Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2011)

Đánh giá những thành tựu và hạn chế khi thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong những năm 1986 - 2011; bước đầu nêu ra những kinh nghiệm của công tác đối ngoại nhằm phục vụ công tác đối ngoại hiện nay. Nhiệm vụ - Phân tích biến động của tình hình thế giới và trong nước từ năm 1986 đến năm 2011. - Nêu lên chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng; làm rõ sự đúng đắn, sáng tạo của đường lối đó; các phương pháp, cách thức thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng những năm 1986 - 2011. - Nêu lên thành tựu và một số kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại những năm 1986 - 2011. Phạm vi Về không gian: Phạm vi không gian mà đề tài đề cập đến khá rộng lớn, bao gồm đất nước Việt Nam, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Về thời gian: thời kỳ 1986 đến năm 2011. Đây là thời gian Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu - Nguồn tư liệu 1: Là các Văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đường lối đối ngoại. - Nguồn tư liệu 2: Là các tài liệu lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương. - Nguồn tư liệu 3: Là những cuốn sách và các bài viết do cơ quan, cá nhân viết về ngoại giao trong thời kỳ 1945-2011. - Nguồn tư liệu 4: Các bài nghiên cứu viết về đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử. 5 Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đối ngoại để nghiên cứu đề tài, các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử với các phương pháp lôgíc, Trong đó, phương pháp lịch sử là chủ yếu. - Ngoài ra, trong bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp liên ngành, phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 5. Đóng góp của đề tài - Tái hiện trên những nét chính yếu quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006). - Hệ thống tư liệu bước đầu, góp phần tổng kết đường lối đối ngoại của Đảng ta trong 25 năm đổi mới. - Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm cho công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp tương đối đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, từ đó đóng góp nhất định về mặt khoa học lịch sử. Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần cung cấp thêm cho tư liệu giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về đường lối ngoại giao của Đảng trong suốt thời kì đổi mới, đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, đi theo đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó biết cách ứng xử trong đời sống xã hội, ứng xử với tinh thần đoàn kết quốc tế, từ đó càng thêm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. 6 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có hai chương như sau: Chương 1: Sự hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2011 Chương I nêu lên nguyên nhân hình thành chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2011. Nội dung chính của chương I là trình bày một cách có hệ thống từ góc độ lịch sử quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2011), thông qua phân tích nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội Đảng và các tài liệu khác nhằm trả lời câu hỏi: chính sách đối ngoại đổi mới có những nội dung cơ bản nào, được hình thành và điều chỉnh như thế nào qua từng giai đoạn? Chương 2: Kết quả và một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo công tác đối ngoại (1986 - 2011) Chương 2 tập trung đánh giá những thành tựu nổi bật, rút ra một số bài học kinh nghiệm, đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục nhằm hoàn thiện chính sách đối ngoại trong thời gian tới. 7 Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2011 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm Đối ngoại là đường lối đối sử, giao thiệp của Nhà nước đối với nước ngoài, là những hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác trên thế giới. Cần phân biệt khái niệm đối ngoại với khái niệm quan hệ quốc tế. Vì quan hệ quốc tế là thuật ngữ đa nghĩa và có 3 khía cạnh: Thứ nhất, quan hệ quốc tế được sử dụng để chỉ các mối quan hệ mà các quốc gia thiết lập với nhau mang tính đa chiều và có nội hàm khác nhau như: ngoại giao, kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh – quốc phòng. Thứ hai, quan hệ quốc tế diễn tả một trạng thái đặc trưng của xã hội sau khi nhà nước xuất hiện. 1.1.2. Cơ sở hình thành đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam Thứ nhất, dựa trên truyền thống ngoại giao của dân tộc Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn phải đối đầu với rất nhiều thiên tai địch họa. Qua những thăng trầm ấy, ngoại giao Việt Nam đó từng bước được hình thành và phát triển, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa kết tinh những tinh hoa của nhân loại để tạo nên một bản sắc riêng của nền ngoại giao Việt Nam. Xưa nay truyền thống ngoại giao của Việt Nam là hòa hiếu. Mỗi lần buộc phải kháng chiến chống ngoại xâm thì sau chiến tranh lại vượt qua đau thương, khoan dung, mềm mỏng, khôi phục bang giao. 8 Ngoại giao Việt Nam truyền thống bắt nguồn từ ý chí đấu tranh kiên cường cho độc lập, tự do của dân tộc với nhiều tấm gương điển hình như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi…và nhiều bài học sâu sắc, bổ ích về ứng xử trong đối ngoại. Lịch sử đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã mang lại cho ngoại giao Việt Nam tính chiến đấu cao, bản chất hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, thủy chung, “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Ngoại giao Việt Nam hiện đại bắt đầu từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo. Trải qua những giai đoạn khác nhau, trong thời chiến cũng như trong thời bình, ngoại giao Việt Nam hiện đại đã kế thừa xứng đáng truyền thống cha ông, góp phần không nhỏ vào bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh. Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới kế thừa truyền thống trọng đạo lý, nghĩa tình, giàu tính nhân văn và cởi mở của dân tộc: củng cố và phát triển quan hệ với bạn bè quốc tế đã từng đoàn kết và ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc xâm lược; bình thường hóa và phát triển quan hệ với các nước từng xâm lược Việt Nam như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Vì thế các nước này trở thành đối tác quan trọng của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế vì hòa bình và phát triển. Truyền thống ngoại giao của dân tộc ta, đó là: Một là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh cho mục tiêu cơ bản của dân tộc, với mục tiêu dân tộc: độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Mục tiêu độc lập là về lãnh thổ. Hai là, nêu cao chính nghĩa, phát huy trền thống yêu nước, điều kiện của dân tộc. Ba là, biết thắng từng bước trên đấu tranh ngoại giao. Bốn là, triệt để khai thác những mâu thuẫn, khó khăn trong nội bộ của kẻ thù. Năm là, kết hợp đấu tranh quân sự với tọa đàm thương lượng. 9 Sáu là, chủ động tiến công trong ngoại giao. Thứ hai, dựa trên tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là sản phẩm kết hợp phương pháp luận Mác xít với chủ nghĩa yêu nước và truyền thống ngoại giao Việt Nam. Phát huy truyền thống hòa hiếu, nhân ái, hữu nghị, hợp tác, văn minh của nền ngoại giao Việt Nam và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện trong tuyên bố của Người: “Làm bạn với tất cả các nước dân chủ mà không gây thù oán với một ai”. Tư tưởng đó đó trở thành cơ sở của chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đối ngoại là hệ thống các quan điểm, nhận thức, luận cứ được thể hiện trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong các giai đoạn lịch sử. Theo hệ thống các quan điểm này, chính sách đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng đối với một quốc gia. Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ đất nước, chính sách đối ngoại là một bộ phận hợp thành chiến lược cách mạng. Khi có đường lối quốc tế rõ ràng, chính sách đối ngoại phù hợp, cách mạng sẽ đi đến hình thành một hệ thống chủ trương chiến lược và biện pháp sách lược xử lý những vấn đề tác động đến lợi ích của sự nghiệp cách mạng. Là một nước nhỏ nhưng chúng ta đó sớm nhận thức được tầm quan trọng của chính sách đối ngoại. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, khi một nước nhỏ đối đầu với một nước hùng mạnh hơn thì phải có chiến lược, phải biến ngoại giao trở thành vũ khí để góp phần thay đổi tương quan lực lượng, cục diện chiến đấu. Như vậy, ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động đề xuất phương hướng chiến lược, vận dụng sách lược mềm dẻo để đánh thắng kẻ thù chính trong từng thời kỳ cách mạng. Nhận thức về vai trò của vũ khí đối ngoại, kể cả trong những xu hướng mới của thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Ngày nay ngoại giao ai 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét