Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Quan hệ mỹ nhật sau chiến tranh lạnh (1991 2001)

lớn. Toàn cầu hóa kinh tế sẽ là xu hướng phát triển mạnh và lâu dài vì nó phản ánh quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển, mặt khác quá trình trên làm tăng nhanh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới, cùng góp phần làm tăng tính thống nhất trong quan hệ giữa các nước với nhau. Đối với Mỹ, toàn cầu hóa - quá trình đẩy nhanh liên kết kinh tế, công nghệ, văn hóa, chính trị có ý nghĩa là Mỹ ngày càng chịu ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Đồng thời, thời đại toàn cầu hóa hiện nay tạo cho Mỹ những cơ hội chưa từng có để ngăn chặn các nguy cơ thách thức nói trên và thúc đẩy các lợi ích của Mỹ. Toàn cầu hóa sẽ làm con người ở tất cả các lục địa xích lại gần nhau, cho phép họ dễ dàng trao đổi tư tưởng, hàng hóa và thông tin. Trong bối cảnh thế giới liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, Mỹ khẳng định cần duy trì sự can dự tích cực hơn vào công việc quốc tế để có thể bảo vệ thành công lợi ích dân tộc Mỹ. Theo quan điểm của Mỹ, cải cách trong nước Mỹ sẽ không thành công nếu Mỹ không tham gia các thị trường nước ngoài, thúc đẩy dân chủ trong các nước then chốt, kiềm chế và chống lại các đe dọa đang xuất hiện. Để sống trong an ninh và thịnh vượng, Mỹ tiếp tục chủ trương giữ vai trò người đứng đầu thế giới nói chung, và ở khu vực CATBD nói riêng, cả trong lĩnh vực an ninh, chính trị lẫn lĩnh vực kinh tế. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, an ninh giữa các quốc gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Các lợi ích kinh tế đan cài vào nhau do hoạt động của các công ty đa quốc gia, các vấn đề toàn cầu đã tạo nên các sự phụ thuộc đó. Và quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật cũng ngày có sự phụ thuộc vào nhau hơn. Thứ hai là vấn đề khu vực hóa: khu vực hóa cũng là đang là xu thế gia tăng rất mạnh, hình thành nhiều khối liên kết, hợp tác phát triển như EU, NATFA, APEC, ASEAN,… là một trong những thực thể của định chế quốc tế, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hội nhập toàn cầu nói chung kinh tế nói 11 riêng. Các tổ chức này ra đời, tuy còn ở mức độ khác nhau, nhưng mục đích chung là biến khu vực mình thành một thị trường thống nhất. Các nước gia nhập vào các tổ chức trên không chỉ để hưởng những thuận lợi mà thị trường chung của khu vực đem lại mà còn tránh những hậu quả xấu tác động từ môi trường toàn cầu hóa, hoặc từ một nhóm nước, một tập đoàn kinh tế nào đó. Việc hình thành và phát triển các khối hợp tác kinh tế mới thời kì sau Chiến tranh Lạnh kết thúc một nhu cầu thực tế để các nước trong khu vực tìm tiếng nói chung, qua đó thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế và thương mại phát triển. Song chính sự hình thành các khối này đã tạo ra nguy cơ của chính sách bảo hộ mậu dịch tập thể chống lại sự tấn công của các bạn hàng. Đó là một thách thức lớn đối với hai siêu cường kinh tế Mỹ và Nhật Bản. Tương quan giữa các nước lớn: Với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ đã trở thành siêu cường duy nhất có sức mạnh và tầm quan trọng toàn cầu về mọi mặt quân sự, kinh tế, chính trị… Bên cạnh đó thời kì sau Chiến tranh Lạnh đang nổi lên một Trung Quốc đang có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, chính trị thế giới, một Trung Quốc khổng lồ ngày càng có vị thế lớn hơn cả về kinh tế, chính trị, quân sự. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu trở thành những đối thủ cạnh tranh đối với Mỹ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tuy Mỹ đang mạnh nhất thế giới, song trong tình hình quốc tế phức tạp như hiện nay, Mỹ vẫn có nhiều hạn chế và không đủ khả năng đơn phương giải quyết mọi vấn đề của thế giới. Từ đó trong quan hệ với các đồng minh của mình đặc biệt là Nhật Bản, Mỹ đã có yêu cầu chia sẻ trách nhiệm quốc tế. Quan hệ đồng minh Mỹ Nhật càng trở nên quan trọng phụ thuộc lẫn nhau hơn nhưng Nhật Bản đang có những chính sách ngày càng độc lập hơn với Mỹ. Như vậy toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội cho tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, với những mức độ và theo các phương cách khác nhau. Đối với 12 các nước phát triển, toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội cho họ mở rộng không gian kinh tế, phát huy các lợi thế so sánh về công nghệ, vốn đầu tư và kĩ năng quản lý. Dưới tác động của toàn cầu hóa, hợp tác về kinh tế để cùng phát triển đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thế giới. Tính chất của mối quan hệ giữa các nước đang phát triển và các cường quốc kinh tế như Mỹ, EU, Nhật Bản,…đã thay đổi từ quan hệ phụ thuộc sang quan hệ tùy thuộc lẫn nhau. Để khai thác những lợi ích của toàn cầu hóa và hạn chế các tác động tiêu cực của nó, nhiều quốc gia đã nhận thấy sự cần thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau nhằm tạo nên các lợi thế cạnh tranh mới. Những biến đổi trong môi trường kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến sự phát triển của mọi nền kinh tế quốc gia. Để tiếp tục phát triển và giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế thế giới, Mỹ, EU, Nhật Bản,… đã quyết định cải cách cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác các thành quả của cách mạng khoa học công nghệ. Các nước đang phát triển với lợi thế so sánh về giá tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động đã xem các ngành công nghiệp là cơ hội phát triển của họ. Do vậy từ khi bước vào thời kì hậu Chiến tranh Lạnh, hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới đều thi hành chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới. 1.2. Nhân tố chủ quan 1.2.1. Về phía Mỹ Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu về cơ bản đã tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho việc thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của Mỹ. Bên cạnh những cơ hội to lớn sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, nước Mỹ đứng trước một chiến lược thay đổi cơ bản. Thách thức chủ yếu từ Liên Xô trước đây không còn, nhưng nước Mỹ ra khỏi Chiến tranh Lạnh trong tình trạng mình đầy thương tích. Mỹ đứng trước những thách thức to lớn từ trong nước: kinh tế trì trệ và giảm sút sức cạnh tranh, thâm hụt cán cân buôn bán và ngân sách. Sức mạnh 13 tổng hợp của Mỹ đã giảm đi tương đối. Về chính trị nội bộ: sự sụp đổ của Liên Xô làm cho nước Mỹ mất đi cơ sở tạo nên một sự nhất trí rộng rãi trong nội bộ [10, tr.35-36]. Ở mức độ nào đó có thể nói, với sự biến mất của kẻ thù chủ yếu, nước Mỹ rơi vào tình trạng bị động, trong một thế giới mà Mỹ chưa xác định được rõ ràng những lợi ích cơ bản của mình, thách thức đối với những lợi ích đó để từ đó xây dựng một chiến lược mới cho thời kì mới. Tương tự như những thời kì trước khi chiến tranh kết thúc và nước Mỹ bước vào một giai đoạn chiến lược mới, trong lòng nước Mỹ đang diễn ra một cuộc tranh luận gay gắt về vai trò của Mỹ trên thế giới. Cuộc tranh luận truyền thống giữa chủ nghĩa biệt lập mới và chủ nghĩa quốc tế mới. Sự đấu tranh giữa chủ nghĩa biệt lập mới và chủ nghĩa quốc tế mới trong lòng nước Mỹ chứng tỏ một thực tế là ngay trong chính nước Mỹ cũng chưa có được sự nhất trí về vai trò lãnh đạo thế giới và xác lập bá quyền của mình. Trong giới lãnh đạo cũng như công chúng Mỹ, cuộc đấu tranh giữa hai trường phái biệt lập và quốc tế vẫn chưa chấm dứt. Một khác biệt căn bản trong môi trường chiến lược mới đối với nước Mỹ thời kì sau Chiến tranh Lạnh là tính chất phức tạp, không rõ ràng của những thách thức đối với nước Mỹ trên bình diện quốc tế, thế hai cực mất đi, quá trình phát triển không đồng đều giữa các quốc gia có thể tạo ra những trung tâm quyền lực mới. Vị trí sức mạnh đem đến cho Mỹ nhiều quyền uy, nhưng đồng thời cũng khiến cho Mỹ có nhiều kẻ thù. Mỹ có thể đóng vai trò đầu tàu trong một loạt vấn đề, nhưng cũng có thể bị thế giới còn lại tập hợp chống lại sự thống trị hay sức ép của Mỹ trên nhiều vấn đề như vấn đề nhân quyền. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các cuộc xung đột cục bộ, xung đột tôn giáo, sắc tộc, nạn khủng bố quốc tế có chiều hướng gia tăng và do vậy ở một chừng mực nào đó đe dọa đến an ninh của Mỹ, trước hết là các công dân Mỹ. 14 Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô làm Mỹ mất đi ngọn cờ tập hợp lực lượng. Trong các nước đồng minh của Mỹ xu hướng li tâm phát triển. Mâu thuẫn giữa Mỹ với các trung tâm kinh tế khác ngày càng gay gắt. Mỹ đã mất ngọn cờ tập hợp lực lượng là mối đe dọa cộng sản. Thực ra xu hướng li tâm đã xuất hiện ngay trong thời kì Chiến tranh Lạnh khi so sánh lực lượng giữa Mỹ và các nước đồng minh Tây Âu và Nhật Bản có những chuyển biến quan trọng. Sự phục hồi kinh tế và những thập kỷ phát triển ngoạn mục đã đưa các nước Tây Âu và Nhật Bản nổi lên thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mỹ. Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, vai trò an ninh chính trị của các đồng minh của Mỹ cũng ngày càng trở nên độc lập với Mỹ. Đây là một thách thức lớn đối với Mỹ trong thời kì sau Chiến tranh Lạnh. Một mặt Mỹ vẫn cần đến sự ủng hộ của đồng minh để đối phó với những thách thức an ninh đa dạng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau. Mặt khác xu hướng độc lập, li tâm trong các đồng minh ngày càng gia tăng, tạo ra thách thức lớn đối với Mỹ trong việc dựa vào các liên minh đa phương và song phương để triển khai chiến lược toàn cầu. Xu hướng Mỹ duy trì và nâng cấp các dàn xếp an ninh song phương và đa phương phục vụ mục tiêu kép của Mỹ là thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới với sự hỗ trợ của các đồng minh phương Tây, đồng thời khống chế đồng minh dưới sự lãnh đạo của Mỹ [2, tr. 40]. Như vậy quan hệ Mỹ - Nhật Bản không nằm ngoài những mục tiêu chiến lược mà Mỹ đã đề ra. Mỹ chủ trương duy trì và thậm chí tăng cường các liên minh an ninh song phương, đa phương để kiềm chế đồng minh, ngăn chặn xu hướng độc lập, ly tâm của những nước này đối với Mỹ trong thời kì mới khi mối đe dọa chung là chủ nghĩa cộng sản đã không còn. Và duy trì các liên minh này còn nhằm hợp tác và chia sẻ trách nhiệm với các đồng minh nhằm xoa dịu dư luận trong nước Mỹ, đặc biệt trước những chỉ trích việc Mỹ 15 phải gánh vác trách nhiệm bảo vệ an ninh cho những nước là đồng minh quân sự nhưng lại là những đối thủ cạnh tranh quyết liệt về kinh tế như Nhật Bản, Tây Âu. Trong quá trình chuẩn bị thiết lập một vành đai an ninh nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Á, Mỹ không thể bỏ qua vị trí chiến lược then chốt của Nhật Bản. Mỹ muốn biến Nhật Bản thành tiền đồn chống chủ nghĩa xã hội ở châu Á. Cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ tháng 6/1950 càng đẩy Mỹ đi nhanh đến thực hiện điều chỉnh chiến lược này. Sự chuyển hướng ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Nhật Bản, mục tiêu biến Nhật Bản thành thành trì chống chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á trong chiến lược toàn cầu đã khiến Mỹ sớm thúc đẩy sự chấm dứt chiếm đóng và quay ra hỗ trợ Nhật Bản tái thiết kinh tế và kí kết Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược CA-TBD của Mỹ. Liên minh an ninh Mỹ - Nhật là trụ cột chính trong chính sách an ninh nhằm phục vụ mục tiêu lâu dài của Mỹ ở khu vực CA-TBD là xác lập vai trò lãnh đạo của Mỹ, duy trì hòa bình, ổn định và ngăn chặn bất cứ một nước nào hay một nhóm nước nào nổi lên thách thức vai trò của Mỹ. Tuy nhiên hiện nay nhiều nhà chiến lược Mỹ bắt đầu lo ngại về những biện pháp chính trị của Nhật Bản, cho rằng nếu Nhật Bản trở thành cường quốc quân sự thì sẽ dẫn đến nhiều đối kháng trong khu vực. Cùng với việc Nhật Bản tham gia ngày càng nhiều vào công việc quốc tế và xây dựng lực lượng hải quân mạnh, giữa Mỹ và Nhật có thể nảy sinh xung đột về an ninh. Tuy nhiên Tokyo vẫn là đồng minh quan trọng của Mỹ và quan hệ giữa hai bên vẫn tốt đẹp. Những lợi ích chiến lược lâu dài trong việc duy trì liên minh an ninh Mỹ - Nhật (lợi ích chiến lược dài hạn trong việc kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, vấn đề Đài Loan,…) là nhân tố quyết định chiều hướng chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản. Quan hệ Mỹ - Nhật là quan hệ đồng 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét