Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Chính sách ngoại giao đô la của tổng thống william howard taft (1909 1913)

Họ quả quyết rằng: “Bất cứ một sự bành trướng nào của chúng tôi (tức Mỹ) về lãnh thổ đều là hoàn toàn phù hợp với những quy luật phát triển là những quy luật không thể khắc phục được” [70;27]. Họ chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa đế quốc dựa trên lập luận rằng những thể chế chính trị không phù hợp phải bị thống trị bởi những thể chế chính trị hùng mạnh có năng lực vì lợi ích của toàn nhân loại. Họ không ngừng đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho thuyết “Sứ mệnh bành trướng” của mình. Bằng việc vẽ bức tranh nàng Columbia - một hình tượng được nhân cách hóa như là Hoa Kỳ, dẫn dắt nền văn minh đi về phía Tây cùng với những người định cư Mỹ, tay căng đường dây điện báo khi nàng du hành; nàng cũng có ôm một quyển sách học trò. Các hoạt động kinh tế khác nhau của những người đi tiên phong được tô rõ nét và đặc biệt là những hình thức giao thông đang biến đổi …[79]. Theo đó, nước Mỹ tự cho rằng mình sinh ra là để thực hiện sứ mệnh do Thiên Chúa ban cho là “văn minh hóa thế giới” [1;46]. Đây là một yếu tố tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạch định chính sách ngoại giao của Mỹ. Vì người Mỹ luôn có đức tin vào Chúa. Họ luôn tin rằng Chúa che chở, bảo vệ và ưu ái với người Mỹ, cho người Mỹ cái quyền hiển nhiên mà các quốc gia khác không có được. Do đó những lập luận, chủ thuyết theo kiểu “bành trướng do định mệnh” hay “định mệnh hiển nhiên” luôn được Mỹ sử dụng triệt để. Sau này, “Manifest Destiny” đã trở thành thuật ngữ chuẩn lịch sử, thường được dùng đồng nghĩa với việc mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ ra khắp lục địa Bắc Mỹ. Đã có sự chứng minh Học thuyết Monroe và Vận mệnh hiển nhiên là những ý tưởng có liên hệ gần gũi. Sử gia Walter McDougall gọi Vận mệnh hiển nhiên là một “hệ luận” của Học thuyết Monroe vì trong lúc Học thuyết Monroe đã không nêu chi tiết về sự bành trướng nhưng sự bành trướng thì rất cần thiết để làm vững mạnh học thuyết. Và thực tế đã chứng minh, Mỹ 11 đã áp dụng thuyết “Vận mệnh hiển nhiên” trên toàn khu vực Mỹ Latinh và sau này mở rộng ra là châu Á – Thái Bình Dương. 1.1.2. Học thuyết Darwin xã hội (Social – Darwinist Ideology) Học thuyết Darwin xã hội là lý thuyết cho rằng xã hội loài người tiến hóa thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải. Có thể nói tư duy hoạch định chính sách ngoại giao Mỹ đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tư duy của học thuyết Darwin xã hội. Spencer – người giải thích học thuyết Darwin, rồi đi đến thuyết Darwin xã hội đưa ra luận điểm cho rằng: “con người sống trong xã hội cũng theo quy luật đào thải tự nhiên. Hơn một xã hội nào khác, xã hội Mỹ luôn chạy đua để thích nghi, để giành thắng lợi” [65;49]. Họ đưa ra giả thiết về thế giới sinh học nói về sự cạnh tranh tàn bạo mà trong đó sinh vật nào mạnh nhất, có khả năng thích nghi tốt nhất sẽ tồn tại đã ăn sâu vào tư tưởng người Mỹ và được áp dụng để làm tiền đề cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ. Những người theo chủ nghĩa Darwin xã hội lập luận rằng trong thế giới tàn bạo của các quan hệ quốc tế “chỉ những quốc gia thích nghi được mình với điều kiện mới và được chuẩn bị để đấu tranh thì quốc gia đó mới tồn tại được” [65;39]. Nhiều người trong số họ dễ đi đến thừa nhận chủ nghĩa bành trướng và cho rằng đó là phần thưởng chính đáng cho người thắng cuộc. Năm 1885, John Fiske một trong những người truyền bá học thuyết Darwin xã hội mạnh mẽ nhất ở Mỹ, cho rằng: “mọi vùng đất trên thế giới không phải là chỗ cho một nền văn minh xưa cũ mà sẽ trở thành chỗ dựa của dân tộc Anh về mặt ngôn ngữ tôn giáo và các tập quán chính trị” [65;41]. Bằng việc đưa ra những luận thuyết, lập luận, người Mỹ đã khẳng định quyền bành trướng hiển 12 nhiên của họ, khẳng định chính sách đối ngoại của nước này là hiển nhiên và thực thi. Như vậy, học thuyết Darwin xã hội cổ súy cho hành động “cá lớn nuốt cá bé”. Nước Mỹ hiển nhiên tự coi mình là kẻ mạnh để rồi bào chữa cho những hành động bành trướng của mình. 1.1.3. Học thuyết Monroe Sau cuộc chiến tranh với Anh năm 1812, Mỹ chính thức chấm dứt phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia châu Âu. Kinh tế công – nông nghiệp dần phát triển, đặc biệt là công nghiệp do động lực lấp khoảng trống trong thương mại với châu Âu vì chiến tranh. Cùng với đó là tư tưởng bành trướng cố hữu lại xuất hiện nhằm tìm kiếm thị trường, phát triển và củng cố thêm ngành kinh tế. Ngoài tập trung phát triển kinh tế đất nước, người dân Mỹ còn dõi theo các cuộc cách mạng ở Mỹ Latinh. Các cuộc cách mạng này đã củng cố niềm tin của người Mỹ về quyền tự trị của họ. Do đó, năm 1822, trước áp lực của dư luận, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Jame Monroe đã công nhận nền độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi mọi ràng buộc với các đế quốc châu Âu của các quốc gia Trung và Nam Mỹ, đồng thời trao đổi công sứ với các quốc gia này. Hơn thế nữa, Tổng thống Monroe còn đưa ra học thuyết Monroe với ý nghĩa bề nổi là tôn trọng và bảo vệ tự do của người châu Mỹ, khẳng định “châu Mỹ là của người châu Mỹ”. Vào tháng 12 năm 1823, nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới quốc hội, Tổng thống Jame Monroe đã đưa ra học thuyết Monroe với ba nội dung chính như sau: Thứ nhất: Mỹ phải quan tâm đến các cuộc tranh chấp ở khu vực Mỹ Latinh. Thứ hai: vì lý do an ninh của mình, Mỹ sẽ có những hành động can thiệp vào các cuộc xung đột hoặc chiến tranh giữa các nước Mỹ Latinh với 13 nhau hoặc giữa những nước này với các nước ngoài châu Mỹ. Mỹ cũng sẽ tham gia vào các cuộc tranh chấp chính trị, kinh tế ở châu Mỹ. Thứ ba: Mỹ tự cho rằng phải có trách nhiệm bảo vệ an ninh của cả châu lục khỏi sự nhòm ngó bên ngoài [65;49]. Tuyên bố trên đi cùng với khẩu hiệu nổi tiếng “châu Mỹ là của người châu Mỹ” mà thực chất là “châu Mỹ là của người Mỹ”. Thời điểm học thuyết Monroe mới công bố, học thuyết này đã nhận được nhiều sự ủng hộ, phần lớn từ các nước Mỹ Latinh. Các quốc gia này đều hướng tới mục tiêu chung là giành độc lập, tự do cho dân tộc, thoát khỏi ảnh hưởng của các cường quốc châu Âu. Học thuyết này được xem như đã thể hiện tình đoàn kết của các quốc gia châu Mỹ qua sự khẳng định “châu Mỹ là của người châu Mỹ”. Không chỉ vậy, học thuyết Monroe còn là lời cảnh báo tới các cường quốc châu Âu tránh xa châu Mỹ nói chung, khu vực Mỹ Latinh nói riêng. Thực chất đây là một học thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, với nỗ lực kiềm chế sự khôi phục và giành thêm thuộc địa mới, ngăn chặn sự ảnh hưởng sâu rộng của hệ thống chính trị các quốc gia châu Âu ở lục địa này và cuối cùng là loại bỏ sự ảnh hưởng của châu Âu ra khỏi châu Mỹ. Sự ra đời của học thuyết này được coi là mốc đánh dấu sự chuyển đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ, chuyển từ chủ nghĩa trung lập sang chủ nghĩa bành trướng mà mục tiêu bành trướng ở đây trước hết là Mỹ Latinh. Mỹ muốn biến Mỹ Latinh thành “sân sau” của mình, tăng cường sự ảnh hưởng cả về kinh tế và chính trị của Mỹ ở vùng này, và có thể nói, ẩn sau việc tuyên bố học thuyết Monroe là một nỗ lực bành trướng trên toàn bộ lục địa này nhưng bằng phương pháp hòa bình, mang tính chất nhân đạo, bảo vệ quyền tự do, bảo vệ công lý cho con người. Một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Mỹ cũng đưa ra nhận xét rằng: “Không còn nghi ngờ gì nữa, ngay từ đầu chủ nghĩa Monroe đã mang sẵn ý đồ muốn 14 thiết lập bá quyền của Mỹ ở khắp Tây bán cầu” [70;23]. Bởi đối với bọn tư bản Bắc Mỹ, khẩu hiệu “châu Mỹ là của người châu Mỹ” chỉ là lá bài che chắn cho tư tưởng bá quyền “toàn châu Mỹ lệ thuộc Hoa Kỳ” [70;23]. Đúng như V.Lênin đã nhận định chính sách bành trướng của đế quốc Mỹ trong thời kỳ này là sự kết hợp giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa Monroe. Và đây sẽ là ngọn cờ tư tưởng cho những chính sách đối ngoại sau này của Mỹ. Theo dõi xuyên suốt chiều dài lịch sử đối ngoại Mỹ, ta còn thấy được học thuyết Monroe còn là nền tảng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ sau này, chỉ đạo một xu hướng đối ngoại của Mỹ suốt thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tiêu biểu là sự ra đời của hệ luận Roosevelt, chính sách ngoại giao đô - la, chính sách mở cửa. Ngoài ra, theo một số quan điểm, học thuyết Monroe còn là một động lực thực sự để thiết lập một chính sách an ninh quốc gia nhằm bảo vệ Mỹ. Theo như lời cựu thẩm phán tòa án tối cao và ứng cử viên Tổng thống Woodrow Wilson vào năm 1916 thì học thuyết Monroe là một chính sách phòng thủ quốc gia… là một sự xác nhận nguyên lý của an ninh quốc gia. Việc Mỹ công nhận nền độc lập của những hàng xóm lân cận mình, đưa ra học thuyết tránh cho những nước này bị ảnh hưởng từ các quốc gia châu Âu cũng chính là bảo vệ an ninh và lãnh thổ của Mỹ. Thực chất, Học thuyết Monroe không phải là một thứ chủ nghĩa biệt lập thuần tuý mà là luận thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, phân chia thị trường. Trong thông điệp liên bang năm 1823, Tổng thống Monroe nhấn mạnh: Lục địa châu Mỹ, với điều kiện tự do và độc lập đã giành và giữ được, không thể bị coi là đối tượng của việc thực dân hoá trong tương lai bởi bất kỳ các cường quốc châu Âu nào, và Mỹ coi bất kỳ cố gắng nào nhằm mở rộng hệ thống của họ tới bất kỳ nơi nào của bán cầu này là nguy hiểm đối với hoà bình và an ninh của Mỹ. 15 Từ đây có thể thấy là không phải Mỹ muốn biệt lập, không có tham vọng dính líu gì tới bên ngoài mà thực chất Mỹ muốn ngăn cản các cường quốc châu Âu, không cho họ bành trướng ảnh hưởng và buôn bán ở lục địa châu Mỹ vì Mỹ coi đây là “sân sau” tự nhiên, là khu vực ảnh hưởng của riêng mình. Mặt khác, tuy chưa đủ sức tiến vào châu Âu, nhưng sau khi đã xác lập được vị thế khá vững vàng ở lục địa châu Mỹ, Mỹ cũng đã bắt đầu bành trướng sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dương theo phương thức “thương mại đi trước, cờ Mỹ đi sau”. 1.1.4. Hệ luận Roosevelt Thời điểm cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thành công trong việc bành trướng về phía Tây, tăng ảnh hưởng của mình ở nhiều nước Mỹ Latinh. Do đó khi Tổng thống Roservelt lên nắm quyền giai đoạn 1901 - 1909, Roservelt đã tiếp tục đẩy mạnh bành trướng ra bên ngoài và coi đây là mục tiêu xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tại Mỹ Latinh, Mỹ tiếp tục cố gắng làm cho khẩu hiệu lý thuyết “châu Mỹ là của người châu Mỹ” thành hiện thực. Do đó, năm 1904, Mỹ tuyên bố về chính sách “ngoại giao cây gậy lớn” với ý nghĩa đảm bảo quyền lợi của Mỹ ở Tây bán cầu thông qua chủ trương can thiệp quân sự. Trong thông điệp thường niên gửi Quốc hội vào ngày 06/12/1904, Tổng thống T. Roosevelt tuyên bố việc xét lại học thuyết Monroe và lấy tên là hệ luận Roosevelt. Kèm theo đó là chiến lược “cây gậy lớn” mang đậm màu sắc quân sự. Chiến lược “cây gậy lớn” chính là phương thức của Mỹ khi thực thi Hệ luận Roosevelt. Đây là chính sách dùng hình thức can thiệp quân sự, gây những cuộc đảo chính, tiến hành những hoạt động quân sự để chiếm đoạt các vùng đất, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh. Trong đó, vấn đề kênh đào Panama trở nên hết sức nóng bỏng. Chính sách “cây gậy lớn” khẳng định Mỹ sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào bất cứ quốc gia nào của Mỹ Latinh nhằm mục đích duy trì sự ổn định của 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét