Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Làn điệu hát xoan ở tỉnh phú thọ trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986 2011)

Trường ĐHSP Hà Nội 2 11 Khóa luận tốt nghiệp * Xã hội Với điều kiện tự nhiên và kinh tế nhƣ vậy, cƣ dân Văn Lang cổ đã hình thành quan hệ xóm làng láng giềng thân thiết, gần gũi mang đậm tính chất của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc. Trong sinh hoạt, những xóm nhà trên đồi tạo thành những làng đồi. Ngƣời dân vùng Xoan sống chất phác, cần cù, chịu khó. Trƣớc cách mạng tháng Tám ngƣời dân sống hoàn toàn thuần nông, dựa vào đồi rừng, ruộng hẹp và đồng bãi với nghề chính là trồng lúa nƣớc. Ngoài lúa họ còn trồng thêm sắn làm cây lƣơng thực và sắn cũng là cây đặc sản tiêu biểu của Phú Thọ. Nhìn chung, cuộc sống của ngƣời dân vùng Xoan trƣớc cách mạng tháng Tám rất bấp bênh phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Địa bàn Xoan với tính chất cổ sơ cũng nhƣ truyền thống văn hóa đã tạo nên nếp sinh hoạt văn hóa vùng Xoan. Hiện nay các làng Xoan còn bảo lƣu đƣợc nhiều yếu tố cổ mà đến bất cứ làng Xoan nào cũng có: Làng Hƣơng Trầm xã Dữu Lâu là nơi Lang Liêu trồng lúa nếp và làm bánh chƣng, bánh dày dâng vua cha; xã Minh Nông có tục truyền là nơi vua Hùng dạy dân cấy lúa; Đức Bác có thờ lễ sinh thực khí “cua mo cò gỗ”…Vùng đất này cũng là đất sinh hoạt của văn hóa cộng đồng gắn với đình đám hội làng. 1.1.2.Truyền thống văn hóa của ngƣời dân Phú thọ Phú Thọ là quê hƣơng của văn hóa lễ hội, tiêu biểu là lễ hội Hùng Vƣơng với tính cổ sơ, tính truyền thống, với sự phong phú về trò chơi, trò diễn. Những dấu tích văn hóa Văn Lang - Hùng Vƣơng cũng đƣợc bảo lƣu trong các lễ hội vùng Xoan. Nhƣ chúng ta đƣợc thấy, các làng Xoan nằm trên địa bàn xƣa là thủ đô nƣớc Văn Lang. Đối chiếu với bản đồ khảo cổ, đây cũng là vùng dày đặc di chỉ nói lên những bƣớc phát triển văn hóa của ngƣời Việt cổ từ xã hội công xã Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 12 Khóa luận tốt nghiệp thị tộc nguyên thủy tới nhà nƣớc Văn lang, từ những công cụ lao động thô sơ với hòn đá cuội cho tới một nền văn hóa đồng thau rực rỡ. Vây quanh núi Hùng và trên địa bàn các làng Xoan có những di chỉ điển hình của những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau của lịch sử và văn hóa Lạc Việt. Di chỉ Sơn vi xã Sơn Vi nằm giáp các làng Xoan quanh Đền Hùng Cao Mại, Thụy Vân là nơi cƣ trú của bầy ngƣời nguyên thủy sống cách ngày nay 15.000 năm. Công cụ lao động là đá cuội ghè đập, sinh sống bằng hái lƣợm, săn bắt, chƣa có trồng trọt, chƣa có cung tên. Di chỉ Phùng Nguyên xã Kinh Kệ nằm cùng xã với làng Xoan Hữu Bổ, tiêu biểu văn hóa hậu kì đồ đá mới với các rìu đá, vòng đá, đồ gốm chế tác bằng bàn xoay, nghệ thuật chế tác đá đặc biệt tinh xảo. Cƣ dân tụ cƣ bên sông, đã trồng lúa bằng cuốc đá, đánh cá bằng lƣới và săn bắt bằng lao đá, mũi tên bằng xƣơng. Đã chế tác đồ gốm bằng bàn xoay, hoa văn và chất liệu màu sắc men có giá trị nghệ thuật cao. Di chỉ Gò Mun xã Tứ Xã giáp danh với các di chỉ trên là tiêu biểu văn hóa trung kỳ đồng thau, thời kì nhà nƣớc Văn lang của các Vua Hùng với lƣỡi liềm đồng, rìu đồng, giáo đồng, tƣợng ngƣời bằng đồng. Gò Mun là di chỉ cƣ trú và mộ táng. Các di chỉ tiêu biểu cho 3 giai đoạn phát triển lớn từ thấp đến cao này của dân tộc Việt đều vây quanh núi Hùng và cũng là trung tâm các làng Xoan về mặt địa lý. Di chỉ khảo cổ và các hiện vật khảo cổ thuộc các nền văn hóa nói trên còn phát hiện đƣợc ở các xã thuộc vùng Xoan. Thuộc văn hóa Sơn Vi có các di chỉ ở Cao Mại. Thanh Đình và Kim Đức hai xã Xoan có di chỉ thuộc văn hóa Gò Mun. Các di chỉ thuộc văn hóa Phùng nguyên đƣợc thấy ở các làng Xoan: Cao Mại, Hữu Bổ, Tiên Du, Thanh Đình, Hƣơng Nộn. Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 13 Khóa luận tốt nghiệp Đó là di chỉ phát hiện ở các làng có hát Xoan, nhƣng trong vùng đất Phong Châu và Việt Trì còn tới trên 30 di chỉ khác nữa, nói lên đây là trung tâm tụ cƣ một thời của ngƣời Việt cổ cũng là cái nôi của văn hóa Văn Lang thời Hùng Vƣơng. Bên kia sông Thao, Hƣơng Nộn làng Xoan là một khâu trong chuỗi di chỉ chạy từ huyện miền núi Thanh Sơn ra sông Thao đều thuộc văn hóa Phùng nguyên. Di chỉ Dậu Dƣơng (cách Hƣơng Nộn một làng) là một công xƣởng nguyên thủy chuyên sản xuất rìu đá và di chỉ Hồng Đà giáp Hƣơng Nộn là một xƣởng thủ công chuyên sản xuất các vòng đá đeo tay. Làng Xoan Hoàng Thƣợng ở Vĩnh Tƣờng nằm kề các di chỉ Nghĩa Hƣng và lũng Hòa thuộc văn hóa phùng nguyên. Địa bàn Xoan là cái nôi văn hóa dân tộc, một kho tàng văn hóa truyền thống từ thời kì Hùng Vƣơng dựng nƣớc. Căn cứ vào sự trùng hợp giữa vùng Xoan và vùng khảo cổ, những phát hiện khảo cổ về nền văn hóa Văn lang, chúng ta có thể đi tới một số nhận định: - Vùng Xoan là vùng văn hóa cổ có một truyền thống văn hóa rất lâu đời hình thành từ thời bình minh của dân tộc. - Tính chất cổ sơ của địa bàn Xoan cũng nhƣ tính truyền thống của văn hóa đã tạo nên nếp sinh hoạt và văn hóa vùng Xoan. - Cũng do thế mà Xoan còn bảo lƣu đƣợc nhiều yếu tố văn hóa cổ. Vùng đất khảo cổ này cũng là một vùng truyện cổ dân gian về thời Hùng Vƣơng. Không làng Xoan nào và cũng không một xã thôn nào thuộc vùng Xoan trên đất cổ Phong Châu, Việt Trì lại không có một vài truyền thuyết Hùng Vƣơng. Câu chuyện Hùng Vƣơng chọn đất Phong Châu để đặt đô sau khi đã đi rất nhiều nơi là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc ở buổi đầu dựng nƣớc. Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 14 Khóa luận tốt nghiệp Làng Hƣơng Trầm xã Dữu Lâu là nơi Lang Liêu trồng lúa nếp và làm bánh trƣng, bánh dầy dâng vua cha, đƣợc vua cha truyền cho ngôi báu. Dữu Lâu cũng là vƣờn trầu của Vua Hùng. Xã Minh Nông có tên cổ là Lú sau gọi là Nú, tục truyền đây là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa nƣớc, tới trƣa mặt trời đứng bóng nhà Vua nghỉ tay ngồi dƣới bóng đa cùng ăn cơm đầu bờ với dân. Một nàng công chúa bé bỏng là Nàng út đã làm bánh gạo nếp mừng tuổi cha ngày tết, những chiếc “bánh Nàng út” ấy chính là những chiếc bánh ít hay tò te. Những nàng công chúa khác đã dâng vua cha những bông có hạt vàng sẫm mà bầy chim bay qua thả trên tóc các nàng, Vua Hùng cho gieo hạt lên đất bãi và thế là một vụ Kê đầu tiên đã ra đời trên đất nƣớc Văn Lang. Bãi Thậm Thình thuộc làng quê Xoan Phù Đức là nơi nhân dân Lạc Việt giã gạo cho nhà vua và cho binh lính, tiếng hàng trăm chiếc chày giã nhịp nhàng vang lên: “Thậm thình, Thậm thình” và từ đó Thậm thình thành tên đất. Kho thóc của Vua Hùng đƣợc dặt ở nơi sau sẽ là làng Xoan Nông Trang. Về thăm Đền Hùng mộ Tổ, đứng nơi đền Thƣợng nhìn ra bốn hƣớng tám phƣơng, chúng ta bồi hồi nghe ngƣời già kể “những truyện đời xƣa”. Đẹp biết bao những truyện dân gian về thời Hùng Vƣơng dựng nƣớc: Bình minh dân tộc trong trẻo hiện lên thơm hƣơng lúa, trầu, thơm mùi cơm mới, bánh mới, rộn ràng tiếng trống hội xuân hội mùa. Những câu truyện ấy nhân dân đã kể mãi qua bao thế hệ. Những câu truyện đã gắn với phong tục tập quán, tên làng, tên đất địa phƣơng. Đất của những truyền thuyết Hùng Vƣơng cũng là đất của những sinh hoạt văn hóa Cộng đồng gắn với đình đám hội làng. Nói tới đình đám là nói tới “văn hóa lễ hội” trong đó bộ phận quan trọng là nghệ thuật diễn xƣớng với các trò chơi, trò diễn, với ca hát và nhảy múa dân gian. Các hèm tục trong tín ngƣỡng thần linh cũng nhƣ các nghi thức của tế lễ trong những ngày làng vào đám đều là bộ phận của văn hóa lễ hội. Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 15 Khóa luận tốt nghiệp Với các xã hát Xoan chúng ta đƣợc thấy bên các trò vui hội đám phổ biến nhƣ đu, vật, cờ ngƣời, chọi gà v. v. ở mỗi xã lại có những trò độc đáo của địa phƣơng. Cũng là kéo co nhƣng ở Phù Đức là Cƣớp Kè, Kè là một đoạn tre dài khoảng một mét, các giáp chia ra hai phe mỗi phe kéo một đầu. Phù Ninh kéo co theo cách riêng, các bô lão và chức sắc kéo mở đầu rồi trai gái tự do kéo ở mỗi hàng nam nữ đứng xen kẽ. Làng Nha Môn có trò bắt chạch trong chum, trai gái ôm nhau đƣa tay vào chum bắt chạch, một hình thức cầu đỉnh. Đức Bác có thờ lễ sinh thực khí “cua mò cò gỗ” gọi là lễ mật và Cẩm Đội cũng có lễ mật nhƣ vậy để thờ lễ “nõ nƣờng” ở một cái miếu có tên là miếu Dâm. Đức Bác bơi trải thi, bơi sang Dữu Lâu lấy bốn bó mạ đem về, các tay chèo đều bỏ tóc xõa, lại bơi sang Phƣợng Lâu lấy giỏ thóc và nồi đất, đây là hình thức lễ cầu mùa thời cổ và cả ba xã đều là hát Xoan. Tử Du có đánh phết, Phù Ninh có chọi trâu. Bánh làm lễ ở Cẩm Đội hình ống to nhƣ chiếc phích nƣớc 2 lít rƣỡi và dài tới một mét rƣỡi, bánh đƣợc nấu nồi 40 phân, lấy dây chão buộc cho bánh đứng. Hầu hết các xã có hát Xoan đều có tục tắt đèn vào cuối buổi lễ, trai gái tự do đùa nhau trong lòng đình. Nhìn chung lễ hội vùng Xoan đƣợc thấy nhiều trò diễn thờ lễ sinh thực khí, lễ rƣớc lúa và trình nghề, lễ cầu đinh và các trò diễn thần tích chủ yếu là về Tản Viên sơn thánh, trong đó mang nhiều dấu tích những phong tục cổ xƣa. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ LÀN ĐIỆU HÁT XOAN Ở TỈNH PHÚ THỌ 1.2.1. Nội dung hát Xoan Nội dung hát Xoan đƣợc biểu diễn ở ngôn ngữ văn học có nghĩa là ở các bài bản Xoan kể cả các bài bản đƣợc ghi lại bằng văn Nôm cho tới những bài bản chỉ đƣợc truyền miệng lại. Văn học Xoan thể hiện rõ nét nhất, cụ thể nhất những nội dung của Xoan. Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 16 Khóa luận tốt nghiệp Xoan có phần âm nhạc. Đây là một quan trọng vì ngôn ngữ âm thanh của Xoan là tổ chức thành những ca khúc hoàn chỉnh, riêng biệt, nhiều màu vẻ để diễn tả nhiều nội dung khác nhau. Nhƣng nhƣ L, Tônxtôi đã nói: “Âm nhạc là khúc hát câm của tâm hồn” [19, tr.25] âm nhạc quả không cho những ngƣời không có đƣợc những tri thức chuyên sâu về âm nhạc biểu hiện đƣợc nội dung cụ thể của tác phẩm nhƣ ngôn ngữ văn học. Nhà nghiên cứu âm nhạc Kônđơ - ratốp (Liên Xô cũ) có nói: “Âm nhạc không gồm có những câu chứa đựng một ý nghĩa xác định mà tất cả mọi ngƣời đều phát biểu nhƣ nhau….ý nghĩa của âm nhạc nằm trong tác dụng gợi cảm, gây cảm xúc đối với con ngƣời chứ không phải trong sự nhận nghĩa các âm thanh thành những từ ngữ tƣơng ứng” [19, tr 43]. Thật vậy, chức sắc, dân làng dự cuộc hát Xoan nơi lòng đình hiểu nội dung chúc tụng khấn nguyện hay giao duyên, trữ tình không ở giai điệu, tiết tấu, âm sắc, âm giai, điệu thức của nhạc Xoan mà là ở các lời hát, các câu hát tức là ở văn học hát Xoan vậy. Nghiên cứu nội dung Xoan, chúng ta không thể bỏ qua đặc điểm loại hình: Xoan là tiếng hát cửa đình, thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, chỉ hát ở chốn đình chung trong dịp làng vào đám mở hội tế thần. Xoan là tiếng hát đình đám, tiếng hát vào đám của làng chạ: …Rày tôi mừng chạ Vào đám phải thời Trống này be bé mà vẽ rồng vàng Hai tay tôi nâng cả đám làng... (Giáo trống) [10, tr.75] Dân ta mở tiệc thờ thần Đại vƣơng phù hộ ninh dân đời đời… (Đúm) [10, tr.32] Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét