Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Hoạ tiết hoa sen trong các công trình kiến trúc cổ việt nam thời phong kiến

11 rất cao nhưng rất sát mẫu thực, điều đó làm nên vẻ độc đáo của mỹ thuật trang trí thời Trần. 2.3.2. Họa tiết hoa sen và cách thể hiện 2.3.2.1. Họa tiết hoa sen trong kiến trúc và trang trí điêu khắc Kế thừa di sản nghệ thuật từ thời Lý, nghệ thuật thời Trần đã phát triển theo một con đường riêng, tạo ra một thời đại phát triển rực rỡ nữa của Phật giáo. Họa tiết hoa sen đa dạng hơn nhiều so với trước, với đặc trưng là sen cánh dẹo. Khác với sự tinh vi, trau chuốt trong nghệ thuật thời Lý, phong cách nghệ thuật giai đoạn này giữ được yếu tố trang nghiêm của linh vật, nhưng sinh động, giản đơn và khỏe khoắn, như muốn thoát khỏi lễ nghi thể hiện trong từng đường nét chạm trổ trong kiến trúc. Trang trí thời Trần đã để lại những nét riêng với hình dáng chắc khỏe, đề tài gần gũi người dân và mang tính hiện thực cao hơn. Trong lòng cánh sen thời Lý có có hình tượng rồng chầu và hoa dây được phổ biến ở các di tích liên quan đến vua. Đến đời Trần dạng này như ít gặp mà được lùa tỉa thêm đường gờ viền và đôi khi được điểm các hạt tròn trong một bố cục cân xứng của mỗi cánh hoa. Đồ án hoa sen đỡ các di vật thiêng ở thời Trần khá phong phú và sinh động ví du như hoa sen đỡ chân chim phượng trên chán bia chùa Tổng (Hưng Yên), hoa sen đỡ ngọc báu và lửa tam muội trong đồ án lá đề ở chùa Dâu (Bắc Ninh). Vũ nữ Apsara múa dâng đóa sen ở ván lá gió di chỉ Cồn chè, đề tài này đa dạng hơn và nhiều so với thời trước. Nó vẫn giữ được yếu tố trang nghiêm của linh vật, nhưng được tạo tác rất sinh động và khỏe khoắn. Hoa sen được trang trí trên các đồ vật dụng (hoa sen trên gốm hoa nâu) thường được vẽ theo lối nhìn nghiêng, ngẫu hứng và sinh động. Họa tiết hoa sen thời Trần tiếp thu từ thời Lý nhưng phóng khoáng và sinh động hơn. Từ chúng, ta đã thấy bóng dáng của nghệ thuật giàu tính dân gian, mặc dù vẫn mang tính trang nghiêm và quy củ. SVTH NÔNG VĂN DŨNG GVHD TRẦN THẾ VĨNH 12 2.4. Họa tiết hoa sen thời Lê Sơ (1427 - 1527) 2.4.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lê Sơ Nhà Lê xây dựng đất nước trong đống cho tàn của chiến tranh mười năm chống giặc Minh. Kinh tế xã hội khánh kiệt, chính trị, văn hóa tư tưởng không ổn định bởi nền tảng tư tưởng đã từng giúp nhà Lý, Trần phồn thịnh là Phật giáo, Nho giáo. Thì đến thời Lê Sơ Phật giáo không được quan tâm để bình ổn nhân tâm nữa, triều đình đương thời đề cao Nho giáo và áp dụng một cách giáo điều với hoàn cảnh xã hội đương thời. Mỹ thuật thời Lê thiếu vắng những công trình kiến trúc tôn giáo quy mô lớn mà chỉ phát triển ở các lăng tẩm, cung điện phục vụ vương triều. Thời Lê Sơ để lại rất ít về nghệ thuật tạo hình nên đề tài về hoa sen cũng không nhiều. Điều này thể hiện rõ ở chỗ đề tài hoa sen mang Phật triết ở thời trước bị hạn chế sử dụng hoặc bị cải biến, tuy rằng nhiều đề tài mới xuất hiện trong bố cục khuôn mẫu và có thêm nhiều lớp ý nghĩa mới từ Nho giáo. 2.4.2. Họa tiết hoa sen và cách thể hiện 2.4.2.1. Họa tiết hoa sen trong trang trí kiến trúc Triều đình nhà Lê đề cao Nho giáo và áp dụng một cách giáo điều và xã hội, mỹ thuật thời Lê thiếu đi những công trình tôn giáo quy mô, chủ yếu phục vụ cho cung đình, đề tài hoa sen có phần ít đi và khuân mẫu, nhưng vẫn được chú ý nhiều. Hoa sen không những được trang trí trên các bệ tượng Phật, trên các chân tảng cột chùa mà còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên cả các bia tiến sỹ ở Văn Miếu nhưng có gia tăng them lớp ý nghĩa mới từ Nho giáo. Đồ án hoa sen ở mặt ngoài thành bậc điện Kính Thiên (Hà Nội), Ở thành bậc điện Lam Kinh… Hoa sen thể hiện theo kiểu nhìn nghiêng, thấy rõ cả từng lớp của hoa, trong cùng là một búp hoa còn xếp kín chưa nở, tiếp đó là các lớp cánh sen toả đều ra hai bên như bố cục hình nan quạt. Những họa tiết hoa sen SVTH NÔNG VĂN DŨNG GVHD TRẦN THẾ VĨNH 13 trên có nét trạm khắc rành mạch sắc sảo, tính trang trí cao, mang tính áp đặt theo ý nghĩa mà nó truyền tải. 2.4.2.2. Họa tiết hoa sen trên phù điêu, điêu khắc Hoa sen trên bệ tượng Phật: Các bệ tượng Phật thời Lê Sơ, như bệ các chùa Khám Lạng (Bắc Giang - 1432), chùa Cao (Hà Tây-1505)... đều có trang trí cánh sen. Kiểu cách và chi tiết của các hoa văn này gần giống với các cánh sen trên các bệ thời Trần. Ngoài các cánh sen to, còn có lớp cánh sen được chạm theo kiểu xếp gối lên nhau chỉ thấy nửa hình, cứ thế mà thành băng dài… Họa tiết hoa sen ở diềm bia chùa Cao (Hà Nội 1505), dưới bệ đá của chùa Cung Kiệm (1449), hoa sen được trang trí theo lối nhìn nghiêng đang chớm nở, được cách điệu theo hình vân xoắn và kết hợp cùng hoa văn khác. Các cánh sen nở vây quanh một búp sen ở giữa, lá phía ngoài hình sóng, cách tạo hình này khá sinh động, 2.4.2.3. Họa tiết hoa sen trên các vật dụng Họa tiết hoa sen trên gốm hoa lam cho thấy sự chênh lệch về họa tiết hoa sen trang trí giữa đồ ngự dụng và đồ bình dân. Đề tài hoa sen thời Lê Sơ được trang trí có hình thức cuộn vòng, khác xa với mẫu thực, ảnh hưởng bởi lối mây xoắn của Trung Hoa. Nghệ thuật thời này mang nặng tính quy phạm và tính tượng trưng, có phần xa lạ với sự dung dị, thoáng đạt của mỹ thuật truyền thống Việt. 2.5. Họa tiết hoa sen Thời Lê - Mạc 2.5.1. Đặc điểm lịch sử và Mý thuật thời Lê - Mạc Thời Lê - Mạc chủ trương phát triển kinh tế thương mại, người dân được tự do hơn đời sống và sáng tạo nghệ thuật. Nền nghệ thuật giàu tính dân gian ốn tiềm ẩn lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Từ thời này về sau, luận văn sẽ phân loại các dạng bố cục theo hướng mỹ thuật học để thấy sự gia tăng ý nghĩa của họa tiết hoa sen. SVTH NÔNG VĂN DŨNG GVHD TRẦN THẾ VĨNH 14 2.5.2. Hoạ tiết hoa sen trên các Phù điêu, điêu khắc Họa tiết hoa sen trong kiến trúc và trang trí kiến trúc phần lớn là gỗ, để trang trí của kiến trúc chùa, đình… hoa sen được thể hiện rất thực và sinh động từ nội dung đến hình thức mà vẫn thoáng nét siêu phàm, khát vọng và thoát khỏi sự quy phạm tạo hình thời Lê Sơ. Nghệ thuật tạo hình thời Lê - Mạc sử dụng nhiều mô típ hoa sen trong trang trí kiến trúc, điêu khắc và đồ ứng dụng, hình ảnh hoa sen được trang trí theo lối bố cục thoải mái, tuân thủ các quy tắc để phù hợp với những khoảng trống trên kiến trúc hay hiện vật nào khác. Hoạ tiết hoa sen trên các Phù điêu, điêu khắc đóng vai trò quan trọng trong trang trí tượng tròn, tạo vẻ linh thiêng, cao quý và thẩm mỹ cao. Mô típ trang trí hoa sen ở đình làng đã tạo giá trị thẩm mỹ và phong cách trang trọng cho ngôi đình chung của cộng đồng. Cách sắp sếp các hình hoa lá đối xứng sẽ tạo cảm giác cân bằng thị giác… Hoa sen trang trí trên đồ vật dụng đa dạng và sinh động, Các dạng bố cục: bố cụ đăng đối, bố cục hình dải cũng hay sử dụng được trong trang trí mỹ thuật thời này. Tạo hình thời Lê - Mạc là sự nhận thức sâu về khối và không gian với tư duy ước lệ, khỏe khoắn, thấm đậm chất dân gian, sự cởi mở hướng về tư duy thương mại của xã hội đã tạo điều kiện cho mỹ thuật giàu tính dân gian phát triển. Đề tài hoa sen được diễn tả sinh động như trong tự nhiên và mang đậm tâm hồn Việt. 2.6. Hoạ tiết hoa sen thời Lê - Trịnh 2.6.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lê - Trịnh Đây là giai đoạn lịch sử chiến tranh, cảnh “nồi da nấu thịt, sương rơi máu chảy” giữa hai nhà Trịnh - Nguyễn làm cho nhân dân mất niềm tin vào triều đình. Vì vậy đời sống tinh thần của nhân dân lại hướng vào tôn giáo và tín ngưỡng dân gian như Mẫu, Thánh, Thần… Nhà Mạc chủ trương phát triển kinh tế thương mại, nhân dân được tự do hơn trong đời sống và trong sáng tạo nghệ SVTH NÔNG VĂN DŨNG GVHD TRẦN THẾ VĨNH 15 thuật. nền nghệ thuật giàu tính dân gian vốn tiềm ẩn lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. 2.6.2. Hoạ tiết hoa sen và các cách thể hiện Mỹ thuật thời Lê - Trịnh là thời kỳ phát triển đỉnh cao của nghệ thuật đình làng, hoa sen được tỉa tót kỹ càng, song nó đã được kết hợp với nụ và lá trở thành bó hoa mang tính tự nhiên hơn. Sen nở được điểm xuyết trong kiến trúc, tuy nhiên những tác phẩm này chỉ xuất hiện từng bông mà chưa kèm theo cành lá. Trên kiến trúc, hoa sen không còn được thể hiện theo kiểu từng bông riêng lẻ mà được bố trí thành những không gian đầm sen - khoảng không gian nghỉ mắt trong bố cục đã có tỉ lệ hợp lý hơn. Hoa sen trang trí trên đồ vật dụng như cửa võng, đồ thờ, gốm sứ với kỹ thuật vẽ khoáng đạt và lấp lánh của chiều sâu trí tuệ. Các dạng bố cục trang trí thời Lê - Trịnh, họa tiết hoa sen đan xen với hình người, chim, thú để phù hợp theo kết cấu kiến trúc chứ không phụ thuộc vào khuôn mẫu có sẵn, tạo ra hoạt cảnh của cuộc sống. Đây là thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật đình làng, hoa sen kết hợp với cây cỏ, hoa lá trong bố cục, có xen lẫn người, thú rất sinh động và gần gũi với đời sống người dân. Sự hoàn mỹ của họa tiết hoa sen làm ta khó xác định tác phẩm nào thuộc về cung đình hay dân gian, vì ở mỗi tác phẩm, cái nọ nâng đỡ cái kia. Đó là cái hay, cái khéo của nghệ sỹ thời Lê - Trịnh khi biết dung hợp hai tính chất trong một tổng thể. 2.7. Họa tiết hoa sen thời Tây Sơn 2.7.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật tạo hình thời Tây Sơn Triều đại Tây Sơn có ảnh hưởng lớn ở Bắc Hà do người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung hoàng đế tao lập, đánh đuổi quân xâm lược Xiêm và đại phá quân Thanh. Nhà Tây Sơn ra đời với nhiều chính sách tiến bộ, hứa hẹn mới cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, mặc dù chỉ tồn tại trong 14 năm, nhưng mỹ thuật nói chung và đề tài hoa sen nói riêng đã có xu hướng đổi mới. SVTH NÔNG VĂN DŨNG GVHD TRẦN THẾ VĨNH 16 2.7.2. Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện trong các công trình kiến trúc 2.7.2.1. Họa tiết hoa sen được mô phỏng trong kiến trúc Tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này là chùa Kim Liên và chùa Tây Phương ở Hà Nội được trang trí với hình họa hoa sen sử dụng khá điêu luyện và sáng tạo trong quy mô kiến trúc. Đóa sen Kim Liên ở vị trí hạ thủy tượng trung cho Phật pháp vô biên; đóa sen Tây Phương ở nơi thượng sơn lại ẩn dụ về cõi siêu linh tịnh độ vô tận. Hai chùa ở thế sơn - thủy để liên thông ba cõi làm một, trong nghĩa tam giới như lai (ba cõi đều nhờ Phật lực phổ độ). Một ý kiến khác cho rằng, chúng sinh cần có “tự tính chạm viên” (Kim Liên) mới có thể bước tới “niết bàn” (Tây Phương). 2.7.2.2. Họa tiết hoa sen trong trang trí kiến trúc Trên các bức chạm khắc của chàu Kim Liên, Tây Phương… hoa sen được trang trí cùng với các loại cây cỏ khác như cúc, lá ngô đồng và không thể thiếu là hình tượng con rồng cùng nhiều hoa văn khác đa dạng và sinh động mang ý nghĩa vũ trụ linh thiêng, khiến ta liên tưởng đến hình ảnh cầu mưa, cầu mùa của cư dân nông nghiệp! Đồ án hoa sen trên tảng đá đỡ chân cột có cánh hoa rất đầy đặn. Tuy không được chạm khắc chi tiết nhưng nét chạm khối cánh hoa rất tinh sảo đã làm cho cánh sen trở nên sống động, cao quý. 2.7.2.3. Họa tiết hoa sen trên phù điêu, điêu khắc với những đài sen nhiều lớp, cách tạo khối cánh hoa căng đầy, sống động theo mạch tư duy tạo hình của tầng lớp trên, những hình hoa dây như sự ước lệ về cuộc sống thực. Điêu khắc của chùa Kim Liên, Tây Phương (Hà Nội) là mốc son của điêu khắc Việt Nam ở thế kỷ XVIII. Các dạng bố cục cân đối, đối xứng là một phương pháp tạo ra dạng hoa lá xen kẽ với vân xoắn trong bố cục thành băng dải hình “sin”. Họa tiết hoa sen thời Tây Sơn có xu hướng hình thành phong cách mới, khác với thời trước và sau đó. Về kỹ thuật không đòi hỏi phải trau chuốt, phần SVTH NÔNG VĂN DŨNG GVHD TRẦN THẾ VĨNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét