Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Vận dụng phương pháp dạy học bằng câu hỏi trong dạy học phần hóa phi kim lớp 11 THPT nâng cao nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI II d. Kĩ năng đối chiếu các câu hỏi với đặc điểm và trình độ khác nhau của HS. Kĩ năng này nhằm mục tiêu giúp cho GV tránh đưa ra những câu hỏi quá khó, có tính chất đánh đố, khiến HS không thể trả lời được hoặc không dám đưa ra ý kiến. Đồng thời, cũng tránh được việc đưa ra các câu hỏi quá dễ khiến HS thấy nhàm chán. Kĩ năng này yêu cầu GV cần xác định mặt bằng chung của lớp, và phân loại các nhóm HS có trình độ khác nhau. Trên cơ sở phân loại như vậy, GV cần chuẩn bị những yêu cầu khác nhau cho từng nhóm để HS nào cũng cảm thấy mình có thể làm được bài tập, có thể trả lời được câu hỏi. e. Kĩ năng sắp xếp câu hỏi thành hệ thống, logic. Với hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo trật tự logic của nội dung bài học sẽ giúp cho GV dễ dàng kiểm soát được tiến trình dạy học và đảm bảo tính khoa học của bài dạy. HS cảm thấy mình đang lĩnh hội tri thức một cách có định hướng, có trật tự và logic. Kĩ năng này đòi hỏi GV cần sắp xếp các câu hỏi đã được xây dựng và thể hiện trong giáo án, và theo trật tự của nội dung bài học. GV có thể bổ sung thêm những câu hỏi có liên quan đến những tri thức đã được lĩnh hội ở những bài học trước đó nhằm giúp HS có những tiền đề tốt để giải quyết các câu hỏi liên quan đến kiến thức mới. g. Kĩ năng giả định các phương án trả lời có thể xảy ra Kĩ năng này giúp cho GV không bị bất ngờ trước những câu trả lời hết sức phong phú của HS. Từ đó sẽ chủ động, tự tin trong bài dạy của mình. Việc GV chủ động, tự tin trong bài dạy rất quan trọng đối với HS. Các em sẽ cảm thấy thực sự yên tâm và mến phục người thầy của mình, đồng thời cũng thỏa mãn được nhu cầu nhận thức của bản thân. 1.3.3.4. Nhóm kĩ năng cơ bản khi đặt câu hỏi trên lớp. a. Kĩ năng đặt câu hỏi đúng thời điểm. Kĩ năng này nhằm mục đích phát huy tác dụng của câu hỏi, và đảm bảo đúng tiến độ của bài dạy. Đồng thời, kĩ năng này còn tạo ra sự hưng phấn, tích cực đúng thời điểm của HS. Để đạt được mục tiêu này, GV cần lựa chọn loại câu hỏi, nội TRẦN THỊ DINH 11 KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI II dung câu hỏi sao cho phù hợp với từng giai đoạn của bài học (kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, lĩnh hội tri thức mới hay củng cố,…). b. Kĩ năng phân phối câu hỏi cho những đối tượng HS khác nhau. Kĩ năng này nhằm tăng cường sự tham gia của HS vào bài giảng và như vậy sẽ làm giảm thời gian nói của GV. Kĩ năng này cũng góp phần làm thay đổi khuôn mẫu hỏi - trả lời. Đối với HS, kĩ năng này giúp các em chú ý hơn đến các câu trả lời của các bạn trong lớp, và có thái độ, phản ứng với những câu trả lời của các bạn. Qua đó các em chú ý và tích cực tham gia vào việc trả lời câu hỏi mà GV đã nêu ra. Để thực hiện tốt kĩ năng này, GV cần chuẩn bị tốt các câu hỏi phụ, đưa ra đúng thời điểm và phù hợp với trình độ của HS. Với những câu hỏi khó, GV nên đưa những gợi ý để HS có cơ hội tìm ra câu trả lời. Khi gọi HS thì nên kết hợp với các cử chỉ thân thiện để các em bớt cảm giác rụt rè, thiếu tự tin khi trả lời câu hỏi. Với những lớp mà HS rất ít trả lời các câu hỏi nên cố gắng sử dụng chiến lược thảo luận theo cặp. Nêu câu hỏi hoặc viết câu hỏi ra các phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận theo cặp từ 1 đến 2 phút, sau đó gọi HS trả lời (có thể kiểm tra xem HS có thực sự thảo luận không). c. Kĩ năng tích cực hóa, khích lệ tất cả các HS suy nghĩ để trả lời. Để đạt được kĩ năng này, GV cần chuẩn bị trước hệ thống những câu hỏi và nói với HS: “các em sẽ lần lượt được trả lời các câu hỏi” hoặc “mọi người đều được trình bày ý kiến của mình”. GV nên yêu cầu HS hãy mạnh dạn hơn để đưa ra các câu trả lời, kể cả những HS nhút nhát, ít tham gia phát biểu, cũng có thể gọi cùng một HS trả lời vài câu hỏi khác nhau. Đặc biệt, GV cũng nên có những cử chỉ thân thiện (bằng ngôn ngữ hoặc ánh mắt), những lời khen ngợi những câu trả lời hay, để HS bớt cảm thấy áp lực, căng thẳng, e ngại trước những câu hỏi của GV. d. Kĩ năng dừng lại, chờ đợi trong thời gian cần thiết sau khi đặt câu hỏi. Kĩ năng này góp phần làm tích cực hóa suy nghĩ của tất cả HS trong lớp, tạo điều kiện cho những HS nhút nhát, hoặc tiếp thu chậm cũng được tham gia vào các câu hỏi. Thời gian cho mỗi câu hỏi còn tùy thuộc vào mức độ, tính chất của câu hỏi. TRẦN THỊ DINH 12 KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI II Tuy nhiên nên tránh việc gọi ngay HS trả lời khi vừa nêu xong câu hỏi, nhưng cũng không để HS suy nghĩ quá lâu. e. Kĩ năng tập trung vào trọng tâm Để có được kĩ năng này, GV cần chuẩn bị trước và đưa ra cho HS những câu hỏi cụ thể, phù hợp với nội dung chính, trọng tâm của bài học. Đối với các câu hỏi khó, có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý nhỏ để HS dần dần đi đến câu trả lời đúng. Đối với trường hợp HS không trả lời được, GV nên tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời của HS để đặt tiếp câu hỏi. Tuy nhiên tránh đưa ra các câu hỏi quá vụn vặt, không có chất lượng. f. Kĩ năng giải thích câu hỏi khó. Kĩ năng giải thích câu hỏi khó nhằm nâng cao chất lượng của câu trả lời chưa hoàn chỉnh. Đồng thời hướng dẫn HS đưa ra được câu trả lời hoàn chỉnh hơn hoặc hiểu được ý nghĩa của câu trả lời, từ đó mà hiểu được nội dung bài học. Khi HS đưa ra câu trả lời chưa hoàn chỉnh, GV có thể đặt câu hỏi yêu cầu HS đưa thêm các thông tin để làm rõ câu trả lời của các em. g. Kĩ năng liên hệ những tri thức liên quan đến câu hỏi. Kĩ năng này nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho các câu trả lời. Nội dung của các câu trả lời không chỉ đơn thuần trong bài học mà nên có sự phát triển các mối liên hệ trong quá trình tư duy. Như vậy, giúp cho HS có thể hiểu bài một cách sâu sắc hơn thông qua mối liên hệ với các kiến thức khác. Để đạt được mục tiêu này, GV có thể yêu cầu HS liên hệ kiến thức của các môn học khác nhau, hoặc kiến thức cũ đã có để tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh và đầy đủ. h. Kĩ năng tránh nhắc lại câu hỏi của mình. Kĩ năng này nhằm giảm thời gian nói của GV trên lớp và thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS. Việc nhắc đi nhắc lại câu hỏi có thể khiến cho HS bị mất tập trung và gây tốn thời gian không cần thiết. Như vậy, muốn thực hiện kĩ năng này tốt, GV cần chuẩn bị trước các câu hỏi thật tốt, cách hỏi phải rõ ràng, xúc tích, tốc độ nói vừa phải đủ để HS có thể nghe và nắm được nội dung câu hỏi ngay. TRẦN THỊ DINH 13 KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI II i. Kĩ năng tránh trả lời câu hỏi của mình. Để hình thành kĩ năng này, GV cần tạo ra sự tương tác với HS làm cho giờ học không đơn điệu. Nếu HS nào chưa hiểu câu hỏi hoặc chưa nắm được nội dung câu hỏi, GV nên chỉ định HS khác nhắc lại câu hỏi. Các câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ hiểu biết của HS, phù hợp với nội dung kiến thức bài đang học. k. Kĩ năng tránh nhắc lại câu trả lời của HS. Việc tránh nhắc lại câu trả lời của HS nhằm phát triển mô hình dạy học có sự tương tác giữa HS với HS, tăng cường tính độc lập của HS, đồng thời cũng góp phần làm giảm thời gian nói của GV. Đối với HS, kĩ năng này giúp các em phát triển khả năng tham gia vào các hoạt động thảo luận, khả năng tự nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhau. Từ đó, cũng thúc đẩy HS tự tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh. Vì vậy, để đánh giá câu trả lời của HS đúng hay chưa, GV có thể chỉ định HS khác nhận xét hoặc bổ sung câu trả lời của bạn, sau đó GV kết luận lại. 1.3.3.5. Nhóm kĩ năng ứng xử với câu trả lời của HS. a. Kĩ năng ứng xử kịp thời với câu trả lời không đúng của HS. Kĩ năng này nhằm làm góp phần nâng cao chất lượng câu trả lời của HS, tạo ra sự tương tác cởi mở giữa GV – HS, giữa HS – HS và khuyến khích sự trao đổi thân thiện trong giờ học. Khi GV phản ứng với câu trả lời sai của HS có thể xảy ra 2 tình huống sau: + Phản ứng tiêu cực: HS sẽ né tránh không tham gia hoặc tham gia không tích cực vào các câu hỏi, hoặc các hoạt động đang diễn ra. + Phản ứng tích cực: HS cảm thấy được tôn trọng, được kích thích nên cảm thấy phấn chấn và có thể có sáng kiến trong tương lai. Vì vậy, GV cần quan sát các phản ứng của HS khi nghe bạn của mình trả lời sai (sự khác nhau của từng cá nhân), rồi ghi nhận sự đóng góp của từng cá nhân đó, sau đó có thể đề nghị HS khác trả lời. GV nên tạo cơ hội thứ 2 cho HS trả lời bằng cách: không chê bai, chỉ trích hoặc trách phạt vì HS trả lời chưa đúng, làm như vậy sẽ gây ức chế tư duy cho HS. Cách làm phù hợp là sử dụng phần đúng trong câu trả lời đó để gợi ý, khuyến khích HS tiếp tục tìm tòi câu trả lời đúng. TRẦN THỊ DINH 14 KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI II b. Kĩ năng duy trì tiến trình hỏi đáp bằng các câu hỏi. Kĩ năng này đảm bảo không để cho không khí lớp học lắng xuống hoặc ngoài tầm kiểm soát của GV. Đồng thời, kĩ năng này cũng góp phần không để HS cảm thấy bị hụt hẫng hoặc chán nản khi tiết học trở nên rời rạc, và kích thích được sức làm việc của tất cả HS. Như vậy, GV cần quan sát, theo dõi các hoạt động của HS trong giờ học, và khi thấy câu hỏi của mình không được HS hưởng ứng nhiệt tình, thì nên có sự điều chỉnh cho phù hợp. c. Kĩ năng chủ động với những câu hỏi của HS đặt ra cho GV. Đây là một kĩ năng vô cùng quan trọng đối với bất kì GV đứng lớp nào. Kĩ năng này sẽ giúp GV tránh được việc HS hiểu sai về khả năng, trình độ của mình dẫn đến nghi ngờ và bất hợp tác. Cũng như, GV không kiểm soát được giờ học. Do vậy, trước những câu hỏi mà HS nêu ra, GV cần khéo léo chuyển câu hỏi đó để HS khác suy nghĩ, trả lời còn GV thì nhanh chóng suy nghĩ để tìm ra phương án trả lời phù hợp. Trong trường hợp câu hỏi của HS quá khó, ngoài tầm kiểm soát của GV, thì cần hẹn thời gian thích hợp để giải đáp câu hỏi đó, không nên né tránh. 1.3.3.6. Một số lưu ý khi sử dụng câu hỏi trong dạy học. a. Những điều nên làm khi sử dụng câu hỏi trong dạy học. - Chú ý biến đổi câu hỏi theo độ khó, độ dài, cấu trúc, ngôn ngữ, chức năng, mục đích của chúng sao cho thích hợp với nội dung bài học, với các tình huống dạy học, thời gian, diễn biến cụ thể của hoạt động và quan hệ trên lớp cũng như năng lực, hứng thú, tâm trạng của HS. - Đảm bảo tính logic, tuần tự của câu hỏi (tính hệ thống), tuân theo sự tiến triển của quá trình thảo luận, hỏi – đáp của quá trình học tập. - Định hướng vào số đông và tập trung vào đề tài học tập để duy trì tiến trình hỏi đáp liên tục. Khi tiến trình này bị bế tắc, cần thăm dò và định hướng lại, di chuyển câu hỏi trong HS, biến việc hỏi của GV thành các câu hỏi của HS đặt ra với nhau. - Tôn trọng thời gian suy nghĩ và cân nhắc của HS đủ để đảm bảo độ chín chắn của tư duy câu hỏi. - Lưu ý đến những đối tượng HS khác nhau và những diễn biến hành vi trên lớp. TRẦN THỊ DINH 15 KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI II - Đáp ứng kịp thời khi có câu trả lời không đúng bằng cách gạn lấy mọi ưu điểm, làm bật nên mọi cố gắng dù là nhỏ nhất của HS trong câu trả lời. - Khuyến khích những câu trả lời hoàn chỉnh hay đúng của HS để dùng làm ý tưởng tiếp tục dẫn dắt các em ứng phó với những câu hỏi sau đó. - Luôn bám sát nhóm câu hỏi chốt (khoảng 5-6 câu) đã chuẩn bị từ đầu để liên tục giữ cho bài học có tính thống nhất và kết cấu hợp lí trên cơ sở nội dung của nó. - Chủ động cảnh giác với những câu hỏi của HS nêu ra cho GV. Với phương châm là chuyển câu hỏi đó cho các em khác trả lời, còn GV gợi ý để HS suy nghĩ cách trả lời câu hỏi, còn bản thân cũng phải dự kiến câu trả lời sau đó. - Khi dùng câu hỏi để kiểm tra và tổng kết bài cần tận dụng chúng để nêu vấn đề hay nhiệm vụ mới. Những câu hỏi này cần có liên hệ logic với nội dung và biện pháp dự kiến cho bài sau. b. Những điều không nên làm khi sử dụng câu hỏi trong dạy học. - GV không nên sử dụng các dạng câu hỏi sau: + Những câu hỏi khiến HS chỉ cần gật hoặc lắc đầu, trả lời có hoặc không, trả lời như thế nào cũng đúng. Nhưng cũng không nên nêu những loại câu hỏi không bao giờ có đáp án hoặc loại câu hỏi có ngay đáp án ở bên cạnh đó. Càng không nên đưa ra các loại câu hỏi về những chân lí muôn thuở. Không dùng những câu hỏi áng chừng, mập mờ, lấp lửng, mớm lời, mách nước lộ liễu, những câu hỏi vụn vặt, rời rạc. + Không sử dụng câu hỏi trùng lặp, tối nghĩa, hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. + Không sử dụng những câu hỏi bỏ ngỏ cái đuôi để HS nói theo, nói dựa và cười đùa… + Không nên sử dụng những câu hỏi làm HS bối rối hay bế tắc một cách thường xuyên, khiến HS thường không đưa ra được câu trả lời và mất nhiều thời gian vô ích. -Khi nêu câu hỏi trước HS thì không nên: TRẦN THỊ DINH 16 KHOA HÓA HỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét