Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Vai trò của cộng đồng người việt ở lào từ năm 1976 đến năm 2012

6. Đóng góp của khóa luận. Khóa luận tập trung phân tích, nghiên cứu ,tìm hiểu sự xuất hiện của những người Việt đầu tiên đặt chân đến Lào,quá trình di cư và hình thành nên cộng đồng người Việt ở Lào, hiện trạng một số hội người Việt Nam ở Lào. Những đóng góp của cộng đồng người Việt đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Lào. 6 Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO 1.1. KHÁI NIỆM 1.1.1. Việt kiều Chúng ta đều biết khái niệm “ngoại kiều” là để chỉ những người nước ngoài sống trên một nước sở tại nào đó. Những người này được hưởng quy chế ngoại kiều. Do vậy trước đây người ta thường dùng khái niệm “Việt Kiều” để chỉ những người Việt định cư lâu dài ở nước ngoài mà không có quốc tịch nước sở tại. Trong thực tế, thuật ngữ Việt kiều lại bao gồm cả những người đã nhập quốc tịch nước sở tại. Thuật ngữ “Việt Kiều” được sử dụng rộng rãi trong các văn bản nhà nước Việt Nam cho đến trước tháng 11/ 1993. Chịu trách nhiệm các công việc về Việt kiều có Ban Việt Kiều Trung ương [ 21; 121]. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, số lượng người Việt ở nước ngoài ngày càng gia tăng. Bên cạnh những người Việt được gọi là Việt kiều như trên còn có cả những người mới ra nước ngoài từ những thập kỷ 80, 90 theo các con đường khác nhau như được cử đi học (đại học, sau đại học, học ngề), đi xuất khẩu lao động… khi hết hạn, hết hợp đồng không trở về nước mà ở lại làm ăn sinh sống. Do vậy lúc này lại xuất hiện thêm khái niệm “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Cũng vì thế từ cuối tháng 11/1993 trong các văn bản pháp luật Thực định của Việt Nam không dung thuật ngữ “Việt kiều” nữa mà dùng “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài” để chỉ tất cả các bộ phận người Việt sống ở nước ngoài nói trên. Cơ quan chịu trách nhiệm các công việc về người Việt Nam ở nước ngoài là Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài [14; 14-15]. 7 Có lẽ Thuật ngữ chính xác nhất và chính thống nhất là “Người Việt Nam ở nước ngoài” được đưa ra trong Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, ban hành ngày 26/3/2004. Văn kiện quan trọng này đã nhấn mạnh “Đảng và nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Tất nhiên trong khái niệm người Việt Nam ở nước ngoài nói trên không bao gồm những cán bộ (ngoại giao, phóng viên, các đại diện các hãng, các công ty…); những học sinh sinh viên đang theo học ở nước ngoài và cả những người đang thực hiện sự hợp tác, xuất khẩu lao động theo chương trình, kế hoạch của nhà nước. 1.1.2. Cộng đồng người Việt Trong nghị quyết 36 của Bộ Chính trị có nhấn mạnh đến khái niệm “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Vậy cộng đồng là gì ? Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam “Cộng đồng (xã hội) là một tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc , một dân tộc. Như vậy Cộng đồng xã hôi bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt về cộng đồng kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngưỡng và tâm lý, về đời sống.Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên quy mô rộng lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều mầu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn” [ 21; 601]. Căn cứ vào quan niệm trên, người Việt ở Lào từ lâu đã cùng nhau tạo nên một cộng đồng với đầy đủ những yếu tố cấu thành của nó, tức là những người Việt đó đã cùng sống trên lãnh thổ nước Lào, cùng sinh kế làm ăn, cùng nói tiếng Việt, có đời sống tâm linh với tín ngưỡng, tôn giáo giống nhau 8 và cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Vậy cộng đồng người Việt ở Lào sẽ bao gồm những thành phần tộc người nào? Trước hết phải hiểu cộng đồng người Việt ở đây là muốn nói đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tức bao gồm nhiều thành phần tộc người khác nhau. Tuy nhiên do khuôn khổ của công trình này, tôi xin được hạn chế ở cộng đồng người kinh (Việt). Qua điều tra nghiên cứu, cộng đồng người Việt ở Lào gồm ba bộ phận sau: Thứ nhất là những người Việt đã nhập quốc tịch Lào hay còn gọi là người Lào gốc Việt. Thứ hai là những người Việt định cư lâu đời ở Lào nhưng chưa nhập quốc tịch Lào, được gọi là Việt kiều (được hưởng quy chế ngoại kiều). Thứ ba là những người mới đến Lào bằng nhiều con đường như tự do tìm kiếm công ăn việc làm (có và không có hộ chiếu); buôn bán tự do; những người đến Lào làm việc theo hợp đồng, dự án hợp tác, hết thời hạn không về ở lại Lào; các cô dâu, chú rể người Việt… Cũng có ý kiến cho rằng cộng đồng người Việt ở Lào chia làm hai nhóm : trước và sau năm 1975. Trước năm 1975 gọi là người Việt cũ và sau năm 1975 gọi là người Việt mới. 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO 1.2.1. Giai đoạn trước năm 1899 Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có chung 2.067km đường biên giới. Có thể nói từ xa xưa Lào và Việt Nam đã có mối quan hệ khá đặc biệt, trong đó yếu tố địa lý đóng vai trò quan trọng đã tác động đến mối quan hệ qua lại của nhân dân hai nước, nhất là diễn ra ở dọc biên giới miền núi Tây bắc Việt Nam với các tỉnh của Lào từ Phôngsalỳ xuống đến Sầm Nưa, Xiêng khoảng, Khăm Muộn, thậm chí tiến sâu vào tận Luổng phabang, kéo dài đến vùng núi Thanh Hóa và Nghệ An của Việt Nam. 9 Phần lớn tuyến biên giới Việt Nam - Lào đều đi qua các đỉnh núi hoặc triền núi và qua những cánh rừng rậm nhiệt đới. Do địa hình biên giới quá dài, cộng với sự phân bố cư dân dọc các đường biên giới quá thưa thớt và chủ yếu lại là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nên từ bao đời nay việc đi lại giữa hai quốc gia, nhất là từ Việt Nam sang Lào hết sức thuận lợi. Điều kiện địa lý thuận lợi này chính là yếu tố quan trọng dẫn đến sự hiện diện của cộng đồng người Việt trên đất nước Lào từ rất sớm. Tất nhiên sự hiện diện của cộng đồng người Việt ở vùng biên giới nói trên vào thời kỳ đó diễn ra một cách tự nhiên, đơn thuần chỉ là sự giao lưu qua lại giữa cư dân vùng biên giới, hoàn toàn chưa liên quan gì đến mối bang giao giữa hai vương triều phong kiến Việt Nam và Lào. Lực đẩy từ phía Việt Nam hay lực hút từ phía Lào không phải là vấn đề đặt ra đối với họ, bởi lẽ đương thời các vùng như Sầm Nưa, Xiêng khoảng, Khăm Muộn với Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa,Nghệ An, nhân dân hai dân tộc thường xuyên đi lại làm ăn buôn bán, thậm chí định cư tạm thời hoặc ở hẳn đất Lào, đất Việt là chuyện thường nhật. Sau này khi Liên bang Đông Dương thuộc Pháp hình thành thì thân phận của cộng đồng người Việt ở Lào mới có sự thay đổi và từ sau năm 1919 (sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất) những người Việt lúc đó sống trên đất Lào mới thực sự trở thành kiều dân của vương quốc Lào. Quá trình di dân của người Việt đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử phát triển đất nước và mở rộng bờ cõi. Quá trình này đi cùng với quan hệ qua lại giữa hai nước Việt –Lào và quan hệ này đã được thiết lập từ xa xưa. Theo thư tịch cổ ghi chép đầu tiên về quan hệ Việt - Lào là từ năm 550 dưới thời nước Vạn Xuân của nhà tiền Lý. Khi đấy, bị quân Lương đàn áp, Lý Nam Đế buộc phải lánh nạn và anh ruột của vua là Lý Thiên Bảo đã chạy sang Lào lập căn cứ chống giặc ngoại xâm: “Năm canh ngọ (550) (Triệu Việt Vương năm thứ 2, Lương Giản văn đế, năm Đại Bảo thứ 1) tháng giêng, mùa xuân, Lý 10 Thiên Bảo giữ động Dã Năng, tự xưng là Đào Lang Vương. Trước kia, Lý Bôn lánh vào Động khuất Lạo,anh ruột Lý Bôn là Thiên Bảo… rút vào Cửu Chân… quân Thiên Bảo bị thua mới thu thập quân còn lại chạy sang vùng người Di Lạo ở biên giới Ai Lao. Thiên Bảo thấy động Dã Năng… là chỗ đất bằng phẳng và màu mỡ ,bèn đắp thành ở đấy…, được dân chúng tôn làm chúa, xưng là Đào Lang Vương” [26; 8]. Sau đó đến thế kỷ 11, dưới vương triều Lý, nhà Lý đã ba lần mang quân giải quyết các xung đột ở biên cương Lào- Việt vào những năm 1048 (Lý Thái Tôn), năm 1159 (Lý Anh Tôn) và năm 1183 (Lý Cao Tôn). Rồi đến thời Trần, cũng có nhiều cuộc động binh sang Lào vào các năm 1290, 1294, 1334 và 1335 nhưng chủ yếu chỉ nhằm mục đích phòng vệ và tìm kiếm đồng minh nên các cuộc động binh của nhà Trần hầu như không làm tổn hại đến quan hệ giữa hai nước. Chính vì vậy mà khi nhà Trần mất đi, nhiều quý tộc triều Trần đã sang Lào lập căn cứ nuôi dưỡng lực lượng làm nơi nương tựa để tìm đường khôi phục vương triều. Sang đến thời nhà Lê vua Lê Thánh Tông đã hai lần thân chinh cầm quân sang Lào. Lần thứ nhất vào tháng 6 năm 1479. Trong lần tấn công này, do phía Lào không chuẩn bị lực lượng nên quân đội nhà Lê đã nhanh chóng tiến vào thủ đô Luổng Phabang và truy đuổi vua Lào chạy đến biên giới Myanma rồi mới trở về. Lần thứ hai vào tháng 10 cùng năm đó, vua Lê Thánh Tông lại tập hợp quân mã tiến sang Lào. Nhưng lần này, các chậu mường địa phương của Lào đã biết trước ý đồ của vua Lê Thánh Tông nên đã tập hợp nhau lại để chống đỡ. Do quân lính đi xa mệt mỏi lại gặp phải quân đội các chậu mường Lào chống đỡ nên quân đội nhà Lê lần này không vào được Luổng Phabang. Vua Lê bèn sai rút quân về.Lần này, quân đội nhà Lê một số bị tử trận, một số bị thương, bị bắt làm tù binh. Nhiều người trong số tù binh Việt đó đã được nhân dân Lào chạy chữa vết thương và sau đó đã được phép 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét