Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Nho giáo đại việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV

7 NỘI DUNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ NHO GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUAN VỀ NHO GIÁO 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hoá và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo. Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca Mầu Ni, Giê –xu… người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Khổng Tử một cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ông bằng các ghi chép do các học trò của ông để lại. Khó khăn nữa là thời kỳ “đốt sách chôn Nho” của nhà Tần, hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời khiến việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó khăn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ thống các tư tưởng và cuộc đời của ông. Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục Kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ Kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận Ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò 8 của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần). Khổng giáo hay là "tư tưởng Khổng - Mạnh" từ đây mới hình thành nên hai khái niệm Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Còn Nho giáo mang tính chất tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên thủy. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Hệ thống kinh điển đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về chính trị, xã hội, về đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia. Ngũ Kinh Kinh Thi: Sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 3000 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai “học Kinh Thi chưa?”, người con trả lời “chưa”. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Thư thì không biết nói năng ra sao” [3, Sđd]. Kinh Thư: Ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. Kinh Lễ: Ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” [3, Sđd]. Kinh Dịch: Nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái… Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải 9 thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Hoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện. Kinh Xuân Thu: Ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: “Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này”. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất. (Xuân Thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra) [3, Sđd]. Kinh Nhạc: do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn lại Ngũ kinh. Tứ Thƣ Luận Ngữ: Ghi lại những lời dạy của Khổng Tử do học trò của ông ghi chép lại sau khi ông mất. Luận ngữ còn có nghĩa là các lời bình. Đại Học: Dạy phép làm người để trở thành bậc quân tử. Sách này do Tăng Sâm còn gọi là Tăng Tử, học trò xuất sắc của Khổng Tử, dựa trên lời dạy của thầy mà soạn ra. Đại học có nghĩa là sự học lớn. Trung Dung: Dạy người ta cách sống trung hòa, không thiên lệch. Sách này do người cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của Tăng Tử soạn ra. Trung là ý muốn nói cái tâm không lệch bên này hay bên kia. Dung có nghĩa là dung dưỡng, giữ mãi mức như vậy. Mạnh Tử: Ghi lại những lời dạy của Mạnh Tử. Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha (390-305 TCN). Ông là người đã phát triển tư tưởng của Khổng Tử và là nhân vật tiêu biểu nhất của Nho giáo sau Khổng Tử. 10 Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên làm quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Nho giáo nhà Hán có sự khác biệt so với Nho giáo nguyên thuỷ. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, thiên tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị". Vì vậy, Nho giáo thời kỳ này còn được gọi là Hán Nho. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo truyền đến cuối đời Đông Hán, bề ngoài thì rất thịnh mà bên trong thì thật là suy. Các học giả chỉ chăm chăm về lối chương cú. Mỗi phái học theo một lối, rồi cãi nhau về nghĩa từng câu, từng chữ. Sách Hán Thư Nghệ Văn Chỉ có nói: có khi một câu năm chữ mà bàn ra đến mấy vạn lời. Đến đời nhà Tống, các vua rất sùng bái Nho học, Khổng Tử và Mạnh Tử rất được tôn trọng. Thời kỳ này có những danh nho như Âu Dương Tu làm bộ sử đời "Ngũ Quý", phân biệt rõ kẻ gian, người ngay, đem hai chữ liêm sĩ đề xướng lên, dựng lại cái nền nho hạnh của sĩ phu. Đời Tống, Đại học, Trung Dung được tách ra khỏi lễ ký và cùng với Luận Ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Tống Nho, với các tên tuổi như Thiệu Ung, Chu Đôn Di, Trình Hạo và Trình Di. Trong khi về đường học vấn có phái lý học phát triển thì về đường chính trị cũng chia làm hai phái: Tân Đảng và Cựu Đảng. Tân Đảng có Vương An Thạch đứng đầu, còn cựu Đảng đứng đầu là Tư Mã Quang. Hai bên đều lấy cái chủ nghĩa Nho giáo mà công kích nhau kịch liệt. Tân Đảng thì muốn theo thời mà sửa đổi, nhằm cho binh cường nước mạnh. Cựu Đảng thì cho rằng việc trị nước cần theo chế độ đời trước, cốt làm cho dân chúng được 11 an cư lạc nghiệp. Tân Đảng và Cựu Đảng tranh giành nhau lúc tiến, lúc thoái, mãi đến cuối đời Nam Tống mới thôi. Nho học thời Nguyên không được thịnh hành như thời Tống nhưng vẫn có nhiều danh nho như Triệu Phục, Hứa Hành và Hứa Khiêm. Nho giáo đời nhà Nguyên tuy so với đời trước thì không bằng, nhưng cũng rất thịnh đạt. Những học giả như Triệu Phục, Hứa Hành và Hứa Khiêm đều là người có đức hạnh, rất xứng đáng là danh nho một thời. Tuy nhiên, Nho học trong thời Nguyên chỉ bó hẹp trong phạm vi Trình Chu mà thôi, bởi ai cũng cho rằng Nho học đến đó là cùng cực rồi. Bởi vậy, Nho học thời Nguyên chỉ nhằm giữ lấy cái danh tiết cho trong sạch chứ không ai phát triển thêm được điều gì cao minh hơn nữa. Đến thời nhà Minh, sau khi Chu Nguyên Chương lấy được đất Kim Lăng, đón mời các nho sĩ, mở nhà quốc tử học và làm miếu thờ Khổng Tử thì nền Nho học có nhiều bước phát triển. Thời kỳ đầu, các học giả vẫn còn theo lối học của nhà Nguyên, chưa ai đề xướng ra học thuyết nào mới cả. Thời kỳ này có những danh nho như Lưu Cơ, Tống Liêm tự là Cảnh Liêm. Đến thời kỳ thứ hai, từ đời vua Nhân Tông đến vua Mục Tông, trong khoảng thời gian hơn một thế kỉ rưỡi đó, Nho giáo thịnh hành hơn trước và có nhiều học giả trứ danh. Người thì ra làm quan, người thì ẩn cư ở chốn quê mùa nhưng ai nấy đều có chí làm sáng rõ đạo của thánh hiền. Đến quãng thời gian suy tàn của nhà Minh, kể từ đời vua Thần Tông nền Nho học tuy không thịnh đạt như trước, nhưng nhiều người muốn lấy sự học để cứu vớt nhân tâm con người nên đã lập ra nhiều học phái để giảng dạy đạo thánh hiền. Trong đó có Đông Lâm phái với người sáng lập là Cố Hiến Thành và Cao Phan Long, Thủ Thiện phái với người sáng lập là Châu Nguyên Tiêu. Xét ra, Nho học đời Minh không ra ngoài phạm vi Tống học dù có phái Diêu Giang chuyên về mặt tâm học hay phái Hà Đông tôn sùng cái học của Trình Chu. "Cái học ấy từng chia 12 ra chi nọ, phái kia nhưng kết cục vẫn theo cái tôn chỉ thiên địa vạn vật nhất thể, và về đường thiết thực vẫn cố giữ cái khí tiết của học giả" [12, tr.669]. Thời nhà Thanh, nhất là đời vua Khang Hy, không những các phái trong Nho giáo như phái Hán học và phái Tống học đều thịnh hành mà phái Tây học cũng có thế lực. Thời kỳ này vẫn chú ý để dạy Nho học nhưng vẫn bảo thủ các văn hóa cũ của người Mãn Châu nhà Thanh. Trong lúc đó, có nhiều nhà Nho học không chịu ra làm quan với nhà Thanh, mà ở nhà chuyên tâm học tập. Lại có nhiều học giả thấy sự học của Nho gia cuối đời Minh đã suy đồi nên tìm phương pháp sửa đổi. Nho học đời nhà Thanh tuy là rất thịnh nhưng đa số các học giả đều làm sách vở, nghiên cứu tường tận theo phương pháp khoa học nên "Thanh Nho chỉ có cái tư cách khoa học mà không có cái tinh thần triết học. Những danh nho trong khoảng ba thế kỷ đó đều là người bác học, song không có mấy người hiểu biết chỗ uyên thâm của Nho giáo như đời Tống và đời Minh" [12, tr.720]. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Nho giáo Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân là kẻ làm vua, quân tử là chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với “tiểu nhân”, những người thấp kém về địa vị xã hội; sau “quân tử” còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với “tiểu nhân” là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lý giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải “tự đào tạo”, phải “tu thân”. Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bốn phận phải “hành đạo” (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét