Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Tìm hiểu đặc điểm và hoạt động của một số hệ thốg chăn nuôi ở huyện hoài đức hà nội trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phương Liên Phần 1. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế ngày càng mạnh, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tăng cao, kéo theo đó là sự phát triển nhanh của một số loại bệnh có tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của con người. Trong số đó có tình trạng thừa cân và bệnh béo phì (BP). Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, đột quỵ, giảm khả năng sinh sản, giảm chức năng hô hấp, tăng viêm xương, khớp, ung thư, bệnh đường tiêu hóa,… và tình trạng kháng insulin [1, 7]. Y học hiện đại ngày nay có nhiều loại thuốc chống béo phì và rối loạn trao đổi lipid - glucid như: Metformin, Fluoxiten… Tuy nhiên chúng thường có tác dụng phụ không mong muốn và chi phí điều trị đắt đỏ.Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển các loại thuốc nguồn gốc thảo dược với nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền và ít tác dụng phụ. Ở nước ta cây khoai lang thuộc chi Ipomoea tương đối phổ biến ở các vùng miền và được nhân dân sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày làm thực phẩm cũng như thuốc chữa các bệnh đơn giản 2,6. Tuy nhiên việc nghiên cứu đặc tính hóa sinh, y dược của các hoạt chất thiên nhiên từ đối tượng này chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của một số phân đoạn dịch chiết từ lá khoai lang Hoàng Long (Ipomoea batatas Poir.) trên mô hình chuột béo phì thực nghiệm”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu nhằm góp phần hiểu biết thêm về đặc tính sinh lý, hóa sinh và khả năng chữa bệnh của dịch chiết từ lá khoai lang, tạo cơ sở cho Phạm Thị Hồng Thắm 1 Lớp: K33B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phương Liên những hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phương thuốc mới cũng như tìm hiểu tác dụng của các loại thảo dược sẵn có trong tự nhiên. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Định tính, định lượng và tách một số phân đoạn dịch chiết chứa hoạt chất thiên nhiên từ lá cây khoai lang. 3.2. Nghiên cứu đặc tính hóa sinh của các phân đoạn dịch chiết được tách ở nội dung 3.1. 3.3. Xây dựng, hoàn thiện mô hình chuột béo phì thực nghiệm có thể áp dụng để sàng lọc, đánh giá tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường và béo phì của các phân đoạn dịch chiết từ thực vật. 3.4. Nghiên cứu khả năng chống rối loạn trao đổi lipid trên mô hình chuột in vivo. 3.5. Nghiên cứu mức độ tổn thương gan, thận, tuỵ ở chuột béo phì trước và sau điều trị. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Mẫu thực vật: lá cây khoai lang. - Mẫu động vật: chuột bạch chủng Swiss nặng từ 18-20g. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của một số phân đoạn dịch chiết từ lá khoai lang Hoàng Long (Ipomoea batatas Poir.) trên mô hình chuột béo phì thực nghiệm. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp hóa lý và hóa sinh: sử dụng các hệ dung môi hữu cơ có độ phân cực khác nhau để tách một số phân đoạn dịch chiết chứa các hoạt chất thiên nhiên từ lá cây khoai lang. Phạm Thị Hồng Thắm 2 Lớp: K33B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phương Liên - Sử dụng các phương pháp hóa sinh: Định tính, định lượng, nghiên cứu đặc tính hóa sinh của các phân đoạn dịch chiết. - Tạo mô hình chuột BP thực nghiệm: Chuột nhắt trắng chủng Swiss (18-20g) sau 3 ngày thích nghi với điều kiện phòng thí nghiệm, được nuôi bằng chế độ thức ăn giàu lipid [13] trong thời gian là 4 tuần, khi đó khối lượng của chuột nuôi bằng chế độ thức ăn giàu lipid tăng có ý nghĩa thống kê so với chuột nuôi bằng thức ăn thường. - Sử dụng phương pháp hóa sinh – y dược để định lượng một số chỉ số hóa sinh liên quan đến rối loạn trao đổi lipid [8] ở chuột trước và sau khi điều trị bằng các phân đoạn dịch chiết lá cây khoai lang. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu hình thái giải phẫu để nghiên cứu vi thể của một số nội quan (gan, thận, tụy) ở chuột béo phì. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần hóa học, hàm lượng các nhóm hợp chất hữu cơ, khả năng chống béo phì của phân đoạn dịch chiết từ lá cây khoai lang Hoàng Long (Ipomoea batatas Poir). Phạm Thị Hồng Thắm 3 Lớp: K33B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phương Liên PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CÂY KHOAI LANG (Ipomoea batatas)[6] Khoai lang tên khoa học là Ipomoea thuộc họ khoai lang Convolvulaceae, là loài cây thân thảo dạng dây leo, có lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím. 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố, sinh thái Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, được con người trồng cách đây khoảng 5000 năm. Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó. Các xứ trồng nhiều khoai lang gồm: Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Argentina, Mỹ… Tại Hoa Kỳ, khoai lang được trồng nhiều ở các tiểu bang phía Nam, từ North Carolina đến Texas và được xem là thức ăn chính của người dân trong vùng. Ở Việt Nam, tại các tỉnh phía Bắc, khoai lang được trồng nhiều nhất tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Tại các tỉnh phía Nam khoai lang được trồng tập trung tại Quảng Nam, Đà Nẵng, rải rác tại Quảng Ngãi, Phan Rang, Phan Thiết, Đồng Nai. Khoai lang có thể mọc trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, có khả năng chịu mặn, pH thích hợp từ 4,2 - 8,3; không chịu được sương giá, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình 24oC (75oF). Phạm Thị Hồng Thắm 4 Lớp: K33B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phương Liên 1.1.2. Thành phần hóa học Trong 100g củ khoai lang tươi có khoảng 6,8g nước; 0,8g protein; 0,2g lipid; 28,5g glucid (24,5g tinh bột; 4g glucose); 1,3g cellulose, cung cấp cho cơ thể 122 calo. Ngoài ra trong khoai lang tươi còn có nhiều vitamin và muối khoáng (34mg canxi; 49,4g photpho; 1mg sắt; 0,3mg carotene; 0,05mg vitamin B1; 0,05mg vitamin B2; 0,6mg vitamin PP; 23mg vitamin C...). Trong 100g khoai lang khô có 11g nước; 2,2g protein; 0,5 lipid; 80g glucid; 3,6g cellulose, cung cấp cho cơ thể tới 342 calo. Trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước; 2,6g protein; 2,8g glucid; 1,4g cellulose; 48mg canxi; 54mg photpho; 11mg vitamin C, v.v... 1.1.3. Công dụng và tác dụng dược lý [15] Lá khoai lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Củ khoai lang có vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ. Khoai lang là một loại thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngọn khoai lang đỏ có một chất gần giống như Insulin. Củ khoai lang còn chứa caiapo – chất giúp kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu người mắc tiểu đường typ II. Ngoài ra khoai lang còn được dùng chữa nhiều bệnh khác như: nghẹt mũi, hen suyễn, viêm phế quản, thấp khớp, viêm dạ dày, tá tràng, thiếu sữa, táo bón. Phạm Thị Hồng Thắm 5 Lớp: K33B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phương Liên 1.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỢP CHẤT TỰ NHIÊN TỪ THỰC VẬT 1.2.1. Các hợp chất thứ sinh và các chất có hoạt tính sinh học Quá trình trao đổi chất của sinh vật bao gồm sự tạo thành các hợp chất sơ cấp và thứ cấp (còn gọi là hợp chất thứ sinh). Hợp chất sơ cấp được tạo thành là sản phẩm của quá trình đồng hóa và dị hóa, có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Nó bao gồm những chất thiết yếu cho sự sống như các axit amin, các axit nucleic, cacbohidrat, lipid… Chúng là trung tâm của quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Các hợp chất thứ cấp (hợp chất thứ sinh) được tạo thành từ các hợp chất sơ cấp và các chất trao đổi trung gian của chu trình đường phân, chu trình pentose-phosphate, chu trình axit citric, v.v… Khác với các chất trao đổi bậc nhất, hợp chất thực vật thứ sinh không phải là yếu tố đặc biệt cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển, quang hợp và sinh sản [14]. Chúng được tạo ra trong những tế bào chuyên biệt với vai trò điều hòa mối quan hệ qua lại giữa các tế bào trong cơ thể. Đồng thời chúng là các hợp chất phòng thủ giúp thực vật chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm thực vật từ môi trường xung quanh. Người ta tiến hành phân loại các hợp chất thứ sinh dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Dựa vào bản chất hóa học chia hợp chất thứ sinh thành các hợp chất phenolic, flavonoid, alkaloid, coumanrin, glycoside,… Dựa vào lịch sử phát hiện và sử dụng, các hợp chất thứ sinh được chia thành 4 nhóm chính: + Terpen (gồm isoprenoid, terpenoid, carotenoid…). + Glycosid (gồm glycoside trợ tim…). + Các phenylpropanoid (gồm flavonoid, tannin, lignin…). + Các hợp chất chứa nitơ (gồm alkaloid, hợp chất dị vòng thơm…). Phạm Thị Hồng Thắm 6 Lớp: K33B- Sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét