Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011)

- Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn của Hát Ghẹo hiện nay. - Rút ra những đặc điểm và vai trò của việc duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ (1986 - 2011). 3.2. Nhiệm vụ - Sưu tầm, khai thác các nguồn tư liệu thành một hệ thống tư liệu có giá trị khoa học để phục vụ nghiên cứu đề tài. - Trình bày khái quát về Hát Ghẹo trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ trước thời kỳ đổi mới. - Tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986 - 2011). - Từ đó rút ra đặc điểm và vai trò của việc duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ (1986 - 2011). 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu về làn điệu Hát Ghẹo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Về thời gian: Nghiên cứu về hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong khoảng thời gian (1986 - 2011). 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Tài liệu văn kiện của Đảng: Do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản đã đăng tải các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội, trong đó thể hiện rõ đường lối của Đảng về đổi mới đất nước, nhất là đường lối duy trì, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tài liệu văn kiện của Đảng bộ địa phương: Đó là những văn kiện về chủ trương hành động, dự án của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ nhằm duy trì, bảo vệ, phát triển là điệu Hát Ghẹo trong thời kỳ đổi mới đất nước. Tài liệu thông sử: Do các cơ quan Trung ương xuất bản như: Viện lịch sử Việt Nam, Viện khoa học xã hội, Nhà xuất bản Giáo dục,… phản ánh về lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay. Trong đó, những giá trị lịch sử văn hóa được duy trì, bảo tồn qua các thời kỳ khác nhau. Tài liệu lịch sử địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ 1986 – 1997, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ 1997 – 2000. Trong đó thể hiện những chủ trương, chính sách, biện pháp của tỉnh Phú Thọ về duy trì, bảo tồn làn điệu Hát Ghẹo. Tài liệu chuyên sâu của những cá nhân, tập thể trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh nghiên cứu, giới thiệu về làn điệu Hát Ghẹo. Tài liệu điền dã: Những tài liệu dân gian thu thập trong nhân dân, qua những lời kể và những lời hát được nghe từ các nghệ nhân Hát Ghẹo, những tranh ảnh thu được liên quan đến Hát Ghẹo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào quan điểm và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử. Kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logíc, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu để xác minh sự kiện.Thực hiện phương pháp điền dã để khai thác tư liệu. 5. Đóng góp của đề tài Dựng lại bức tranh toàn cảnh về hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới đất nước một cách đầy đủ, có hệ thống, khách quan. Nêu bật những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong thời kỳ hiện nay. Rút ra những đặc điểm và vai trò của việc duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ (1986 - 2011). Góp phần tập hợp nguồn tài liệu chi tiết, đáng tin cậy hấp dẫn về văn hoá hát Ghẹo vùng quê đất Tổ. Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu và giảng dạy, học tập về làn điệu Hát Ghẹo ở tỉnh Phú Thọ. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, hiểu biết về hát Ghẹo cho mọi người quan tâm. Nâng cao hiểu biết về dân ca đặc biệt là dân ca hát Ghẹo, một làn điệu âm nhạc cổ truyền cần được bảo vệ và lưu truyền cho thế hệ sau. Giới thiệu quảng bá sâu rộng cho bạn đọc về hát Ghẹo, góp phần nâng cao hiệu quả trình diễn nghệ thuật hát Ghẹo, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong tổ chức sinh hoạt biểu diễn hát Ghẹo. Tìm ra những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị quý báu về âm nhạc của cha ông để lại. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,phụ lục, khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về Hát Ghẹo trước năm 1986 Chương 2: Hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo ở Phú Thọ (1986 2011) Chương 3: Đặc điểm và vai trò của việc duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ (1986 - 2011) NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HÁT GHẸO TRƯỚC NĂM 1986 1.1. CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư Vĩnh Phú thuộc miền trung du, là một vùng đất đai cổ kính rộng lớn của miền Bắc nước ta nằm dọc theo hai bên bờ những con sông lớn: Sông Hồng, sông Lô, sông Chảy, sông Đà. Xưa kia Vĩnh Phú là phần đất đai nằm vào địa bàn của bộ lạc Mê Linh, bộ lạc lớn nhất của người Lạc Việt thời kì Hùng Vương. Theo ông Đào Duy Anh trong quyển “Đất nước Việt Nam qua các đời” thì bộ lạc Mê Linh bao gồm một phần tỉnh Yên Bái, miền nam tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc. Lúc này trong điều kiện con người chưa có khả năng ngăn chặn được lũ lụt hàng năm do nước của các con sông lớn dâng ngập, miền đồng bằng Bắc Bộ còn là những đầm lầy và còn bị biển cả xâm lần thì những vùn đất đai rộng lớn, những cánh đồng cao chen lẫn với núi đồi ở đây là nơi sinh sống và cư trú rất thích hợp. Sống ven những con sông, tuy những sự tàn phá khắc nghiệt xảy ra mỗi năm một mùa do lũ lụt, nhưng bên cạnh đó, chính núi rừng bao la ở đây lại là địa bàn vô cùng thuận lợi cho kinh tế hái lượm, săn bắn kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì vậy mà đây là một trong những vùng cư trú trù mật nhất, cổ xưa nhất đã xây dựng làng mạc từ lâu đời và đã trải qua nhiều biến đổi cho đến ngày nay. Chính ở đây đã diễn ra những cuộc hốn hợp dân tộc giữa các bộ lạc khác nhau, Lạc Việt và Tây Âu – để hình thành cư dân Âu Lạc, tổ tiên của dân tộc Việt ngày nay. Vào đầu thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, ở đây cũng đã diễn ra cuộc nổi dậy chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo. Ngày nay, trên đất mà nhân dân ta vẫn gọi là đất tổ Hùng Vương này còn lưu lại nhiều di tích, nhiều địa điểm văn hóa khảo cổ học, nhiều truyền thuyết và các loại hình văn nghệ dân gian khác có giá trị chứng minh tính chất truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam ta. Nằm giữa một vùng đất đai có nhiều kì tích như vậy, quê hương hát Ghẹo - ở đây là hai huyện Tam Nông và Thanh Sơn lại có đặc điểm riêng đáng chú ý khác. Huyện Tam Nông xưa vốn thuộc địa hạt Sơn Tây (nay là tỉnh Hà Tây) tiếp giáp với trấn Hưng Hóa là miền rừng núi âm u kéo dài mãi về phía tây, nơi cư trú của đồng bào các dân tộc ít người (theo “Đại Nam nhất thống chí”). Đến đầu thế kỷ XIX (Minh Mệnh thứ 12 - 1831), huyện Tam Nông được cắt rời khỏi Sơn Tây để sáp nhập vào tỉnh Hưng Hóa và đặt tỉnh lị ở đây. Nhưng từ trước đó ở huyện Tam Nông, học vấn đã mở mang, đã có nhà học, có các chức huấn đạo, giáo thụ. Cho nên, tuy địa lý hành chính là thuộc tỉnh Hưng Hóa mà phong tục ở đây vẫn giữ nguyên gốc giống như các miền khác ở trung châu – theo “Hưng Hóa dư địa chí”. Tam Nông và Thanh Sơn lại ở gần sông, có con sông Bứa len lỏi làm đường giao thông thuận lợi cho mọi giao lưu kinh tế và văn hóa ỏ trong vùng. Huyện Thanh Sơn là khu vực cư trú của người Mường, có mặt cả người Kinh và một số dân tộc anh em khác như Tày, Nùng,… 1.1.2. Kinh tế - xã hội *Kinh tế Đất đai ở đây chủ yếu là đất sỏi, đất cát pha, cát lắc, đất phe-ra-rít nâu vàng trên đất phù sa. Đồi ở đây là đồi đá ong, đất vàn đỏ, trước cách mạng phần lớn là đồi trọc, đồi hoang với sim, mua, rang rang, chè vè. Do kết cấu địa lý như vậy nên kinh tế ở quê hương Ghẹo chủ yếu là kinh tế trung du. Nguồn sống chính của nhân dân ở đây là làm ruộng, làm rẫy, khai thác lâm thổ sản, làm cá ở ven sông và ở các ao, đầm lớn trong vùng, nhân dân còn trồng nhiều các loại cây công nghiệp như chè, cà phê, dầu cọ, nuôi nhiều ong và chăn nuôi nhiều các loại gia cầm, gia súc như gà, vịt, lợn, trâu bò,… Đời sống nhân dân nhờ vậy nên nói chung là sung túc, sinh hoạt khá cao, thôn xóm trù mật, nhà cửa khang trang, vườn rộng và trồng trọt khá. Đó cũng là lý do mà ở đây ngày xưa đặc biệt ít có người phải đi buôn bán hoặc đi làm ăn ở những nơi xa. Nhìn vào các dụng cụ lao động nông nghiệp như cày bừa, cuốc thuổng, các kiến trúc nhà cửa và các cách sinh hoạt hàng ngày khác cũng có thể nhận thấy ngày nay đồng bào vẫn giữ chung nền nếp như ở các nơi khác ở miền trung du. Chính những đặc điểm kinh tế thuần nông của vùng trung du miền núi là cơ sở hình thành những văn hóa truyền thống ở vùng đất Tổ Vua Hùng, trong đó có Hát Ghẹo. Tình hình kinh tế của Phú Thọ trước thời kỳ đổi mới đất nước: Trong thời kỳ chiến tranh do chưa có điều kiện phát triển kinh tê, nên ở Phú Thọ về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu không được chú ý, với phương thức sản xuất thủ công, manh mún, lạc hậu nghèo nàn. Công nghiệp thì không hoàn chỉnh, chủ yếu là khai thác mỏ, tuy nhiên phương thức khai thác vẫn còn thủ công, sử dụng lao động chân tay, chưa có sự tham gia của máy móc và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ củng cố xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ 1975 – 1980, Phú Thọ đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, áp dụng máy móc với phương thức sản xuất hiện đại, tính đến năm 1980, bình quân lương thực đạt 250 – 270 kg/người/năm. Về công nghiệp, có 6 khu công nghiệp lớn tập trung ở thành phố Việt Trì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét