Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

So sánh quan điểm cứu nước của phan bội châu và phan châu trinh

Giai cấp nông dân chiếm đại đa số trong nhân dân, trước kia dưới chế độ phong kiến, họ đã bị áp bức bóc lột nặng nề, đến lúc này họ lại bị thêm tầng áp bức mới nữa của đế quốc xâm lược, do đó sức phản kháng của họ càng mạnh, ý chí chiến đấu của họ càng cao. Họ là đội quân chủ lực của mọi cuộc kháng chiến chống Pháp và chống bè lũ phong kiến tay sai đầu hàng giặc suốt từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và về sau nông dân vẫn là đại đa số nhân dân trong nước là đội quân hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cũng làm xã hội Việt Nam nảy sinh những giai cấp, tầng lớp mới như: công nhân, tiểu tư sản, tư sản. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời cùng với thời kì thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Họ sống tập trung đông, số phận cũng cực khổ không kém gì cuộc đời nông dân trước đây. Thay vào thuế và sưu dịch là sự bóc lột theo lối tư bản rất khắc nghiệt của bọn chủ. Họ làm việc cả ngày lẫn đêm trong điều kiện rất thiếu thốn. Những công trường xí nghiệp của thực dân Pháp và tư sản Việt Nam mới mở trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã thu hút hàng ngàn người lao động làm thuê. Năm 1909, tổng số công nhân toàn quốc lên tới 550.000 người. Với số lượng tương đối đông đảo và chất lượng biểu hiện ở tính tập trung cao, làm việc trong guồng máy tư bản chủ nghĩa, kĩ thuật hiện đại, có tính đấu tranh chống kẻ thù chung. Công nhân Việt Nam có những điều kiện cần và đủ để hình thành một giai cấp. Tuy vậy giai đoạn này công nhân nước ta đang ở trong giai đoạn tự phát, là lực lượng cơ bản của cách mạng, chưa trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Nó sẽ lớn lớn lên nhanh chóng sau cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất và nhất là từ những năm 20 trở về sau. Nó sẽ trở thành giai cấp vì nó và phất cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đi lên toàn thắng sau này. Nền kinh tế Việt Nam cũng sản sinh ra tầng lớp tư sản dân tộc đầu tiên. Đó là các chủ xí nghiệp, xưởng thủ công rải khắp ba kì, nhưng đông nhất là các chủ hàng buôn bán hàng nhập khẩu của Pháp hoặc hàng nội hóa. Họ bị tư sản Pháp chèn ép và chính quyền thực dân kìm hãm nhưng vì quá phụ thuộc vào kinh tế của Pháp và chưa thoát li được lối bóc lột phong kiến nên họ không dám ra mặt chống Pháp và mong muốn sự cải tổ để dễ làm ăn. Thêm vào đó là tình trạng quá yếu ớt về thế lực kinh tế của họ, cho nên trong cuộc vận động cách mạng dân tộc dân chủ đầu thế kỉ XX, họ chưa có vai trò gì mà cũng chưa tỏ rõ thái độ. Biểu hiện tích cực nhất của họ đối với cách mạng chỉ là một vài hành động hảo tâm ủng hộ Quang Phục hội, Đông Kinh Nghĩa Thục. Một tầng lớp khá đông đảo cũng xuất hiện trong giai đoạn này đó là tầng lớp tiểu tư sản thành thị, gồm tiểu chủ, thợ thủ công, tiểu thương, những viên chức nhỏ…, đồng lương của họ tuy ít nhưng vẫn còn dễ chịu hơn người nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị. Tuy nhiên với mức sinh hoạt đắt đỏ cuộc sống của họ cũng eo hẹp, lại bấp bênh luôn bị đe dọa bởi nạn mất mùa đói kém hoặc những chính sách kinh tế, chính trị thất thường của chính quyền thực dân. Vì vậy họ cũng mong muốn đất nước được độc lập, cuộc sống được đảm bảo và nhân cách được tôn trọng. Ý thức này đặc biệt mạnh trong những người ít nhiều có trí thức như công chức nghèo, kí lục, nhà giáo, thanh niên học sinh. Nhiều người đã tham gia tích cực vào công cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX, nhưng do địa vị kinh tế và chính trị trung gian họ không đủ khả năng đóng vai trò chủ động trong cuộc vận động cách mạng này. Tầng lớp có vai trò tích cực nhất trong cuộc cách mạng đầu thế kỉ XX là lớp trí thức nho học mới, xuất hiện trong quá trình phân hóa lớp sĩ phu cũ. Sau những thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, lớp sĩ phu có tâm huyết với nạn nước trải qua những thử thách lớn. Nhiều người chán nản trước thời cuộc, một số tuy không mất hết khí tiết nhưng lại tỏ ra bi quan bế tắc: “Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ Mây trắng về đâu nước chảy xuôi” (Nguyễn Khuyến “Hoài cổ”) Một số khác vẫn giữ vững lòng ưu ái với quốc dân, họ vẫn hun đúc lòng căm thù kẻ cướp nước, nung nấu tâm can tìm ra một con đường cứu nước. Vào lúc đó tiếng vang của nhiều biến cố lớn từ bên ngoài dội vào: Cuộc Vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu (Trung Quốc), ảnh hưởng của “Tân thư”, “Tân văn” truyền cho họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng. Sự ra đời của nền kinh tế tư bản dân tộc, sức mạnh hơn hẳn của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa so với kinh tế phong kiến càng củng cố thêm quyết tâm của họ. Họ đã mạnh dạn mở cuộc vận động cách mạng giải phóng đất nước theo con đường dân chủ tư sản. Những sĩ phu yêu nước lớp mới này đã lãnh trách nhiệm lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta trong khi xã hội chưa sản sinh một giai cấp lãnh đạo thực sự tiên tiến. Tình hình phân hóa giai cấp trong xã hội ta hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sẽ là tiền đề quan trọng đối với việc tìm hiểu tính chất phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX cũng như tìm hiểu tư tưởng các lãnh tụ phong trào ấy Tóm lại âm mưu và chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là nhằm nắm độc quyền nền kinh tế Đông Dương, khai thác bóc lột được nhiều lợi nhuận của nền kinh tế nước ta, trong khi vẫn duy trì nền kinh tế phong kiến, hạn chế kìn hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, quá trình chủ nghĩa tư bản hóa diễn ra chậm chạp không triệt để. Nhưng những năm đầu thế kỉ XX, kinh tế-xã hội vẫn có sự chuyển biến mới. Những yếu tố của nền kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa tạo cơ sở tiền đề cho tư tưởng, đường lối cách mạng dân chủ tư sản thâm nhập vào nước ta. 1.1.2. Bối cảnh lịch sử thế giới Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản chính trên thế giới đã dần dần phát triển thành Đế quốc chủ nghĩa. Trong các nước này, mâu thuẫn giai cấp do chủ nghĩa đế quốc sinh ra ngày càng trở nên sâu sắc, giai cấp công nhân đã chuyển mình mạnh mẽ và đã tiến hơn một bước trong việc đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó các nước Phương Đông chậm tiến hơn, nhiều tư tưởng cách mạng - những tư tưởng đã sớm phát sinh ở các nước Phương Tây từ thế kỉ trước - từ đây mới phát triển mạnh mẽ và tác động đến các nước Phương Đông thuộc địa và nửa thuộc địa. Tư tưởng đó thể hiện rõ rệt nhất ở cuộc Duy Tân Minh Trị nước Nhật Bản năm 1868, tiếp theo là ở Trung Quốc với trào lưu tư tưởng có tính chất cải lương tư sản của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu sôi nổi một thời, rồi đến các cuộc vận động cách mạng của Tôn Trung Sơn mà đỉnh cao nhất của nó là cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm “Châu Á thức tỉnh”. Đúng như Lênin đã nhận định “Ở Châu Á một phong trào dân chủ đang phát triển và đang lớn mạnh ở khắp mọi nơi, giai cấp tư sản ở đây vẫn còn đi với nhân dân để chống lại thế lực phản động”. [12, tr.24]. Hàng trăm người tỉnh ngộ hướng về độc lập tự do, phong trào cách mạng ở Châu Á đã gây nên sự hào hứng đối với cả những công nhân giác ngộ. Những tư tưởng ấy đã thông qua cuộc vận động duy tân ở Trung Quốc qua các Tân thư, Tân báo, cũng như cuộc cải cách Minh Trị duy tân ở Nhật Bản và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX 1.1.2.1. Cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản (1868) Nhật Bản trước năm 1868, là nước phong kiến đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Do có sự tiếp xúc với người Hà Lan ở đảo Deshima (Naiasaki) từ trước nên sau khi chính quyền Tokugawa nới rộng việc cấm lưu hành sách tìm hiểu về khoa học kĩ thuật phương Tây, phong trào Hà Lan học ra đời từ đó. Những học giả Hà Lan do bất mãn với chính sách đóng cửa của chính quyền Mạc Phủ nên từ chỗ chỉ tìm hiểu về Hà Lan đã chuyển sang tìm hiểu cả các nước Châu Âu khác, điều giúp cho người dân Nhật Bản thấy được sự cần thiết của việc mở cửa thông thương với thế giới bên ngoài. Đồng thời các nhà Hà Lan học còn đề nghị chính quyền phong kiến Nhật Bản cần phải áp dụng khoa học kĩ thuật và vũ khí của phương Tây để có thể đương đầu với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Ngoài ra, những người theo tư tưởng Hà Lan học còn chủ trương khuếch trương mậu dịch để biến nước Nhật thành một nước có tiềm lực kinh tế hùng mạnh như các nước tư bản phương Tây. Vào thời điểm mà các nước phương Đông đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược bất cứ lúc nào thì việc thực thi chính sách bế quan tỏa cảng của chính quyền Mạc Phủ đã trở nên lỗi thời. Mãi đến khi một hạm đội Hải quân của Mĩ bao gồm 4 chiếc thuyền do 4 đô đốc Matthew Calbraith.Perry chỉ huy cập bến cảng Upara (thuộc vịnh Tôkio) thì chính quyền Mạc Phủ mới chấp nhận mở cửa. Trong những năm 1860-1861, chính quyền Mạc Phủ đã cử các phái đoàn sang Mỹ và Châu Âu với mục đích học tập văn minh phương Tây. Tuy nhiên, do chính quyền Mạc Phủ kí kết các điều ước thông thương với phương Tây không có sự thỏa thuận của Thiên Hoàng cùng với việc cho phép các nước phương Tây được hưởng quyền lãnh sự tài phán và quyền ưu đãi tối huệ quốc, nên đã gây ra sự bất mãn trong quảng đại quần chúng nhân dân. Một số Vương quốc Tây Nam, nơi có nền kinh tế hàng hóa phát triển đã nhân cơ hội đó muốn phục hồi lại quyền lực cho Thiên Hoàng đã tiến hành cuộc đấu tranh loại trừ ảnh hưởng của các nước phương Tây. Khẩu hiệu được nêu lên lúc này là “ủng hộ Thiên Hoàng đánh đuổi ngoại quốc”, song do không nhận được ủng hộ của chính quyền Mạc Phủ nên khẩu hiệu trên đã mang một nội dung hoàn toàn mới là lật đổ chính quyền Mạc Phủ. Đấy là cơ sở tiền đề dẫn đến sự xung đột giữa chính quyền Mạc Phủ với các lực lượng chống đối ở các Vương quốc Tây Nam, đưa đến sự thành công của cuộc cải cách nổi tiếng trong lịch sử gọi là Minh Trị Duy Tân. Điều cần thấy ở đây là ngay trong thời kì thống trị của chính quyền Mạc Phủ, Thiên Hoàng Komei đã hai lần đứng ra dàn xếp mối quan hệ căng thẳng giữa các Vương quốc Tây Nam với chính quyền Mạc Phủ. Trong lần thứ hai, chính quyền Mạc Phủ chấp nhận lời đề nghị của Thiên Hoàng và tự tính ngày 10-5-1863 sẽ tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các nước đã tấn công vào các tàu thuyền của nước ngoài đi qua eo biển Shimoioseki. Do tương quan lực lượng chênh lệch nên các vương quốc Tây Nam đành chấp nhận thất bại. Sau sự kiện đó các vương quốc Tây Nam thay đổi lập trường chống phương Tây bằng cách dựa vào phương Tây để hiện đại hóa lực lượng quốc phòng. Điều đó làm Mạc Phủ cũng thấy cần thiết dựa vào Pháp để tăng cường quân sự nên đã nhượng bộ Pháp trong nhiều vấn đề. Chính sách thỏa hiệp của chính quyền Mạc Phủ làm Nhật Bản có nguy cơ trở thành thuộc địa của Pháp đã gây nên sự chống đối quyết liệt của các vương quốc Tây Nam. Đến lúc này chính quyền Mạc Phủ đã trở thành vật cản đối với sự phát triển của đất nước. Chính vào thời điểm này Thiên Hoàng Komei qua đời. Người kế vị là thái tử Mutsuhio đã cho phép các vương quốc Tây Nam tiến hành cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền Mạc Phủ. Tháng 1-1868, các vương quốc Tây Nam giành được quyền thắng lợi nhất định ở Sekigahara. Ngày 3-1-1868 chính quyền mới của Thiên Hoàng được thành lập mở đầu cho kỉ nguyên mới trong lịch sử Nhật Bản-kỉ nguyên Minh Trị. Sau khi lên nắm quyền, Minh Trị tiến hành cuộc cải cách trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quốc phòng và văn hóa giáo dục. Trong đó phương châm của Minh Trị là học hỏi khoa học kĩ thuật phương Tây kết hợp với truyền thống Nhật Bản. Nhờ đó, Nhật Bản không những giữ được thế cân bằng trong quan hệ với các nước tư bản Âu-Mỹ mà còn bảo toàn được chủ quyền dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ. Đến những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một cường quốc tư bản ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nhật Bản đã trở thành đế quốc da vàng. Các công ty độc quyền xuất hiện tuy vẫn còn mang nhiều tàn tích của chế độ phong kiến. Đó là đặc trưng của con đường tư bản hóa mà nước Nhật dựa trên sự cấu kết quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản. Chế độ đại địa chủ tồn tại dưới hình thức bóc lột nặng nề, sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn rất sâu sắc. Đời sống nhân dân lao động cực khổ, khiến thị trường trong nước bị co hẹp, bọn tư bản Nhật phải tăng cường chính sách xâm lược để tìm kiếm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét