớc giàu nhất sau Mỹ cộng lại và chiếm 40,6% của tổng chi phí toàn cầu là 652 tỉ đô la [21, 59]. Mỹ là nƣớc đứng đầu thế giới về số lƣợng nhà khoa học đƣợc nhận giải thƣởng Nôben; là nƣớc có nhiều thành công nhất về nghiên cứu khoa học cơ bản và sáng chế phát minh. Bằng phát minh khoa học của Mỹ chiếm 60% toàn bộ số bằng phát minh khoa học trên thế giới [21, 59]. Đặc biệt, Mỹ đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực quân sự và tạo ra những loại vũ khí tối tân nhất để có thể tham chiến. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã đƣa nƣớc Mỹ trở thành đất nƣớc của sự hiện đại mà cả thế giới hƣớng đến. Sự phát triển đó cũng làm tăng thêm sức mạnh cho nƣớc Mỹ dễ dàng "qua mặt" các nƣớc khác trong cuộc chạy đua trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và quân sự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét