Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Khoa cử việt nam dưới triều vua minh mạng (1820 1840)

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Năm 1777 Phạm Ngô Cầu xin mở trường thi ở Thuận Hóa, sai khảo hạch trước. Niêm giấy yết thị nhiều ngày chưa có một người nào nộp quyển thi vì học nghiệp bỏ bê do binh hỏa. Khoa cử đến thời Lê Trung Hưng bắt đầu xuống dốc. Ðầu thời Hậu Lê, lúc mới phục quốc thì văn gọn mà ý sâu, đến Trung Hưng thì văn rườm rà mà ý cạn. Nhà Tây Sơn (1789-1802): các vua Tây Sơn xuất thân là võ tướng nhưng cũng tỏ ra trọng việc học và quý các nho sĩ. Vua Quang Trung không những rất trọng dụng Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, đều là những người do Khoa mục xuất thân, mà năm 1789 còn mở khoa thi Tuấn tài ở Nghệ An, chỉ thi hai kỳ: chế nghĩa và văn sách, đỗ gọi là Tuấn sĩ, dùng La Sơn Phu Tử làm Ðề điệu (chủ khảo). Ðó là khoa thi thuần tiếng Nôm đầu tiên và duy nhất ở nước ta, song đề mục vẫn bằng chữ Hán. Nhà Nguyễn: Các chúa Nguyễn Ðàng Trong (1558 - 1775): Trong khi ở Ðàng Ngoài chúa Trịnh tổ chức thi cử theo lề lối cũ thì ở Ðàng Trong chúa Nguyễn cũng mở các khoa thi kén nhân tài, tuy chưa có quy củ bằng Ðàng Ngoài. Nhà Nguyễn từ vua Gia Long (1802 - 1945): Khi mới thống nhất đất nước, Gia Long dự tính ba năm một lần mở các khoa thi Hương, thi Hội, song vì công việc trị an bề bộn, mãi đến 1807 mới mở khoa thi Hương đầu tiên, sau đó 6 năm một khoa, còn thi Hội thì chưa tổ chức được. Ðến thời Minh Mạng, chuyển sang văn trị, việc học được chỉnh đốn, có quy củ. Người đỗ thi Hương là Hương cống nay đổi ra gọi là Cử nhân, Sinh đồ gọi là Tú tài. Năm 1822, mở khoa thi Hội đầu tiên. Các đời sau sửa đổi ít nhiều như lúc thì chấm lối quán quyển, khi thì theo nhà Lê, mỗi kỳ một lần duyệt, tức là có đỗ trường một mới được vào thi trường hai. Năm 1884, lại định rõ lệ “nhất Cử tam Tú”, nghĩa là cứ lấy một người đỗ Cử nhân thì cho ba người đỗ Tú tài. Trần Thị Liên 11 Lớp K35 Lịch sử văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Năm 1909, khoa cải cách đầu tiên, ngoài chữ Hán sĩ tử phải thi cả chữ quốc ngữ cùng các môn thi mới khác như địa dư, cách trí, tính đố. Chữ Pháp còn là môn thi tình nguyện. Khoa 1915 là khoa thi Hương cuối cùng ở miền Bắc. Chữ Pháp trở thành môn thi bắt buộc. Năm 1818 là khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức ở miền Trung. Năm 1919 là khoa thi Hội và thi Ðình cuối cùng của toàn quốc. Khoa cử nước ta được bắt đầu từ năm 1075, dưới triều Lý Nhân Tông trải qua 845 năm dưới nhiều triều đại, mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau được thể hiện như sau: 1.1.1. Hình thức thi Thời Lý: đã tổ chức 7 khoa thi, trung bình 30 năm một khoa. Các khoa thi như: Khoa thi “Minh kinh bác học”: khoa đầu tiên mở vào tháng 2 năm Ất Mão (1075), lấy đỗ 10 người. Minh kinh là thông hiểu kinh điển Nho giáo riêng ở thời Đường có thi cả sách Lão Tử. Minh kinh bác học là chức quan trong nhà Quốc Tử Giám. Khoa thi “văn học”: tổ chức vào tháng 8 năm Bính Dần (1086). Khoa thi này nhằm chọn người có tài văn học trong nước để đưa vào Viện Hàn Lâm. Khoa thi điện: tổ chức vào tháng 10 năm Nhâm Thân (1152). Khoa “thiên hạ sĩ nhân” (thi kẻ sĩ trong nước), chưa rõ tên khoa thi này hay chỉ là ghi chép về việc tổ chức thi. Triều Lý tổ chức ba khoa thi loại này vào các năm 1165, 1185. Khoa thi “Tam giáo” nguyên văn là “Thí tam giáo tử”: thi người trong ba giáo Nho, Phật, Đạo. Khoa thi này được tổ chức vào đời vua Lý Cao Tông năm Ất Mão (1195). Khoa thi “Tam giáo” đến đời Trần vẫn được tổ chức. Thời Trần: chú trọng giáo dục khoa cử. Năm 1226, mở rộng nhà Quốc học tại kinh đô gọi là Quốc học viện. Năm 1281, lập thêm nhà Quốc học, Trần Thị Liên 12 Lớp K35 Lịch sử văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp ngoài con em quý tộc quan lại còn cho con em dân thường phải là loại tuấn tú đến học. Từ năm 1337, đã đặt học quan tại các Lộ, Phủ. Với hệ thống học hiệu này, nhà Trần đã tổ chức được một nền giáo dục và khoa cử quy mô. Kể từ khoa thi đầu tiên tổ chức vào năm 1227 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1396, triều Trần đã tổ chức được 11 khoa thi trong đó có một khoa thi “Tam giáo” và 10 khoa thi Thái học sinh. Khoa “Tam giáo”: năm Đinh Hợi (1227) tổ chức khoa đầu tiên. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi “thi tam giáo tử” là tổ chức thi để chọn nhân tài trong Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo như thời Lý. Đây là khoa thi “Tam giáo” cuối cùng trong mạch thi Tam giáo từ thời nhà Lý. Khoa thi “Thái học sinh”: tổ chúc khoa đầu tiên vào năm Nhâm Thìn (1232). Sau khoa thi này triều Trần tiếp tục tổ chức 9 khoa thi Thái học sinh. Khoa thi Thái học sinh đời Trần thực hiện những định chế giống khoa thi Tiến sĩ, chia Tam giáp (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp) ngay từ khoa thi đầu tiên. Xếp Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) từ khoa thi năm 1247. Bên cạnh Kinh Trạng nguyên (trạng nguyên ở vùng kinh lộ) và Trại Trạng Nguyên (Trạng nguyên của vùng trại, kể từ Thanh Hóa trở vào) thực hiện định chế này được hai khoa nhằm khuyến khích việc học ở vùng xa kinh thành. Sau Tam khôi lấy Hoàng Giáp, từ khoa thi năm 1304. Bài thi của khoa thi Thái học sinh cũng được ghi rõ trong khoa thi 1304: Trường một: Thi Kinh nghi (những chỗ còn nghi ngờ trong kinh) và Kinh nghĩa (giải nghĩa kinh). Trường hai: thi thơ, phú. Trường ba: thi chế, chiếu, biểu. Trường bốn: thi văn sách (một đạo). Trước khi vào trường, có kỳ phụ thí thi ám tả hai thiên Y quốc và Thiên tử truyện trong sách cổ Trung Hoa để loại người kém. Thi Đại tỷ: còn gọi là Đại tỷ thủ sĩ được tổ chức cho năm loại đối tượng: thuộc quan ở Tam quán (cho con cái của các quan được lấy vào vừa Trần Thị Liên 13 Lớp K35 Lịch sử văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp làm việc vừa học tập ở ba “quán”: Sùng văn quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục); Thái học sinh; Thị thần học sinh (con cái các quan được lấy vào vừa làm việc vừa học tập ở sáu cục Ngự tiền cận thị chi hậu, ở Trung thư giám); Tướng phủ học sinh (con cái của các thân vương, thân công, hoàng tử, công chúa, các tướng công hầu bá thuộc họ hàng thân thích của nhà vua được nhà nước củ học quan đến dạy tại phủ đệ của mình); Người làm quan có tước phẩm. Thời Hồ: Từ khi chưa giành ngôi vua, Hồ Quý Ly đã viết sách Minh Đạo dâng vua Trần Nghệ Tông. Khi ở ngôi, Hồ Quý Ly đẩy mạnh giáo dục Nho giáo khuyến khích Nho sĩ. Giáo dục và khoa cử thời Hồ, ngoài kinh điển Nho giáo có chú ý đến cách học thiết thực. Các triều chỉ thi toán trong kỳ thi tuyển lại viên, riêng triều Hồ đưa toán thư pháp vào kỳ đại khoa. Hồ Quý Ly chú ý đến việc phổ biến chữ Nôm, nhà vua đã dịch thiên Vô dật trong Kinh thư ra chữ Nôm. Trong bảy năm, nhà Hồ tổ chức được hai khoa thi: Khoa thi Thái học sinh mở năm Canh Thìn (1400), đời Hồ Quý Lý, lấy đỗ 20 vị Thái học sinh và Khoa thi năm Ất Dậu (1405) đời Hồ Hán Thương. Thời Lê Sơ: Đây là thời kỳ chế độ phong kiến đạt đến thịnh trị, giáo dục khoa cử cũng trở thành khuôn mẫu cho giáo dục khoa cử ở các triều đại sau. Triều Lê tổ chức các Chế khoa, bắt đầu từ năm 1442, bắt đầu tổ chức khoa thi Tiến sĩ. Khoa Minh kinh: tổ chức tháng 5 năm Kỷ Dậu (1429) tại sản đường Đông Kinh (Hà Nội ngày nay). Sử sách ghi được bảy người đỗ. Khoa Hoành từ: mở vào năm Tân Hợi (1431), phép thi cũng như khoa Minh kinh lấy “chân Nho chính trực” bài thi dùng Minh kinh, luận, phú hoặc văn sách. Sau khoa Hoành từ, triều Lê Sơ còn tổ chức hai chế quan vào năm Quý Sửu (1433) và Ất Mão (1435) do vua đích thân ra văn sách. Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của thời Lê sơ cũng là khoa thi tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam tổ chức vào tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442). Trần Thị Liên 14 Lớp K35 Lịch sử văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên có 450 người dự thi, lấy đỗ 33 vị tiến sĩ. Xếp hạng thành “tam giáp” (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp), ba giáp cũng gọi là ba bảng nhưng chỉ có bảng một và hai được gọi là chính bảng. Sau khoa tiến sĩ đầu tiên, các vua triều Lê sơ còn tổ chức 15 khoa thi tiến sĩ nữa. Triều Mạc: Sự nghiệp giáo dục và khoa cử liên quan đến việc tuyển chọn trí thức cho toàn bộ Vương nghiệp. Buổi đầu, nhà Mạc dựa vào số Nho sĩ ít ỏi trong vương tộc và của triều Lê để góp phần phục hưng đất nước. Sau hai năm cầm quyền, nhà Mạc đã tổ chức khoa thi Tiến sĩ năm Kỷ Sửu (1529). Từ khoa thi đầu tiên này đến khoa thi cuối cùng năm Nhâm Thìn (1592), nhà Mạc đã tổ chức đều đặn ba năm một kỳ thi Tiến sĩ, bất chấp chiến tranh, phải rời khỏi Thăng Long lên Cao Bằng cố thủ, thể hiện quyết tâm cao của nhà Mạc trong việc tuyển chọn nhân tài và tinh thần hiếu học trong nhân dân ta. Khoa Tiến sĩ đầu tiên mở vào năm Kỷ Sửu (1529), thu được kết quả: Đệ nhất giáp ban ba Tiến sĩ cập đệ - Đệ nhị giáp ban tám Tiến sĩ xuất thân. Đệ tam giáp ban 15 Tiến sĩ đồng xuất thân. Bia tiến sĩ đề danh dựng ngay năm thi. Sau khoa thi Tiến sĩ đầu tiên, nhà Mạc đã cho tổ chức ba năm một khoa thi, tổng cộng là 22 khoa, lấy đỗ 485 vị tiến sĩ, trong đó có 11 vị Trạng nguyên. Thời Lê Trung Hưng (Lê - Trịnh): Lấy vùng núi Thanh Hóa làm căn cứ, triều Lê Trung Hưng đã mạnh dần lên, việc tổ chức khoa cử thu hút nhân tài được đặt ra. Ở thời kỳ đầu, triều Lê Trung Hưng cũng chỉ tổ chức Chế khoa, tiếp sau đó mới mở khoa Tiến sĩ, các khoa ấy được cử hành tại hành cung Văn Lại (Thanh Hóa). Từ năm 1595, các khoa thi Tiến sĩ lại được tiếp tục tổ chức ở kinh đô Thăng Long, tuy ít nhưng Chế khoa và khoa Đông các cũng cử hành. Từ khoa thi đầu tiên năm Ất Mùi (1595) đến khoa thi cuối cùng năm Đinh Mùi (1787) Trần Thị Liên 15 Lớp K35 Lịch sử văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp triều Lê Trung Hưng đã tổ chức được 73 khoa thi Tiến sĩ và Chế khoa, kéo dài lịch sử thi cử của thời này tới 233 năm. Chế khoa mở đầu lịch sử khoa cử thời Lê Trung Hưng năm Giáp Dần (1554), lấy đỗ 13 Tiến sĩ, các tiến sĩ chia làm hai giáp: Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân (gồm 5 vị) và Đệ nhất giáp đồng Chế khoa xuất thân (8 vị). Năm Ất Sửu (1565), tổ chức chế khoa lần hai, lấy được 10 Tiến sĩ Chế khoa, vẫn chia làm hai giáp. Các Chế khoa này được tổ chức tại hành cung ở Vạn Lại; sau này triều Lê Trung Hưng tuy dựng bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội vào năm 1653 cùng với 22 Tiến sĩ khác, tổng cộng là 25 bia. Đây là đợt dụng bia lớn nhất trong lịch sử dựng bia Tiến sĩ. Chế khoa cuối cùng thời Lê Trung Hưng tổ chức vào năm Đinh Mùi (1787), lấy được một vị Đồng Chế khoa xuất thân. Khoa Tiến sĩ: mở từ năm Canh Thìn (1580), lấy đỗ 6 vị. Tuy chưa tổ chức Điện thí, nhưng xếp hạng theo Tam giáo chưa có người đỗ Nhất giáp còn Nhị giáp tiến sĩ xuất thân 4 vị, Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân 2 vị. Khoa này và các khoa Tiến sĩ tiếp sau: Quý Mùi (1583), Quý Sửu (1589), Nhâm Thìn (1502) đều được tổ chức ở thành cung Vạn Lại. Từ khoa Kỷ Sửu (1589) đã có thi Đình. Từ khoa thi Tiến sĩ Ất Mùi (1595) bắt đầu tổ chức tại kinh đô Thăng Long và định lệ ba năm một khoa đều đặn, thỉnh thoảng mới có kỳ bốn năm hoặc năm năm. Các định chế chuẩn mực thời Lê Sơ lại được thực hiện, nhưng số người đỗ mỗi khoa không nhiều, suốt thời Trung Hưng chỉ có một khoa đỗ nhiều nhất là được 22 người, điều đó cũng phản ánh một thực tế của lịch sử: đó là những năm tháng chiến tranh kéo dài, đã phá hoại nặng nề đất nước, cản trở sự phát triển của văn hóa giáo dục, sự khắc phục là khó khăn và lâu dài, chế độ khoa cử và chế độ phong kiến suy yếu, bế tắc. Các triều chúa Nguyễn: các chúa Đàng Trong tổ chức khoa cử có nhiều nét khác với các triều phong kiến Việt Nam trước đó, kể cả khoa cử Trung Trần Thị Liên 16 Lớp K35 Lịch sử văn hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét