Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Cạnh tranh trung nhật tại khu vực đông nam á sau chiến tranh lạnh đến năm 2010

Phạm vi thời gian tập chung chủ yếu vào thời gian từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2010. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả luận văn tập trung khai thác các nguồn tư liệu chủ yếu sau: Tư liệu gốc gồm các văn bản, hiệp ước được kí kết giữa hai quốc gia như: - Các công trình chuyên khảo về lịch sử thế giới và lịch sử quan hệ quốc tế nói chung; lịch sử nước Nhật Bản, Trung Quốc, lịch sử ngoại giao giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Đông Nam Á trên nhiều phương diện. - Các bài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài đã được công bố trên các báo, tạp chí và Website. - Một số Website trên mạng Internet cung cấp các nguồn thông tin phong phú về các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài có kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để xác minh sự kiện, nội dung lịch sử. Bên cạnh việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các phương pháp này xuyên suốt khóa luận, ở những phần, đoạn cụ thể, tác giả đều lựa chọn một phương pháp chủ đạo nhằm đạt tới hiệu quả nghiên cứu một cách tối đa. 6. Đóng góp của khóa luận - Khóa luận có thể coi là một trong những công trình bằng tiếng Việt hiếm hoi lựa chọn hướng nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ ngoại giao Trung 6 - Nhật trong giai đoạn hiện đại. Đồng thời cũng làm rõ bức tranh ngoại giao đa dạng, phức tạp lúc bấy giờ với quy mô mở rộng ra toàn thế giới, đặc biệt là vào Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh. - Khóa luận đã so sánh lực lượng thay đổi giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh cũng như chính sách của hai cường quốc với nhau. Qua đó thấy được tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chiến lược của hai quốc gia này sau Chiến tranh lạnh và triển khai chính sách của từng nước đối với khu vực. Khóa luận cũng chỉ ra tác động của cạnh tranh Trung - Nhật đến khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó đưa ra triển vọng quan hệ Trung - Nhật trong tương lai dựa trên cơ sở lý luận của thuyết tự do. - Khóa luận đã đề xuất một hệ thống tư liệu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài. Đây có thể là tư liệu học tập, nghiên cứu đối với chuyên ngành lịch sử nói chung, lịch sử quan hệ quốc tế thời cận đại nói riêng, đồng thời cũng là tư liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Bố cục khóa luận Về bố cục ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tư liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày theo hai chương: Chương 1: Cơ sở tiền đề thúc đẩy cạnh tranh Trung - Nhật tại khu vực Đông Nam Á Chương 2: Cạnh tranh Trung - Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 Chương 1 TIỀN ĐỀ THÚC ĐẨY CẠNH TRANH TRUNG - NHẬT TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 7 1.1.TÌNH HÌNH THẾ GIỚI Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn tới những chuyển biến căn bản của tình hình quốc tế. Chiến tranh đã làm thay đổi hoàn toàn so sánh lực lượng trên phạm vi thế giới. Châu Âu, với địa vị trung tâm của thế giới kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, bị suy yếu nghiêm trọng. Các nước tư bản đứng đầu châu Âu như Anh, Pháp đều bị chiến tranh tàn phá. Dù là nước thắng trận nhưng Anh, Pháp đều không thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình như thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hơn thế nữa, ngay cả sự thống trị đối với những vùng đất thực dân cũ cũng bị đe doạ. Các nước phát xít, kẻ thù chung của nhân loại đã bị tiêu diệt và hoàn toàn kiệt quệ. Châu Âu bị tách thành hai khối Đông và Tây. Trong lúc đó, nước Mĩ đã vươn lên hết sức nhanh chóng về thế và lực, trở thành một siêu cường khống chế toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa. Khi chiến tranh kết thúc, nước Mĩ chiếm gần 60% tổng sản lượng công nghiệp, 3/4 trữ lượng vàng của thế giới tư bản và là chủ nợ lớn nhất trên thế giới. Về quân sự, Mĩ đứng đầu thế giới tư bản về lục quân, hải quân, không quân và nắm độc quyền về bom nguyên tử trong thời gian đầu sau chiến tranh. Các nước tư bản châu Âu và Nhật đều phải dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để phục hồi kinh tế. Đây chính là cơ hội có một không hai để Mĩ vươn lên nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Chiến thắng vĩ đại của Liên Xô trong sự nghiệp tiêu diệt chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới những thay đổi về so sánh lực lượng có lợi cho Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới. Vị trí quốc tế và ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng được mở rộng. Liên Xô trở thành một cường quốc quân sự, một nhân tố không thể thiếu trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Liên Xô cũng không còn là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất bị cô lập trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Hàng loạt nước xã hội chủ 8 nghĩa ở Đông Âu ra đời sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với Liên Xô đã tạo thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ và lan rộng ở khắp các châu lục trên thế giới. Ngay trong chiến tranh, các nước châu Á, châu Phi đã sát cánh cùng các lực lượng Đồng minh chống phát xít trong những điều kiện khó khăn, gian khổ, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chiến thắng phát xít, đồng thời chuẩn bị điều kiện cho cách mạng giải phóng dân tộc sau khi chiến tranh kế tthúc. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã phá vỡ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc buộc các nước đế quốc phải thừa nhận nền độc lập của các dân tộc. Trong bối cảnh đó, Mặt trận đồng minh chống phát xít, hình thành trong chiến tranh, đứng trước nguy cơ tan rã. Những mâu thuẫn trong nội bộ các lực lượng chống phát xít, vốn tạm thời dịu đi trong chiến tranh, nay ngày càng bộc lộ công khai. Ngay trong giai đoạn cuối của chiến tranh, Mĩ đã nhìn nhận Liên Xô như một lực lượng chính, có khả năng cản trở âm mưu bá chủ thế giới của mình. Khi thất bại của phe phát xít chỉ còn là vấn đề thời gian, cũng là lúc Mĩ bắt đầu triển khai chính sách kiềm chế Liên Xô. Quá trình tập hợp lực lượng mới sau chiến tranh dựa trên cơ sở ý thức hệ và lợi ích quốc gia được bắt đầu từ Hội nghị Ianta (2 - 1945), khi chiến tranh còn chưa đi đến hồi kết. Những quyết định của Hội nghị Ianta về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới sau chiến tranh đã trở thành nền tảng cơ sở cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta. Hai nước đứng đầu hai cực, Liên Xô và Mĩ, về cơ bản đã đạt được những mục tiêu mà mình theo đuổi. Đối với Liên Xô, lúc này là thời điểm mà vị thế quốc tế của Liên Xô đạt tới đỉnh cao nhất kể từ sau Cách mạng tháng Mười. Liên Xô trở thành nước duy nhất có thể tạo ra thế cân bằng với Mĩ, đồng thời là lực lượng có 9 khả năng đưa chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Tổng thống Mĩ cũng nhận thức rõ điều đó và chấp nhận những thoả thuận với Liên Xô - để cùng sắp xếp trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Chính vì vậy, Trật tự hai cực Ianta là sự phản ánh một hiện thực mới của thế giới sau chiến tranh: sự cân bằng quyền lực giữa hai nước lớn - Liên Xô và Mĩ trong quan hệ quốc tế. Trật tự hai cực đã làm xuất hiện một kiểu quan hệ quốc tế mới dựa trên những nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ. Những nguyên tắc đó phụ thuộc vào sự biến chuyển trong các cặp quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội; giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đối với các nước thuộc Thế giới thứ ba; giữa nội bộ chủ nghĩa tư bản trên thế giới và giữa nội bộ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sau khi phát động Chiến tranh lạnh, Mĩ tìm cách lôi kéo các đồng minh vào các liên minh do Mĩ khống chế để tăng cường lực lượng chống Liên Xô và chủ nghĩa xã hội, trong đó Nhật Bản được Mỹ sử dụng như quân cờ để chống sự tràn lan của Chủ nghĩa Cộng sản. Do đó quan hệ của các quốc gia trong thời kỳ này chịu sự chi phối mạnh mẽ của hai trục Xô - Mỹ. Khi Chiến tranh lạnh đang diễn ra thì cách mạng khoa học và công nghệ với nội dung cơ bản là cách mạng về công nghệ thông tin, sinh học, năng lương, vật liệu mới phát triển với trình độ cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Các quốc gia đang đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng cũng chịu những thách thức lớn, đặc biệt cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách như khủng bố quốc tế, bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo… mà không một quốc gia riêng rẽ nào có thể giải quyết được. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác đa 10 phương, sự phối hợp giữa các quốc gia. Do đời sống kinh tế quốc gia đã và đang được quốc tế hoá cao độ, do nhu cầu phát triển kinh tế, các quốc gia đều phải năng động, linh hoạt thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia một cách hiệu quả nhất. Những xu thế trên tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên những động lực cộng hưởng làm thay đổi sâu sắc nền kinh tế và diện mạo của quan hệ quốc tế. Tình hình đó đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới phải có cách nhận thức đúng và kịp thời để hoạch định một chính sách đối ngoại phù hợp với trào lưu chung của thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Do đó sự sụt đổ của Hai cực Ianta là điều tất yếu. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới tồn tại gần nửa thế kỷ đã bị phá vỡ, cục diện thế giới và quan hệ chính trị quốc tế thay đổi về cơ bản, dẫn đến hình thành trật tự thế giới mới và tập hợp lực lượng mới. Trước hết, đó là sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các nước lớn nhằm giành vị trí xứng đáng trong quan hệ quốc tế. Tất cả các nước khác cũng đều tìm cách tác động một cách có lợi nhất cho mình vào quá trình thiết lập trật tự thế giới mới. Từ sự đa dạng về lợi ích của các chủ thể quan hệ quốc tế đã hình thành nhiều mối quan hệ song phương và đa phương, làm cho tình hình thế giới càng thêm phức tạp. Các nước trên thế giới đều ủng hộ một thế giới đa cực, có nhiều trung tâm, cân bằng lực lượng giữa các bên, vì chỉ có trên cơ sở đó mới có thể giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng quốc tế bằng con đường đàm phán dân chủ, hòa bình. Lợi ích dân tộc là tiêu chí hàng đầu của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kì Chiến tranh lạnh, khi thế giới bị chia làm hai phe do hai siêu cường khống chế, lợi ích dân tộc nhiều khi bị đặt xuống dưới, thậm chí bị hi sinh để bảo vệ “lợi ích quốc tế” của mỗi phe. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu. Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để thể hiện quan 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét