Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010

9 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỢP TÁC ĐA PHƢƠNG ASEAN+3 1.1. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ VÀ AN NINH Cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, Đông Á đã có sự hiện diện trên nhiều bình diện, khía cạnh khác nhau, đặc biệt là nhìn Đông Á từ góc độ trong quan hệ với nền chính trị, an ninh thế gới. Đông Á được nhận thức như một khu vực địa – chính trị bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á, như thực tế lịch sử đã chứng tỏ những mối quan hệ mật thiết cả về chính trị và kinh tế giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, mặc dầu khái niệm Đông Á còn nhiều ý kiến khác nhau xét từ các tiêu chí khu vực địa - văn hóa, địa – lịch sử - văn hóa… Khu vực Đông Á về mặt địa lý bao gồm hai bộ phận Đông Bắc Á và Đông Nam Á; Đông Bắc Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, hai quốc gia trên Bán đảo Triều Tiên và Mông Cổ, còn Đông Nam Á thì bao gồm 11 nước thành viên ASEAN. Khu vực này là một điểm phát triển năng động nhất của vành đai Châu Á – Thái Bình Dương và được dự đoán là “khu vực của thế kỷ XXI”. Đông Á có hai nền kinh tế hàng đầu của thế giới (chỉ đứng sau Mỹ) là Trung Quốc và Nhật Bản và các nền kinh tế mới nổi như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan. Đông Á là một khu vực phát triển năng động và có tiềm năng cạnh tranh với Châu Âu và Bắc Mỹ trong tương lai gần. Càng ngày người ta càng nói nhiều về “chủ nghĩa khu vực Đông Á” (East Asian Regionalism), “Khu vực hóa Đông Á” (East Asian Regionalization), “Cộng đồng Đông Á” (East Asian Community), “Phục hưng Châu Á” (Asian Renaissance), Chủ nghĩa Châu Á mới (Neo – Asianism), sự nổi lên của “Bản sắc Đông Á” (East Asian Identity)… Tuy nhiên, giữa thực tế và nội hàm của các thuật ngữ này vẫn tồn tại một khoảng cách không nhỏ. 10 Chủ nghĩa quốc gia có vai trò to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của các quốc gia Đông Á. Chủ nghĩa quốc gia sẽ tiếp tục duy trì và phát huy giá trị của mình trong thời đại ngày nay, khi thế giới vẫn trong tình trạng phức tạp, khi quốc gia vẫn là chủ thể cơ bản trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, do lịch sử đơn giản là sự tiếp tục của cái đã cáo chung, do tình hình đã không còn như trước, chủ nghĩa quốc gia này đang góp phần tạo nên những vấn đề nhất định đối với tiến trình hợp tác khu vực. Sự mạnh mẽ và tính hướng nội của chủ nghĩa quốc gia ở Đông Á thường đẫn đến quan niệm tập trung cao độ vào quốc gia và tuyệt đối hóa lợi ích quốc gia. Chủ nghĩa quốc gia đã ít nhiều gây cản trở về mặt nhận thức đối với hợp tác khu vực Đông Á. Việc theo đuổi lợi ích quốc gia nhiều khi coi nhẹ sự hài hòa giữa lợi ích đối nội và đối ngoại, hạ thấp khả năng dung hòa với lợi ích nước khác và thậm chí là bất chấp cả lợi ích khu vực. Sự ích kỷ vẫn ngự trị trong chính sách hợp tác khu vực của nhiều nước. Đây là một lý do làm cho các nước Đông Á không chỉ khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại mà nhiều khi còn làm cản trở việc xây dựng thể chế hợp tác khu vực. Như trên đã đề cập, chủ nghĩa quốc gia mạnh mẽ và tính hướng nội cũng là nhân tố hạn chế các quan hệ đối ngoại. Trong khu vực chưa từng tồn tại một sự thống nhất chính trị như đã từng có ở Châu Âu dưới thời đế chế Rôma hay Đế chế thần thánh. Các đế quốc ở Đông Á chỉ có ảnh hưởng tầm tiểu khu vực. Hơn nữa, ngoại vi thường có tính độc lập cao. Ở Đông Á, cơ sở lịch sử cho sự liên kết chính trị khu vực gần như là không có. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sau sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh và tan rã của trật tự hai cực, nền chính trị thế giới đã có những thay đổi lớn. Một trật tự quốc tế mới đang hình thành mà dư luận chung mong muốn và cho rằng sẽ là một Trật tự đa cực, nhiều trung tâm. Khu vực Đông Á cũng trong dòng chảy đó và thật sự đứng trước không ít thách thức 11 đang đặt ra cùng những cơ hội tiến tới. Cũng như nhiều nước trên thế giới, các quốc gia Đông Á đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và giải quyết những rối ren , xung đột nhằm tạo nên một môi trường hòa bình ổn định nhất thiết phải có . Trước mắt , có thể nhận thấy những nhân tố chính Đông Á có nghĩa hàng đầu đối với khu vực. Đó là việc không thể phủ nhận sự gia tăng các mối quan hệ nội khối, hay nói một cách khác đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của ASEAN như một tổ chức khu vực trong thập kỷ vừa qua. ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận trong nhiều lĩnh vực như chính trị và an ninh, kinh tế và hợp tác quốc tế. Theo đó là mối quan tâm đối với tổ chức này từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Quan hệ giữa các nước này với các nước Đông Nam Á đã vượt qua phạm vi mang tính song phương, chuyển dịch dần sang tính đa phương. Hệ quả của quá trình toàn cầu làm nảy sinh ý thức muốn tham dự vào khối ASEAN từ phía các nước này, và đương nhiên người ta không thể không quan tâm tới ý đồ của ba nước Đông Bắc Á muốn giữ một vai trò chủ yếu hoặc chí ít chi phối được sự phát triển các quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á trên cơ sở các mối quan hệ vốn đã có truyền thống. Sự bất đồng về hệ thống chính trị giữa các nước trong bối cảnh Chiến tranh lạnh cũng hạn chế quan hệ đối ngoại giữa các nước trong khu vực. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế khu vực có điều kiện mở rộng, các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á đã tăng cường quan hệ hợp tác. Các quan hệ này diễn ra trên nhiều cấp độ và với các hình thức đa dạng khác nhau. Chính điều này càng tạo ra sự gắn kết, tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia khu vực. Đông Á sau Chiến tranh lạnh còn ngổn ngang bao thách thức, nguy cơ và cả những “điểm nóng” trên bản đồ chính trị khu vực. Đó là những diễn biến phức tạp ở bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan; là những tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải ở quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) giữaTrung 12 Quốc và Nhật Bản, ở quần đảo Kurin giữa Nhật Bản và Liên bang Nga, Trường Sa – Biển Đông giữa nhiều bên, nhiều nước trong khu vực. Đó là sự bùng nổ của làn sóng ly khai và chủ nghĩa khủng bố đầy tệ hại diễn ra ở nhiều nước như Indonesia. Philippines… Những mâu thuẫn, tranh chấp đó đều thật khó dễ dàng giải quyết, nhanh chóng khắc phục vì chúng có những căn nguyên lịch sử. Chúng như những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự an ninh ổn định và hợp tác phát triển đối với mỗi quốc gia cũng như cả khu vực. Đó là chưa kể tới những tác động không nhỏ của tình hình thế giới dội vào khu vực. Như vậy, bước vào thế kỷ XXI, Đông Á đang phải đối mặt với nhiều vấn đề chính trị - an ninh: nguy cơ khủng bố gia tăng, ly khai lan rộng, nội bộ nhiều nước bất ổn, xuất hiện bất đồng trong quan điểm của một số nước thành viên, xu hướng các nước lớn can dự vào công việc nội bộ của các nước nhỏ gia tăng. Tình hình đó đặt các nước Đông Á trước yêu cầu hợp tác, phối hợp nhằm đối phó với các thách thức, đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực. Bên cạnh đó các vấn đề an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng môi trường… trở thành nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định của mỗi nước cũng như cả khu vực mà nỗ lực riêng lẻ của từng nước không thể giải quyết triệt để, đòi hỏi Đông Á phải có nỗ lực và đối sách chung. Để đối phó với những thách thức và trở ngại về chính trị - an ninh mới, Đông Á có nhu cầu phải có một cơ chế hợp tác chặt chẽ hơn, mạnh mẽ hơn. Rõ ràng yếu tố chính trị - an ninh luôn là chất keo gắn kết các nước Đông Á và cũng là động lực chủ yếu thúc đẩy sự ra đời, tồn tại và phát triển của Hợp tác ASEAN+3. 1.2. CƠ SỞ KINH TẾ Trong lịch sử, sự phát triển mạnh mẽ và lâu dài của nền văn minh nông nghiệp ở khu vực Đông Á đã chi phối tính chất tự cung tự cấp của nền kinh 13 tế. Thương nghiệp yếu ớt không tạo nên các mối liên hệ mạnh mẽ giữa các quốc gia. Cơ sở kinh tế này đã góp phần quy định tâm tính hướng nội trong nhận thức đối ngoại với biểu hiện lớn nhất là chính sách đóng cửa trong quan hệ với bên ngoài. Khoảng cách trình độ giữa các nước trong khu vực quá lớn ( Nhật Bản là siêu cường kinh tế, còn hầu hết các nước ASEAN là các nước đang phát triển) dẫn đến tình trạng kinh tế khác nhau, từ đó tạo ra những lợi ích và ưu tiên khác nhau trong chính sách liên kết khu vực. Chiến tranh lạnh kết thúc đầu thập niên 90 của thế kỷ XX mang đến nhiều thay đổi cho thế giới. Xu hướng đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN tạm thời lắng xuống, hợp tác và tự do hóa thương mại giữa các nước và khu vực phát triển theo hướng liên kết, ràng buộc ngày càng chặt chẽ với nhau. Trước tình hình như vậy, vai trò của các tổ chức trong khu vực ngày càng được đề cao, góp phần không nhỏ tới trao đổi thương mại, đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển. Đồng thời cũng là cơ sở hình thành nên những khu vực với nền kinh tế mạnh, có ảnh hưởng chi phối đến tiến trình phát triển chung của thế giới. Điển hình của hợp tác kinh tế khu vực này là sự hình thành của khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh châu Âu (EU)… Đăc biệt trong đó có khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)… Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997 – 1998) đã giúp các nước Đông Á nhận thấy rõ hơn mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực của họ. Nhu cầu thể chế hóa một sự liên kết kinh tế khu vực vốn đã diễn ra trong thực tế, được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Sau cuộc khủng hoảng Châu Á nổ ra, chính sách đối ngoại nói chung, chính sách đối với Đông Á của Trung Quốc đã được điều chỉnh. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự điều chỉnh chính sách đó là nhận thức của các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một 14 nước châu Á – Thái Bình Dương. Vận mệnh của Trung Quốc gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của khu vực rộng lớn này. Chính nhận thức mới trên đã làm thay đổi cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các tiến trình hợp tác đa phương trên thế giới nói chung và ở Đông Á nói riêng. Cuộc khủng hoảng này cũng đã khiến các nhà lãnh đạo Tôkyô thấy rõ hơn vận mệnh chung giữa các nước Đông Á với Nhật Bản. Điều này đã khiến Nhật Bản nhận thấy sự cần thiết lập một thể chế riêng của Đông Á để giải quyết các vấn đề của khu vực Đông Á. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra năm 1997, dự kiến ASEAN+3 ra đời như một nỗ lực nhằm ngăn chặn những rủi ro tài chính tái diễn. Như vậy, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 cho thấy hợp tác tài chính giữa các nước trong khu vực là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của khu vực trong tương lai. Chính vì vậy, hợp tác tài chính cần được tăng cường trong tiến trình ASEAN+3. Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày một gia tăng. Đây là quá trình tìm kiếm lợi ích trong khuôn khổ hợp tác và cạnh tranh. Trong quá trình đó, bên cạnh những lợi thế có được do mở rộng quan hệ, tiếp thu kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế, các nước đang phát triển cũng gặp không ít khó khăn, thách thức về thị trường, vốn, trình độ quản lý, trình độ khoa học và công nghệ, buộc phải nhanh chóng đổi mới một cách toàn diện cả về phương thức lãnh đạo, quản lý, xây dựng định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để rút ngắn khoảng cách phát triển. Nhận thức được tính tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế đối với công cuộc phát triển đất nước, hầu hết các quốc gia đều tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Trong bối cảnh đó, ASEAN+3 ra đời như một hình thức quan hệ giữa các đối tác trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng hợp tác khu vực là xu hướng chung của thời đại, không một quốc gia nào có thể tồn tại một cách riêng biệt, độc lập mà không giao lưu với

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét