Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Quan hệ kinh tế hàn quốc hoa kì từ năm 1991 đến năm 2010

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2.2. Tài liệu tiếng Anh Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì với những đặc thù của nó đã không ngừng lôi cuốn sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Hàn Quốc và nước ngoài. Từ những năm cuối thế kỉ XX, nhiều công trình nghiên cứu độc lập của một số tác giả đã được công bố, tiêu biểu như: “South Korea – U.S. Economic Relations: Cooperation, Friction, and Future Prospects” xuất bản năm 2004 của tác giả Mark E. Manying đã nói lên tổng quan về quan hệ kinh tế của hai nước, vai trò quan trọng của Hoa Kì đối với Hàn Quốc và ngược lại Hàn Quốc cũng là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển thương mại của Hoa Kì. Tác phẩm này đã làm rõ được vấn đề trong lĩnh vực thương mại đầu tư, Hoa kì là nhân tố đưa Hàn Quốc thành một nước công nghiệp phát triển. Đây là công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ, công phu với một số lượng tư liệu rất phong phú nhưng mặt khác lại quá đề cao vai trò của Hoa Kì trong sự cất cánh của Hàn Quốc mà chưa chỉ ra được mặt hạn chế của mối quan hệ này. Ngoài ra còn nhiều tác phẩn khác như: Richard T. Detrio (1998), “Strategic partners: South Korea and United States”; Doug Bandow (1996), “Tripwire Korea and U.S. Forreign Dolicy in a changed World” … Đây là những công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ, cụ thể về quan hệ Hàn Quốc – Hoa Kì trong đó có đề cập đến quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì nhưng nhìn chung chỉ đề cập đến một số vấn đề cụ thể nào đó mà chưa bao quát được thành tựu, hạn chế cũng như tương lai của mối quan hệ hai nước. Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài nghiên cứu đề cập đến quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì của các tác giả nước ngoài đăng trên các tạp chí: Tạp chí Korea Focus đã công bố nhiều bài nghiên cứu: Kim Hong Youl (2003), “Korea – U.S Trade Structure Since the 1990s”; Kim Sung Han (2000), “South Korea – U.S Relation: Concerns and Prospects” Nguyễn Thị Hải Yến , Lớp K34B- Lịch sử 11 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tạp chí Korea and World Affairs: Hong Nak Kim (1995), “The United States and Korea – Dynamics of Political and Security Relation in the 1990s”; Kyung Won Kim (1994), “Korea and the U.S in the Post Cold War World”. Các bài viết này đã cung cấp nguồn thông tin, số liệu phong phú để đối chiếu, phân tích, để nhìn nhận, nghiên cứu quan hệ Hàn Quốc – Hoa Kì một cách toàn diện nhiều chiều, nhất là trong quan hệ kinh tế. Nhìn chung, các công trình, bài nghiên cứu ở những góc độ khác nhau đã phản ánh được mối quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì trên một số lĩnh vực, khía cạnh cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Do vậy đây là những tư liệu tham khảo hữu ích và cần thiết đối với người viết trong quá trình nghiên cứu. Tuy đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì ở cả trong và ngoài nước song chỉ dừng lại ở mức tổng quan mà chưa đi sâu vào từng khía cạnh và chưa trình bày toàn diện về quan hệ kinh tế của hai nước, đặc biệt là giai đoạn từ 1991 đến 2010 còn chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, việc thực hiện đề tài khóa luận: “Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì từ năm 1991 đến năm 2010” ngoài kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó, người viết còn tập trung nghiên cứu những vấn đề còn trống hoặc nghiên cứu chưa sâu về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2010, qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá về quan hệ kinh tế của hai nước, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa phát triển đất nước hiện nay. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì từ năm 1991 đến năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ Đề tài tập trung làm nổi bật những vấn đề sau: Nguyễn Thị Hải Yến , Lớp K34B- Lịch sử 12 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Cơ sở hình thành quan hệ kinh tế hàn Quốc – Hoa Kì và xác định những tác động khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì. - Quá trình phát triển cũng như những thành tựu của quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì giai đoạn trước năm 1991. - Đánh giá những biến động của tình hình quốc tế và trong nước có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì (1991 – 2010) - Thành tựu cơ bản trong quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì giai đoạn 1991 – 2010. Từ đó đánh giá về mối quan hệ này, nêu nên triển vọng của mối quan hệ. Như vậy, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì (1991 – 2010) chủ yếu trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư và hợp tác khoa học công nghệ. Trong đó, mối quan hệ này được xem xét theo chiều hướng Hàn Quốc là chủ thể còn Hoa Kì với tư cách là nước đối tượng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu *Về không gian. Đề tài nghiên cứu hai chủ thể kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương là Hàn Quốc và Hoa Kì, một con rồng châu Á và một siêu cường thế giới. *Về thời gian. Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì trong những năm từ 1991 đến 2010. Mở đầu là năm 1991 khi mà trật tự hai cực Ianta tan rã, thế giới bước sang một trang sử mới cho đến hết thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Cùng với đó quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì cũng có những biến chuyển to lớn, hai chủ thể quan hệ đã có sự tác động lẫn nhau và mối quan hệ này dần trở nên bình đẳng hơn. Để đảm bảo tính liên tục và bao quát của đề tài, giai đoạn trước năm 1991 cũng được nghiên cứu trong một chừng mực nhất định. Nguyễn Thị Hải Yến , Lớp K34B- Lịch sử 13 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp luận. Trong quá trình nghiên cứu của mình người viết dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học mácxít, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong nghiên cứu sử học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. Để đảm bảo tính khách quan và khoa học, trong quá trình nghiên cứu người viết đã cố gắng kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh…nhằm nhìn nhận vấn đề một cách xác thực nhất. 5. Đóng góp của đề tài. 5.1. Về phương diện khoa học. Trong quá trình thực hiện khóa luận, người viết đã tập hợp và xử lý các nguồn tư liệu ít nhiều liên quan đến đề tài nghiên cứu. Hy vọng đây sẽ là một đóng góp nhỏ về mặt tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế nói chung cũng như lịch sử hai nước Hàn Quốc và Hoa Kì nói riêng, đặc biệt là trong công tác nghiên cứu quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì. 5.2. Về phương diện thực tiễn. Qua việc tìm hiểu quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì (1991 – 2010), người viết đã đưa ra một số nhận xét khách quan về tính chất của quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì cũng như tác động của mối quan hệ này với hai chủ thể. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì (1991 – 2010) để rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nguyễn Thị Hải Yến , Lớp K34B- Lịch sử 14 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu thành hai chương: Chương 1: Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì trước năm 1991. Chương 2: Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì từ năm 1991 đến năm 2010. Nguyễn Thị Hải Yến , Lớp K34B- Lịch sử 15 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 CHƢƠNG 1 QUAN HỆ KINH TỀ HÀN QUỐC – HOA KÌ TRƢỚC NĂM 1991 1.1. Điều kiện phát triển quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì 1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh thế giới hai Giống như các quan hệ song phương khác, quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì cũng chịu sự tác động từ những biến đổi sâu sắc của tình hình quốc tế và khu vực. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cán cân quyền lực giữa các cường quốc trên thế giới đã có sự thay đổi. Các nước Đức, Ý, Nhật bị bại trận, hai nước Anh, Pháp thắng trận nhưng thế lực đã bị suy yếu. Chỉ có Liên Xô tuy là nước chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh nhưng sau chiến tranh vị trí và uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao. Sau chiến tranh, Hoa Kì đã trở thành một nước mạnh nhất về kinh tế, tài chính, quân sự. Để đối phó với sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, các nước đế quốc đứng đầu là Hoa Kì bắt đầu thực hiện một chính sách thù địch mới. Tháng 3 năm 1947, tại Quốc Hội Hoa Kì, Tổng thống Harry S. Truman chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới và qua đó khuynh đảo, khống chế các nước đồng minh phương Tây do Hoa Kì cầm đầu, từng bước thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu. Như vậy, quan hệ Liên Xô – Hoa Kì vốn đã ẩn chứa nhiều mâu thuẫn trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì giờ đây đã ở vào tình trạng đối đầu dưới tác động của Chiến tranh lạnh – nhân tố lớn nhất chi phối đời sống quốc tế, tác động đến nhiều mối quan hệ, trước hết là giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Tất cả các mối quan hệ kinh tế, chính trị… trong thời kì này đều rơi vào vòng xoáy của Chiến tranh lạnh. Là một địa bàn có tầm quan trọng Nguyễn Thị Hải Yến , Lớp K34B- Lịch sử 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét