Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333)

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 làm cho một số yếu tố của Phật giáo ở Nhật Bản đã có những khác biệt khá căn bản với Phật giáo, Ấn Độ hay với Phật giáo Trung Hoa. Những biến đổi đó lúc đầu được tạo nên bởi nền tảng kinh tế - xã hội cũng như những yêu cầu của cư dân Nhật Bản, của văn hóa Nhật Bản nhưng đến lượt nó, nhiều khi lại trở thành những định hướng cho sự phát triển của văn hóa Nhật Bản về sau. Vì lẽ ấy, mặc dù tồn tại trong những điều kiện của một xã hội hiện đại nhưng văn hóa Nhật Bản vẫn giữ được những yếu tố như nhân ái, mềm mại của đạo Phật, cứng nhắc đến tàn nhẫn của võ sĩ đạo, thực dụng như Khổng giáo và mộng mơ siêu thoát của thiền, tư tưởng trọng lợi ích vật chất và yêu cái đẹp da diết, một tư duy khoan hòa nhưng lại chứa đầy tính duy lý v.v... Nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu như sau: Một là: So với các nước trong khu vực, thời điểm du nhập Phật giáo vào Nhật Bản có muộn hơn. Theo các nguồn sử liệu còn lưu lại, khoảng thế kỷ VI Phật giáo đã từng có mặt ở Nhật Bản. Việc du nhập Phật giáo vào Nhật Bản chủ yếu từ hai con đường: Trung Quốc và Triều Tiên. Phật giáo có mặt ở Triều Tiên sớm hơn ở Nhật Bản chừng 150 năm. Sách Phù Tang lược ký cho biết: "Tháng 2 năm thứ 16 sau khi Kế Thể Thiên Hoàng tức vị (năm thứ 3 niên hiệu Phổ Tông Vũ Đế nhà Lương, năm 522) một người Hán là Tư Mã Đạt đến Nhật Bản làm nhà cỏ ở bản Điền Nguyên, quận Cao Thị nước Đại hòa, bày tượng phật lễ bái" . Cũng theo nguồn sử liệu trên thì vào tháng 10 năm 522 (năm thứ 13 đời Khâm Minh Thiên Hoàng) có Thánh Minh Vương ở nước Bách Tế trên bán đảo Triều Tiên đã sai Cơ Thị Đạt dẫn đầu một đoàn người đến tặng một pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng và có cờ phướn, kinh luân. Giới nghiên cứu ở Nhật Bản quen gọi hai con đường du nhập Phật giáo: Tư truyền và Công truyền để phân biệt Phật giáo được dân gian truyền vào và chính phủ truyền vào. Nguyễn Thị Minh 11 K34B – CN Lịch sử Khoá luận tốt nghiệp Đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Qua nghiên cứu thời điểm và con đường du nhập Phật giáo vào Nhật Bản có thể thấy rằng, Phật giáo được du nhập muộn hơn một số nước trong khu vực, hơn nữa Phật giáo trên con đường truyền bá đã từng bị khúc xạ qua nhiều nước trung gian vì vậy nó không còn nguyên vẹn như Phật giáo chính gốc. Điều căn bản hơn là ở chỗ Phật giáo ở Nhật Bản bị chi phối mạnh bởi các yếu tố tín ngưỡng bản địa vốn đã có truyền thống ở Nhật Bản đó là tục thờ Kami (biểu tượng thần linh của Shinto). Điều này cũng cho thấy trong lịch sử tồn tại của Phật giáo ở Nhật Bản luôn có sự giằng co thậm chí là xung đột trong đời sống tín ngưỡng của cá nhân và trên bình diện xã hội giữa một bên là Phật và bên kia là Thần. Nếu so sánh với Phật giáo ở Việt Nam ta thấy Phật giáo được du nhập vào Việt Nam sớm hơn vào Nhật Bản khoảng 6 thế kỷ. Ở Việt Nam ngoài con đường du nhập Phật giáo trực tiếp từ phía các cao tăng Ấn Độ còn có các cao tăng của Trung Hoa. Tuy nhiên các cao tăng của Trung Hoa khi truyền Phật giáo vào Việt Nam thì tính chất Phật giáo Ấn Độ cũng rõ rệt hơn. Mặt khác, Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu bằng con đường dân gian nên sự xung đột giữa nó và tín ngưỡng bản địa ít quyết liệt. Có thể nói, nó được du nhập một cách tương đối hòa bình. Thứ hai: Phật giáo du nhập vào Nhật Bản trong bối cảnh người Nhật đã có một truyền thống tín ngưỡng khá vững chắc: tín ngưỡng về Thần (Kami). Kami là đối tượng của sự thờ cúng trong Shinto đã tồn tại từ thời cổ đại. "Đây là những thực thể mờ ảo, tồn tại không hình dạng, thiếu hẳn tính người và giống với sự biểu hiện quyền lực lạnh lùng. Tất cả được coi như là cao hơn ở bên trên con người bằng kiến thức và quyền lực, giữa những quyền lực đời sống và nằm ngoài sự kiểm soát của con người" [2; 183]. Kami có nhiều loại nhưng tựu trung có 4 đặc điểm chung: - Kami không có hình dạng riêng nhưng có thể được mời gọi đến với những hình thức mời thích hợp. Nguyễn Thị Minh 12 K34B – CN Lịch sử Khoá luận tốt nghiệp Đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Kami là thực thể trừu tượng, có thể mang phúc hay chuốc họa cho con người tùy thuộc vào thái độ đối xử của con người đối với Kami. - Kami có thế giới riêng nhưng vẫn có thể viếng thăm thế giới loài người và sử dụng vào những mục đích của họ. - Kami là thế lực ban phát cho con người những lợi ích vật chất mà không đại diện cho một thứ chân lý tối hậu. Nhìn chung những đặc trưng của Kami về thực chất, Shinto có những khác biệt căn bản với Phật đạo. Điểm căn bản nhất là ở chỗ, Kami là trừu tượng trong khi Phật là cụ thể. Tôn sùng, thờ cúng Kami sẽ được đền đáp trong khi Phật chủ trương chính con người tự chịu trách nhiệm về kết quả của hành động của bản thân mà không trông chờ bất kỳ một sự ban phát nào nhất là trong quan niệm của Phật giáo nguyên thủy. Kami là thế lực ban phát trong khi Phật đại diện cho chân lý tối hậu, Shinto không đủ và được một hệ thống các giá trị đạo đức được xem là chân lý. Vì những lẽ trên nên ở buổi đầu du nhập, Shinto và Phật giáo luôn chứng tỏ những sự xung khắc và sự xung khắc đó kéo dài cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, mặc dù xung khắc nhưng Phật giáo đã góp phần bổ sung, bù đắp cho những lỗ hổng về nhận thức mà Shinto không thể có, do đó xuất hiện xu hướng hỗn dung, vay mượn lẫn nhau giữa Thần và Phật là một thực tế trong đời sống tín ngưỡng của người Nhật Bản. Bách khoa toàn thư Nhật Bản khẳng định: "Đạo Phật đã cung cấp cho người Nhật toàn bộ khái niệm về đạo đức... Đạo Phật đã đưa đến cho văn hóa Nhật Bản những từ về lòng thương xót, anh minh, lòng từ bi, lòng nhân ái..." [2; 191]. So sánh vấn đề này với bối cảnh Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ta thấy cả hai cuộc du nhập đó có những tương đồng nhưng cũng có nhiều dị biệt. Sự tương đồng thể hiện ở chỗ, Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai nên tất yếu phải có những phản ứng từ phía bản địa. Thêm nữa cả Việt Nam và Nhật Bản đều là những quốc gia nông nghiệp và tín Nguyễn Thị Minh 13 K34B – CN Lịch sử Khoá luận tốt nghiệp Đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 ngưỡng bản địa đều có những khiếm khuyết cần phải được bổ sung. Ngoài những tương đồng trên những dị biệt sau đây là căn bản: - Phật giáo du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh đất nước bị đô hộ còn ở Nhật Bản thì nội chiến lại liên tục. - Ở Việt Nam, Phật giáo vào sớm hơn nhưng phải 1000 năm sau kể từ thời Đinh - Lê nó mới được phát huy tác dụng, còn ở Nhật Bản tuy được du nhập muộn hơn nhưng nó lại có quá trình phát triển liên tục. - Các tôn giáo ngoại nhập muốn bắt rễ vào một khu vực nào đó không thể không dựa vào tôn giáo truyền thống nhưng vì trong giai đoạn đó, Shinto đã là một tôn giáo phổ biến của người dân lại có nhiều dị biệt với Phật giáo nên sự du nhập diễn ra khó khăn hơn. Chính những dị biệt đó làm cho sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản có phần khó khăn và sự đụng độ của nó với Shinto thêm phần quyết liệt. Thứ ba: Trong bối cảnh về văn hóa, tín ngưỡng của Nhật Bản, Phật giáo muốn bắt rễ phải tự biến đổi mà nhiều biến đổi đã trở nên khác lạ so với Phật giáo chính gốc. Trước hết, muốn bắt rễ, Phật giáo không thể du nhập bằng hệ thống lý luận trừu tượng mà phải là dưới hình thức nào đó của ma thuật, về những lời hứa sẽ bảo vệ toàn bộ xứ sở, về sự sẵn sàng cứu giúp của các Bồ tát. Do đó một điều tự nhiên là trong hai thế kỷ tôn giáo mới này được hiểu một cách đơn thuần như một phương tiện có hiệu quả giúp tạo ra những ân huệ trần tục mà chúng sinh luôn luôn tìm kiếm, mong đợi từ những vị thần trong Shinto. Cũng vì tính chất đó mà triều đình nhanh chóng chấp nhận Phật giáo vì nó mang lại mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi và khuyến khích cho sự giàu có của đất nước. Để đi vào lòng người thuộc mọi đối tượng, Phật giáo ở Nhật Bản luôn chủ trương hai khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất, đối với dân chúng chiếm số đông, nó thường xuyên cung cấp những dịch vụ thiết thân Nguyễn Thị Minh 14 K34B – CN Lịch sử Khoá luận tốt nghiệp Đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 như chữa bệnh hay là tìm ra đôi lứa hợp nhau... hoặc chăm sóc người chết, vỗ về người sống bằng các nghi lễ cầu hồn nhằm tạo sự an tâm về sự quấy rối của linh hồn khi có người chết. Khuynh hướng thứ hai, phục vụ những người coi thế giới này là ảo và chất đầy sự đau khổ. Với loại người này Phật giáo cung cấp cho họ phương tiện để làm thay đổi nhận thức - tập Thiền. Có thể nói, vì tập tục thờ thần cũ, cho nên Phật giáo Nhật Bản thời kỳ đầu đặc biệt coi trọng việc cầu mong công đức. Các sử gia gọi đây là: Phật giáo cầu mong; họ không tha thiết tìm hiểu kinh nghĩa mà chỉ mong mượn chú nguyện để kéo dài tuổi thọ, trừ tai, chữa bệnh, cầu mưa, giữ nước. Họ vẫn lễ Phật với tâm lý cầu thần, cầu xin đời sống hiện thực được bình yên như ý. Qua đây có thể thấy rằng Phật giáo ở Nhật Bản rất đậm tính thực dụng và có màu sắc nhập thế khá gần gũi với tính chất của Phật giáo ở Việt Nam. Thứ tư: Phật giáo vào Nhật Bản trong điều kiện xã hội đang ở giai đoạn xã hội thị tộc, mỗi thị tộc chỉ thờ thần của thị tộc mình. Bởi vậy đối với thờ cúng của Shinto hết sức đa dạng. Có những thần ngự trong các đối tượng tự nhiên như cây cối, núi non, mặt trời, nhưng cũng có những vị thần phụ trách một số nghề thủ công chuyên ban phát năng lực cho những ngư dân hay những thợ săn... có những vị thần còn sống như những chuyên gia về tôn giáo hay những người bằng sự rèn luyện khổ hạnh đã đạt đến khả năng hòa nhập và hóa thân thành các Kami. Có những vị thần bảo hộ cho cá nhân, gia đình, dòng tộc nhưng cũng có những Kami có khả năng sáng tạo ra các hòn đảo hay bảo hộ cho Hoàng gia. Lại nữa. có những Kami khi được thờ cúng có khả năng thay đổi tính chất, từ thần phá phách trở thành thần có ích sẵn sàng giúp đỡ nhân loại... Rõ ràng, sự đa dạng của các Kami là sự biểu hiện của lối tư duy phong phú khá phổ biến của người phương Đông. Cố nhiên khi đối tượng thờ cúng đa dạng, hỗn tạp thì niềm tin cũng đa dạng và hỗn tạp. Tình hình này là sự Nguyễn Thị Minh 15 K34B – CN Lịch sử Khoá luận tốt nghiệp Đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 phản ánh thực tế phân biệt giữa các thị tộc trên quần đảo Nhật Bản, nó không tạo cơ sở tinh thần cho sự thống nhất của quốc gia. Trong bối cảnh đó, Phật giáo du nhập nhanh chóng được Hoàng gia và người dân chấp nhận. Sự kiện vĩ đại này đã tạo ra cơ sở cho sự thống nhất về đức tin và từ sự thống nhất về đức tin đã tạo điều kiện cho sự thống nhất về quốc gia. Vì lẽ ấy, các Tenno của Nhật Bản không chỉ là lãnh tụ về chính trị mà còn là lãnh tụ về tôn giáo. Nơi ở của Tenno cũng là nơi ở của thần linh và chỉ sau năm 1945 khi nước Nhật bại trận thì Tenno mới trở lại tư cách như con người. Đề cập đến một vài đặc điểm của Phật giáo ở Nhật Bản buổi đầu du nhập như trên, chúng tôi muốn so sánh với quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam. Điều dễ nhận thấy là, cũng xuất phát từ Phật giáo, song khi vào Nhật Bản, vào Việt Nam... thì đã có những khác biệt. Nếu như ở Nhật Bản, Phật giáo được tiếp nhận để phục vụ cho lợi ích thực dụng của người dân, phục vụ cho sự thống nhất quốc gia và được chấp nhận từ phía thế lực cầm quyền thì ở Việt Nam Phật giáo chủ yếu được tiếp nhận bằng con đường dân gian. Vì lẽ ấy, tính nhập thế của Phật giáo ở Nhật Bản rõ hơn tính nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam. Người Nhật Bản tiếp nhận Phật giáo không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần mà còn tìm được sự thỏa mãn những nhu cầu thực tế như chữa bệnh, học hành hay chí ít cũng là tìm được sự phù hợp cho hạnh phúc đôi lứa... Phật giáo ở Nhật Bản được tiếp nhận trên nền tảng Shinto - một tín ngưỡng không chỉ có tính thực dụng cho người dân mà còn có tính thực dụng cho giới cầm quyền nên có sự hỗn dung Thần - Phật, trong đó yếu tố trội là Thần. Người Việt Nam chấp nhận Phật giáo trên nền tảng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (tất nhiên có cả thờ thần tự nhiên), do đó tính quyền lực ở phương diện chính trị có phần ít đậm đặc. Vì vậy, người Nhật cũng trọng chữ "trung" Nguyễn Thị Minh 16 K34B – CN Lịch sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét