Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của giai cấp tư sản việt nam đối với phong trào cách mạng thời kì 1919 1945

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Thơm K34A Sử triển. Đại địa chủ Bắc Kì chiếm 17% diện tích cấy lúa Bắc Kì. Ruộng đất tập trung mạnh nhất vào tay đại địa chủ Nam Kì chiếm tới 34% tổng diện tích cấy lúa ở Nam Kì. Sự tập trung ruộng đất vào tay địa chủ với nhiều hình thức bóc lột phong kiến nặng nề, đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nhân công với giá rẻ mạt, kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp dân tộc Việt Nam và là một hình thức cho địa chủ tập trung nhiều tiền của trong tay. Địa chủ đã sử dụng số tiền này vào việc cho vay và mở rộng thêm đồn điền, trại, ấp, phát canh cho nông dân tá điền. Đã có không ít địa chủ dùng tiền của tích lũy được lập hội buôn, mở xưởng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xu hướng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ đã phát triển, lúc đó cũng đã có một số ít địa chủ tư sản hóa. Từ sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), sự tập trung ruộng đất vào tay địa chủ ngày càng nhiều, nhất là ở Nam Kì. Rất nhiều nông dân bị cướp đoạt hết đất đai. Một số ít địa chủ đã mở xưởng cưa, lò gạch, máy xay sử dụng hàng chục công nhân. Trong điều kiện mà thóc lúa địa chủ bị cuốn vào thị trường, việc mua bán lúa gạo rất thịnh hành ở Nam Kì, nên cũng có nhiều địa chủ bỏ vốn lập ra các công ty buôn bán lúa gạo kiếm lời, một số còn chung vốn với tư bản ngoại quốc để kinh doanh. Trần Trinh Trạch- đại địa chủ ở Bắc Kỳ có 17.000 mẫu tây đất và Nguyễn Tấn Sử- đại địa chủ ở Bà Rịa đã chung cổ phần trong công ty Ngân hàng Việt Nam. Trương Văn Bền đại địa chủ có 17.000 mẫu tây đất cũng là chủ xí nghiệp xà phòng sử dụng 70 công nhân [3, tr.13]. Nhưng do chế độ bóc lột phong kiến được duy trì và phát triển trong thời Pháp thuộc, nên những địa chủ dù đã bỏ vốn lập hãng buôn, mở xí nghiệp, hầu hết họ vẫn không bỏ được lối bóc lột phong kiến, vẫn giữ ruộng đất cho phát canh thu tô. Có những tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ một bộ phận những người đứng ra bao thầu các bộ phận kinh doanh của Pháp. Nhỏ thì thầu cung cấp Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Thơm K34A Sử gạo, củi, tiếp tế lương thực, nguyên liệu cho Pháp, lớn thì như thầu làm nhà, làm cửa, làm đại lý phân phối hàng hóa cho Pháp. Nhưng rồi trong những hoàn cảnh thuận lợi nào đó, họ thấy kinh doanh công nghiệp có nhiều lời hơn. Ví dụ trong những ngành kinh doanh công nghiệp mà tư bản thực dân chưa với tới đang đòi hỏi phát triển hay những khi tư bản ngoại quốc hoạt động sút kém trên thị trường Việt Nam, hàng hóa trở nên khan hiếm thì những phần tử này có thể chuyển sang mở xí nghiệp, sản xuất. Bùi Huy Tín, chủ nhà máy in vốn là nhà thầu khoán, cũng giống Nguyễn Hữu Sở, Trần Huynh Kí chung cổ phần trong Ngân hàng Việt Nam. Một số người còn do việc buôn bán hàng ngoại hóa, đầu cơ tích trữ... mà phát tài sau đó lập xí nghiệp. Nói chung xu hướng kinh doanh của số người đã dựa vào thế lực kinh tế và chính trị của đế quốc mà trở thành giàu có thì họ lại ngày càng đi sâu vào con đường mại bản, thầu khoán lớn, đại lý hàng ngoại quốc, chung vốn với tư bản ngoại quốc để mở xí nghiệp và hãng buôn... Một số quan lại cáo quan về kinh doanh công thương nghiệp với ý thức phát triển kinh tế dân tộc. Nghiêm Xuân Quảng, nguyên Án sát Lạng Sơn thành lập Công ty Quảng Hợp Ích buôn vải lụa, mở xưởng dệt ở Hà Nội. Một số quan chức về hưu ở Thái Bình mở Công ty Nam Phong chuyên dệt chiếu bán trực tiếp cho lái buôn nước ngoài. Một số đã có ý thức chung vốn lại thành lập những công ty lớn để có thể cạnh tranh với Pháp và Hoa Kiều. Ở Quảng Nam, có Quảng Nam hiệp thương công ty phát triển từ năm 19061907, vốn chừng 20 vạn đồng, thu mua lâm thổ sản ở nông thôn chở đi Hà Nội, Sài Gòn, Hồng Kông bán, rồi lại mua hàng ở các nước đó về. Ở Phan Thiết có công ty nước mắm Liên Thành đặt nhiều chi nhánh trong nước. Công ty Phượng Lâu (Thanh Hóa) chuyên buôn tơ lụa, năm 1907 phát triển thêm nhiều chi nhánh ở Huế, Vinh, Hà Tĩnh..... Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Thơm K34A Sử Cũng có những người hoạt động yêu nước chuyển sang kinh doanh thương nghiệp để hỗ trợ cho công tác chính trị. Ở Nghệ An, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế mở Triêu Dương thương quán. Ở Hà Tĩnh, Lê Văn Huân mở hội buôn Mộng Hanh. Ở Hà Nội, Nguyễn Quyền mở hiệu Hồng Tân Hưng; Hoàng Tăng Bí lập công ty Đông Thành Xương.... Những công ty này ít vốn, cổ phần nhỏ nên quy mô kinh doanh không phát triển mạnh. Đó là mấy hình thức chủ yếu về sự tập trung của cải của giai cấp tư sản Việt Nam trước khi nó ra đời. Do sự thống trị kinh tế của thực dân Pháp và phong kiến Việt Nam, những hình thức tích lũy của cải ấy đều bị hạn chế và không có tính chất triệt để. Sự tích lũy của cải bị hạn chế khiến cho tư sản Việt Nam không thể mở nhiều đại xí nghiệp, kinh tế của họ nhỏ bé và bị phụ thuộc nhiều vào kinh tế của đế quốc. 1.1.1.2. Tích lũy nhân công Do chính sách bóc lột và cướp đoạt dã man của thực dân Pháp và phong kiến Việt Nam đã đẩy sự phá sản trong nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị... ngày càng diễn ra trầm trọng. Chính sách bóc lột của thực dân Pháp ở nước ta căn bản là đúng như nhận xét trong Sách giáo khoa Chính trị kinh tế học: “Kết hợp lối cướp bóc đế quốc với hình thức bóc lột phong kiến đối với người lao động là một đặc điểm của phương pháp bóc lột thuộc địa đảm bảo lợi nhuận lũng đoạn cho tư bản tài chính của chính quốc. Chủ nghĩa đế quốc vừa phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng quan hệ tiền tệ, tước đoạt ruộng đất của nhân dân bản xứ, phá hoại nền tiểu sản xuất thủ công, đồng thời lại duy trì một cách giả tạo tàn tích phong kiến và du nhập phương pháp lao động cưỡng bức. Với sự bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, địa tô hiện vật được thay bằng địa tô tiền, thuế hiện vật được thay bằng thuế tiền, điều đó đưa đến kết quả làm cho quần chúng nông dân mau bị phá sản” [15, tr.364]. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Thơm K34A Sử Một trong những biện pháp đẩy nhân dân lao động Việt Nam vào tình cảnh phá sản, bị vô sản hóa là gánh nặng thuế má. Ngay sau khi chiếm được mấy tỉnh ở Nam Bộ, thực dân Pháp đã dùng chế độ thuế má hà khắc để tước đoạt nông dân và các tầng lớp khác. Bộ máy thu thuế ngày càng được tăng cường. Thuế đinh, thuế điền và các thứ thuế gián thu khác tăng lên đều đặn. Năm 1880, xứ Nam Bộ đã nộp một số thuế là 20 triệu phơ- răng vàng. Bảy năm sau, con số đó tăng lên 35 triệu. Hác - Măng, một trong những tên tướng cướp thực dân đầu tiên đã khoe rằng: “Đó thật sự là một sự cai trị khôn khéo đối với một nước mà trước khi chúng ta đến đây, chỉ việc cung cấp cho quỹ nhà vua có 1.500.00 phơ- răng cũng đã bất lực”.[25, tr.95]. Sự cai trị khôn khéo đó có nghĩa là sự bóc lột về thuế má của bọn thực dân ở Nam Bộ đã tăng gấp 23 lần so với vua nhà Nguyễn. Và sự cai trị khôn khéo ấy, ai cũng biết là đã được thực hiện bằng lưỡi lê và mũi súng. Chính sách thuế má của đế quốc Pháp là chính sách tăng thêm các thứ thuế cũ và đặt thêm nhiều thứ thuế mới. Chính sách đó không cần tính đến khả năng đóng góp của nhân dân, nhất là nông dân mà chỉ nhằm mục đích rút ruột nông dân, vơ vét đến cùng cho đầy túi của chúng. Trong rất nhiều thứ thuế phong kiến được giữ lại, thứ thuế bất công nhất, tàn dư của thời trung cổ, mà nhân dân ta phải gánh là thuế thân- nó làm cho nông dân vô cùng khốn quẫn. Trong tình trạng nghèo khổ, nông dân thiếu thuế là một điều rất dễ hiểu. Nông dân phá sản, ruộng đất càng tập trung vào tay địa chủ, thực dân. Sau gánh nặng thuế má là gánh nặng muối, thực dân Pháp đã nắm độc quyền bán muối từ năm 1897. Chúng đã nâng giá muối bán một cách vô lý từ 0 $50 một tạ năm 1897 lên 2$25 năm 1907. Về rượu chúng cũng nâng giá bán rượu từ 5 hoặc 6 xu một lít lên 0$26 năm 1926. Cùng với việc tăng sản xuất lượng rượu thì thuế rượu cùng không ngừng tăng lên. Báo Rạng đông Đông Dương, ra ngày 8-9-1934 viết: “Chính phủ quyết định từ nay mỗi người dân Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Thơm K34A Sử phải tiêu thụ 7 lít rượu. Tất cả các làng không mua đủ số rượu mà chính phủ quy định sẽ coi như là đã làm loạn và hương lý sẽ bị trừng phạt. Số rượu phân phối cho từng làng căn cứ theo số dân đinh, cứ mỗi người 7 lít. Số tiền bán rượu dù hết hay không cũng phải trả đủ. Việc tiêu thụ rượu là điều bắt buộc trước hết ở Bắc Kì và Trung Kì, rối sau tới Nam Kì và trong toàn liên bang” [15, tr.101]. Một trong những nguồn bóc lột chủ yếu của thực dân Pháp là độc quyền thương mại, nhất là trong vấn đề thu mua thóc gạo để xuất khẩu kiếm lãi và đầu cơ thóc gạo để lũng đoạn thị trường thóc gạo trong nước. Nhờ cả một loạt chính sách về thuế quan và giá cả, nền thương mại ở Đông Dương đều nằm trong tay đế quốc Pháp. “Thương mại thuộc địa, là thương mại độc quyền, nó ấn cho nhân dân các nước hải ngoại những sự trao đổi không ngang giá. Nó đè lên nhân dân các nước ấy một gánh nặng ngày càng tăng thêm do sự cách biệt ngày càng lớn giữa giá cả hàng hóa nhập khẩu và giá cả sản phẩm xuất khẩu”.[15, tr.103] Số người vô sản cần công ăn việc làm trong công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Chế độ tiền công của công nhân rất thấp. Đó là điều kiện khách quan cho tư sản Việt Nam có nguồn nhân công rẻ mạt và làm giàu nhanh chóng. Nhưng giai cấp tư sản Việt Nam trên con đường ra đời và phát triển của nó, nó cũng tạo ra một lực lượng công nhân làm thuê. Công nhân ngày một tập trung đông trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền của tư bản Pháp. Từ Đại chiến thứ nhất (1914-1918) đến 1929, số công nhân đã tăng từ 100.000 đến trên 220.000 người, công nhân hầm mỏ 53.240 người, công nhân nông nghiệp 81.188 người. Sự tích lũy tiền bạc của họ là kết quả của việc bóc lột, cướp đoạt, bần cùng hóa, làm phá sản không ít nông dân, thợ thủ công. Khi trở thành chủ xí nghiệp họ đã tăng cường tích lũy tư bản bằng việc ra sức bóc lột công nhân Việt Nam: Kéo dài ngày công, trả thấp tiền công, sử dụng máy Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Thơm K34A Sử móc mới, nâng cao cường độ lao động của công nhân nhưng vẫn trả thấp tiền công, lợi dụng sức lao động rẻ mạt của phụ nữ, trẻ em và nhiều hình thức bóc lột xảo quyệt khác. Giai cấp tư sản đã làm giàu bằng những hình thức bóc lột đó. Nhiều chủ xí nghiệp còn đồng thời là nhà buôn, họ chẳng những trực tiếp bóc lột công nhân, còn trực tiếp bóc lột người tiểu sản xuất và tiêu thụ nữa. Ví dụ chủ hãng Đồng Lợi vừa có xưởng ươm tơ ở Thái Bình, vừa có xưởng cảng tơ và có cửa hiệu buôn ở Việt Trì. Hãng đó đã cung cấp giống tằm và cho những người trồng dâu nuôi tằm ở địa phương vay vốn lấy lãi để rồi thu mua tơ cho họ với giá rẻ. Nhờ đó mà đầu thế kỉ XX, hãng này mới là một chủ xí nghiệp nhỏ, nhưng khoảng năm 1920 đã có trên một 100 công nhân ươm tơ, dệt lụa, có 30 mẫu trồng dâu, 200 mẫu trồng lúa. Trong giai cấp tư sản Việt Nam có nhiều người kiêm địa chủ, họ vốn là địa chủ có kinh doanh công thương nghiệp hay vốn là nhà công thương nghiệp nhưng tậu thêm ruộng đất cho phát canh thu tô. Số tư sản này chẳng những bóc lột công nhân, còn bóc lột nông dân bằng nhiều biện pháp như: Chế độ tô tức nặng nề của địa chủ làm cho nông dân mất dần đất đai vào tay chúng, chế độ thuế khóa nặng nề của đế quốc làm cho nông dân bị bần cùng hóa phải bán rẻ ruộng đất cho địa chủ. Nông dân còn bị bóc lột nặng nề về mặt thương nghiệp, trong khi cần có tiền nộp sưu thuế, trả nợ lãi, mua tư liệu sản xuất và tiêu dùng bắt buộc họ phải bán nông phẩm đi. Nông dân nghèo túng đã phải bán hết số nông phẩm để nộp thuế, tô và trả nợ lãi thì họ phải lệ thuộc chặt chẽ hơn vào địa chủ. Các thứ thuế trực thu và gián thu đặt ra sau chiến tranh ngày một nhiều và nặng nề. Một người dân ở Nam Kì năm 1913 nộp 5$85 thuế thân, năm 1930 tăng lên tới 7$50. Đế quốc Pháp còn cướp đoạt ruộng đất của nông dân đem cho chúng hoặc bán rẻ cho bọn tay sai của chúng, biến bọn này thành địa chủ. Kết quả là sở hữu ruộng đất của giai cấp đại chủ ngày càng nhiều. Theo thống kê năm 1930, ở 18 tỉnh Bắc Kì có tới 594.091 gia đình chỉ có dưới một mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét