Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội ở xã cao minh (thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc) từ 1986 đến 2010

8 Cao Minh có ba mặt giáp sông lợi dụng làm hào, một mặt giáp núi lợi dụng làm thành, trên dãy núi Thằn Lằn có các đỉnh cao đột xuất, từ các đỉnh cao này, có thể quan sát, khống chế các vùng xung quanh, nó được ví như một cái yết hầu, như một cái cầu nối giữa vùng đồng bằng trù phú và vùng rừng núi hiểm trở. Dải núi Thằn Lằn nhấp nhô hiểm trở một nửa tiếp giáp với núi rừng thông với khu căn cứ cách mạng Hà – Tuyên – Thái. Với vị trí chiến lược ấy, trong thời kì tiền khởi nghĩa, Cao Minh trở thành căn cứ An toàn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ, được ban cán sự tỉnh Phúc Yên chọn làm khu căn cứ địa cách mạng của tỉnh ( khu căn cứ địa cách mạng Ngọc Thanh – Cao Minh ). Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây trở thành điểm giao tranh quyết liệt giữa ta và địch. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cao Minh trở thành hậu phương vững chắc, là nơi cung cấp, vận chuyển xăng dầu, vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm và là nơi tập kết của bộ đội tiếp viện cho chiến trường miền Nam, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây, cũng như sự nghiệp đổi mới ngày nay, Cao Minh trở thành địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên Cao Minh là một xã thuộc vùng trung du miền núi, có đồi núi, đồng bằng và vùng trũng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đất đai của xã Cao Minh có hai loại chính, đất pe – ra – lit và đất phù xa cổ bồi đắp. Các thôn Xuân Hòa 1, Xuân Hòa 2, Yên Điềm, Cao Quang ở dọc mem theo chân núi Thằn Lằn chủ yếu là các loại fe – ra – lit, thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và lấy gỗ như xà cừ, bạch đàn, thông, mít, xoan và các loại cây công nghiệp như dứa, chè, sắn... Loại đất thứ hai là loại đất phù xa cổ bồi đắp, nằm phần lớn ở hai thôn Hiển Lễ, Đức Cung và ấp An Phú, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa từ 9 1 đến 3 vụ trong năm và trồng rau xanh các loại. Địa hình ở đây có nhiều xứ đồng bằng phẳng, thuận lợi cho việc cơ giới hóa nông nghiệp. Ngoài giá trị về cây công nghiệp và nông nghiệp, đất đai Cao Minh còn có ưu thế, có độ cứng cao, độ bền, sức chịu nén tốt, thuận lợi cho việc xây dựng nhà nhiều tầng của các khu công nghiệp lớn. Đặc biệt cả dãy núi Thằn Lằn với diện tích 286 ha, riêng phía bên này xã Cao Minh chiếm 156 ha là nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng ngành giao thông. Riêng làng Hiển Lễ còn có một loại đất sét đặc biệt dùng cho việc làm đồ gốm nổi tiếng trong vùng. Chính vì đất đai, địa hình như vậy tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển một nền kinh tế nông nghiệp phong phú kết hợp giữa nông – lâm – ngư nghiệp và thủ công nghiệp. Tuy nhiên địa hình không đồng đều cũng gây khó khăn cho xã trong việc phân vùng sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện tích rộng. Là vùng trung du, Cao Minh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 – 240 C, nhiệt độ lạnh dần từ mùa thu sang mùa đông đến mùa xuân (từ tháng 10 đến tháng 3), sau đó nóng vào những tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9). Các năm ít có sự thay đổi lớn về nhiệt độ. Lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1661mm nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào các tháng 6,7,8. Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất là 310mm. Lượng mưa trong thời gian này thường chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Những trận mưa to có thể gây úng lụt ở một số diện tích đất nông nghiệp ở vùng trũng và gây hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở những vùng đất cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và chất lượng đất nông nghiệp. Về mùa khô, lượng mưa thấp, bình quân 22mm/tháng, chủ yếu là mưa phùn tập trung vào các tháng 1, 2 và tháng 12. Vì vậy tưới tiêu chủ động cho nông nghiệp trên địa bàn xã là vấn đề cần được quan tâm. 10 Lượng bốc hơi trên địa bàn huyện là 1.012mm/năm. Trong các tháng mùa khô hanh (tháng 1, 2, 3,11,12) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,3 – 4,8 lần gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân. Hướng gió chủ đạo trên địa bàn xã về mùa đông là Đông Bắc, về mùa hè là Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 2,4 m/s. Vận tốc gió cực đại có thẻ xảy ra theo chu kỳ thời gian 5 năm là 25 m/s, 10 năm là 32 m/s, 20 năm là 32 m/s. Về mùa hạ thường, từ tháng 5 đến tháng 8, có nhiều mưa bão gây ảnh hưởng tới sản xuất nhất là nông nghiệp và đời sống nhân dân. Nhìn chung khí hậu của xã thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng nhất là trồng lúa nước, các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, sắn,... Tuy nhiên chế độ khí hậu của xã cũng có một số hạn chế như úng lụt hay hạn hán nên phần nào ảnh hưởng đến sản xuất của người nông dân. Vì vậy công tác thủy lợi cần được quan tâm thường xuyên. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đó cho phép xã Cao Minh có khả năng phát triển một nền kinh tế toàn diện nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Đảng bộ và nhân dân xã Cao Minh đã và đang phát huy những tiềm năng thế mạnh vốn có của mình để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng mảnh đất này thành một làng quê giàu đẹp, hiện đại, văn minh. 1.1.2. Dân cƣ Cùng với sự hình thành làng xã thì số lượng và chất lượng dân số xã Cao Minh ngày càng tăng, trở thành một trong những xã có số lượng dân cư cao nhất thị xã Phúc Yên, trước đây cũng như hiện nay. Theo kết quả điều tra dân số năm 1945 thì xã Cao Minh có khoảng 2376 người, năm 1960 là 3742 người, năm 1993 là 7711 người. Hiện nay, xã Cao Minh có 10.366 nhân khẩu sinh sống ở 5 làng [18, tr.1]. Mật độ dân số 894 người / km2. Cơ cấu dân số trẻ, số người dưới độ tuổi lao động (1 – 15 tuổi) chiếm 35,4%, trong độ tuổi 11 lao động (16 – 60 tuổi) chiếm 54,5%, ngoài độ tuổi lao động (60 tuổi trở lên) chiếm 10,1%. Dân số đông cơ cấu dân số trẻ, tốc độ gia tăng hàng năm trên 1% đã tạo nên lực lượng lao động dồi dào, được bổ sung đáng kể mỗi năm là một lợi thế của Cao Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Trước cách mạng tháng Tám 1945 trên 90% dân số trong xã mù chữ, nhưng hiện nay gần 100% dân số biết chữ trong đó có trình độ từ phổ thông cơ sở trở lên, nhiều người có trình độ cử nhân, tiến sĩ. Đây là nguồn lực, nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội ở xã Cao Minh. 1.2. SỰ HÌNH THÀNH XÃ CAO MINH VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1.2.1. Sự hình thành xã Cao Minh Cũng như nhiều vùng đất khác của nước ta do sự biến đổi của lịch sử xã Cao Minh đã thuộc về nhiều đơn vị hành chính khác nhau. Trải qua quá trình lịch sử đến nay địa danh và địa giới hành chính của xã Cao Minh đã có nhiều thay đổi. Thời Hùng Vương (thiên niên kỉ I TCN), vùng đất Cao Minh thuộc bộ Văn Lang của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Từ thời Bắc Thuộc, nhà nước Âu Lạc bị chia thành các quận huyện: thời Tần (221 – 209 TCN), vùng đất Cao Minh thuộc quận Giao Chỉ; thời Hán (110 TCN đến 210 sau CN), Cao Minh thuộc huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ; thời Tấn (284 – 420) huyện Mê Linh bị tách ra khỏi quận Giao Chỉ, vùng đất Cao Minh lúc này thuộc huyện Mê Linh, quận Tân Xương; đến thời Đường (622 – 990), Cao Minh thuộc huyện Tân Xương, quận Phong Châu. Sách Đại Nam Nhất thống chí cho biết: vùng đất Cao Minh trước thuộc quận Phong Châu; thời Lý (1010 – 1225), thuộc châu Chân Đăng (Thái Nguyên), thời Trần (1226 – 1400), thuộc huyện Bình Nguyên, phủ Thái Nguyên. Thời Hậu Lê, Cao Minh được gọi với cái tên tổng Hiển Lễ, thuộc huyện Bình Tuyền, phủ Phú Bình, trấn Thái Nguyên. 12 Thời Nguyễn, năm 1831 trấn Thái Nguyên đổi thành tỉnh Thái Nguyên thì Cao Minh thuộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 1840, huyện Bình Tuyền đổi tên thành huyện Bình Xuyên, lúc này Cao Minh được gọi Linh Sơn thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Thái Nguyên. Năm 1890, sau khi đánh chiếm thực dân Pháp thành lập đạo Vĩnh Yên, Cao Minh thuộc đạo Vĩnh Yên. Đến năm 1891, đạo Vĩnh Yên giải thể, Cao Minh thuộc về tỉnh Sơn Tây. Năm 1901, tỉnh Phù Lỗ được thành lập, lúc này Cao Minh thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Phù Lỗ. Đến năm 1903, tỉnh Phù Lỗ lại đổi tên thành Phúc Yên, vùng đất Cao Minh được gọi là tổng Hiển Lễ, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên. Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng tiến hành sắp xếp lại đơn vị hành chính cho phù hợp với tình hình mới, xóa bỏ cấp tổng, phủ, thành lập cấp xã làm đơn vị cơ sở. Đầu năm 1946, các thôn thuộc tổng Hiển Lễ cũ là Xuân Hòa, Hiển Lễ, Yên Mỹ, Yên Điềm, Đức Cung, Cao Quang và 1 số ấp như Quảng Tự, An Phú, Quan Lang, Đồng Đanh, Bảo An hợp thành xã Cao Minh. Ngày 12/2/1950, Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc, Cao Minh thuộc huyện Kim Anh – Vĩnh Phúc. Ngày 2/1/1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra thông báo sát nhập hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1977, xã Cao Minh và một số xã khác tách ra khỏi huyện Kim Anh sát nhập với huyện Yên Lãng thành huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú. Nghị quyết kì họp thứ 4 Quốc hội khóa VI và Thông báo số 13/TBTW ngày 14/12/1978 quyết định chuyển huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội, Cao Minh lúc này thuộc huyện Mê Linh thành phố Hà Nội. Đến năm 1991, huyện Mê Linh lại tách khỏi Hà Nội sát nhập vào tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 10/1/1997, Nghị quyết kì họp thứ 10 Quốc hội khóa IX quyết định tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ngày 13 9/12/2003, Chính phủ ra Nghị định số 153/ND – CP tách huyện Mê Linh ra thành huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên, xã Cao Minh thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa 1.2.2.1. Truyền thống lịch sử cách mạng Nhân dân Cao Minh có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và dẹp nội thù từ ngàn năm nay. Tinh thần thượng võ và lòng yêu nước, căm thù giặc đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong mỗi người dân, nó luôn luôn được bồi dưỡng và phát huy mạnh mẽ. Tinh thần thượng võ và lòng yêu nước đó, đã được thể hiện ở mỗi lần khi tổ quốc lâm nguy, có giặc ngoại xâm đến xâm lược, nhân dân trong xã đoàn kết một lòng, trăm người như một vùng lên đánh bại kẻ thù. Ngay từ những năm 40 – 43 đầu Công nguyên nhân dân Cao Minh dưới sự lãnh đạo của tướng Xa Lai đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đánh tan quân nhà Hán do Thái thú Tô Định cầm đầu, thu về cho đất nước 65 thành. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, dưới chế độ phong kiến nhân dân Cao Minh luôn sát cánh cùng triều đình phong kiến dân tộc chống lại sự xâm lược đô hộ của phong kiến phương Bắc. Từ giữa thế kỷ XIX, nhiều người dân Cao Minh đã tích cực tham gia phong trào chống Pháp do các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (1887 – 1813), Cao Minh cũng là một trong hàng trăm khu căn cứ của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám nổi lên đánh thực dân Pháp xâm lược. Từ năm1907 đến năm 1936 nhân dân Cao Minh đã đấu tranh chống cố đạo Tây cướp đất của nhân dân đặc biệt năm 1936, ông Đinh Văn Quang đã cùng 75 người dân kiện liên tục 6 lá đơn về vụ lý trưởng Sỹ bán đất của dân cho địa chủ Lê Thuận Khoát làm cho tên này bị cách chức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét