Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Phật giáo tiểu thừa trong đời sống văn hóa miến điện thời kỳ pagan (thế kỷ XI XIII)

Phật giáo Đại thừa hưng thịnh, các nhà học giả của Phật giáo Đại thừa có mục đích phân biệt sự cao thấp về mặt tư tưởng giáo lý, nên gọi giáo lý của Bộ phái Phật giáo và Nguyên thủy Phật giáo là “Phật giáo Tiểu thừa”. Vì lý do đó nên Phật giáo Tiểu thừa được thành lập sau thời đại Phật giáo Đại thừa ra đời. Trong khi Đại thừa Phật giáo hưng thịnh, thì Tiểu thừa Phật giáo cũng chịu sự ảnh hưởng kích thích, nên cũng trở nên phát triển. Phật giáo Tiểu thừa chủ trương tuân theo kinh Phật và làm đúng những điều Phật dạy. Giáo lý, giáo luật của Phật giáo Tiểu thừa gần gũi với nguyên thủy Phật giáo. Như vậy, có thể nói ngay từ Đại hội Phật giáo lần thứ hai được triệu tập thì sự phân chia phái bộ trong lòng Phật giáo đã được định hình và sự phân liệt này ngày càng biểu hiện rõ hơn sau Đại hội kết tập lần thứ tư (thế kỷ I) và trên con đường truyền bá ra các khu vực xung quanh, Phật giáo tiếp tục kết hợp với những tín ngưỡng bản địa để hình thành nên các phái bộ khác nhau. 1.1.2. Giáo lý, giáo luật cơ bản của Phật giáo Tiểu thừa Do sự đối lập về tư tưởng, vì không thu dụng lẫn nhau, phát sinh ra nhiều tư tưởng mới, dẫn đến sự phân tán của Phật giáo thành hai phái Đại thừa và Tiểu thừa. Tuy nhiên cả hai phái đều rất tôn trọng những tư tưởng cơ bản của Phật Thích Ca, nhất là những tư tưởng về nhân sinh quan và thế giới quan. Phật giáo nhìn Thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân quả. Theo Phật giáo, nhân quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn, không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan hệ nhân quả này, Phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác. Về giới tự nhiên, bằng sự phân tích nhân quả, Phật giáo cho rằng không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, có nghĩa là không có một đấng Brahaman nào sáng tạo ra vũ trụ. Phật giáo nêu lên quan điểm “vô ngã”, “vô thường” nghĩa là vạn vật biến đổi theo chu trình bất tận sinh - trụ - dị - diệt. 8 Về nhân sinh quan, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự “giải thoát” (Moksa) khỏi vòng luân hồi nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvarra). Nội dung triết học nhân sinh tập trung trong thuyết “Tứ đế” nghĩa là bốn chân lý cũng có nghĩa là “Tứ diệu đế” với ý nghĩa là bốn chân lý tuyệt vời: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Đại thừa và Tiểu thừa theo phương diện lý luận Phật giáo và thực tiễn tu trì đều có sự khác nhau quan trọng. Về phương diện lý luận, Tiểu thừa chủ trương “Ngã không pháp hữu” (Ta không, pháp có), Đại thừa chủ trương “Ngã pháp lưỡng không” (Ta và pháp cả hai đều không ). Về phương diện thực tiễn, các bộ phái Tiểu thừa hoặc nhiều hoặc ít đều cho rằng Phật là một nhân vật lịch sử còn Đại thừa thì đem Phật tô điểm thành một đối tượng là hóa thân của chân lý tuyệt đối, được loài người sùng bái vô hạn. Về con đường giữ gìn tu luyện và mục đích cuối cùng thì Tiểu thừa chủ trương cầm lấy quả Alahán, tức là cần đạt tới tự mình giải thoát. Vì vậy theo nội dung, phương pháp tu trì, Tiểu thừa chủ yếu tu theo Giới, Định, Tuệ. Phật giáo Tiểu thừa cho rằng chỉ có người tu hành mới giải thoát mình khỏi đau khổ “tự độ tự tha”. Phái Tiểu thừa tuân theo kinh Phật, làm đúng lời Phật, thực hành theo thuyết hữu luận mà Phật đề ra trong các giáo lý, giáo luật nguyên thủy. 1.1.2.1 Giáo lý cơ bản Giáo lý Phật giáo Tiểu thừa được thể hiện trong Tam tạng kinh điển ghi bằng chữ Pali là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Kinh tạng và Luật tạng có từ khi Phật Thích Ca còn tại thế, còn Luận tạng ra đời khi mà Phật giáo đã bị chia thành hai phái Đại thừa và Tiểu thừa. Giáo lý của Phật giáo Tiểu thừa gần gũi với giáo lý nguyên thủy Phật giáo và có một nguyên tắc căn bản là do đức Phật chứng ngộ. “Bát Chính Đạo” (tám con đường đúng đắn) là giáo lý quan trọng của nhà Phật giúp con người loại trừ ham muốn hoặc xa lánh những cám dỗ trần tục. Và về phương diện nhận thức giáo lý nhà Phật gồm ba chủ thuyết là Vô thường, Vô ngã và Niết bàn tịch tịnh. 9 “Niết bàn” phiên âm chữ Phạn là “Nirvana” có nghĩa là tuyệt diệu, là vắng lặng, tức tâm trạng được giải thoát. Tiểu thừa phủ nhận hiện hữu vì hiện hữu là đau khổ, là vô thường là chuyển động không ngừng. Cho nên, Tiểu thừa tìm ra mà chấm dứt nguyên nhân gây ra khổ đau cho con người, nguyên nhân của nó chính là “Nghiệp”. Muốn chấm dứt đau khổ do vô minh thì phải đoạn trừ lòng tham ái, ta phải chứng thực được Niết bàn. Muốn được như vậy, Tiểu thừa chủ trương chấm dứt mọi dục vọng, chỉ có như vậy con người mới bước được vào cảnh giới vắng lặng của Niết bàn. Như thế, Niết bàn là nơi cư trú của con người khi đang sống và sau khi chết lúc chấm dứt được khổ đau, dục vọng, kiếp luân hồi. Giáo lý của Phật giáo Tiểu thừa còn chứa đựng trong đạo lý “Duyên sinh”, đạo lý mà đức Phật cho rằng chi phối vũ trụ và nhân sinh. “Duyên sinh” là do nhân duyên sinh ra. Các hiện tượng vũ trụ và nhân sinh đều do nhiều mối quan hệ kết hợp với nhau mà sinh ra. Hiện tượng này liên quan đến hiện tượng khác, tức là nhân duyên. Một sự vật xuất hiện là do nhân duyên hội tụ. Sự vật tiêu vong là do nhân duyên li tán. Như vậy gọi là duyên sinh, duyên diệt. Chính vì vạn vật trong vũ trụ đều có duyên sinh, duyên diệt, đều biến hóa vô thường cho nên tất cả mọi hiện tượng đều là tạm bợ, không phải vĩnh hằng. “Nghiệp” là một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo Tiểu thừa. Nói đến nghiệp là nói đến đạo lý mối quan hệ nhân - quả. Thuyết “Nghiệp báo” của đạo Phật là học thuyết xây dựng đời sống có hạnh phúc và an lạc cho con người, nó cũng là một học thuyết xây dựng một xã hội lành mạnh, đạo đức. Do đó khi giảng lý, Phật giáo Tiểu thừa chú trọng mặt phân tích bản chất mà nói, để cảm tỉnh con người đang sống trong cõi hư vong, đừng có bị danh lợi vật dục làm cho mê hoặc, biến thành vật hi sinh của danh lợi, dục vọng. 1.1.2.2. Giáo luật cơ bản Mục đích cuối cùng của Phật giáo là đạt tới giác ngộ, tới giải thoát. Để đạt được điều này phải dùng “tuệ” (trí tuệ). Muốn có “tuệ” phải tĩnh tâm giữ giới, phải tập trung tư tưởng, thân tâm trong sạch. Vì thế, Phật giáo cho rằng điều đầu tiên phải giữ “giới”, “giới” gắn liền với đạo đức. 10 Giới luật căn bản của Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện” và các giới luật của người xuất gia, giới Tỳ Kheo... nhưng tất cả đều lấy “Ngũ giới” làm nền tảng. “Giới” có nghĩa là đề phòng và không làm điều ác, điều trái, làm mọi điều thiện có ích cho mình, cho người. Vì thế, học giới hay giữ giới cũng là học luân lý đạo đức. Theo đức Phật: “Giới luật còn là Phật pháp còn”, “giới là gốc phúc”. Như vậy, giới có tầm rất quan trọng với Phật pháp [34, tr.23]. Trong hệ thống giới luật của Phật giáo nói chung, “Ngũ giới” có vị trí hết sức quan trọng, là cơ sở cho các giới khác. Năm điều thánh giới bao gồm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Như thế, “Ngũ giới” có vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con người. Điều này không chỉ có ý nghĩa nuôi dưỡng, khơi dậy lòng từ bi, nhân đạo của mỗi người mà còn có ý nghĩa lớn về mặt xã hội. Ngũ giới là giai đoạn đầu tiên dẫn người tu hành đến với đạo. Giới còn là phương tiện để con người vượt qua bể khổ luân hồi, đến với hạnh phúc, an lạc. Điều quan trọng nhất đối với người tu hành là phải giữ cho thân tâm luôn trong sạch. Gần với “Ngũ giới” có “Thập thiện” (10 điều lành) gồm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói ác, không nói hai lưỡi, không nói thêu dệt, không tham dục, không nóng giận, không tà kiến. “Ngũ giới”, “Thập thiện” được coi là hạt nhân của đạo đức Phật giáo, nó không chỉ cần thiết cho chư tăng mà nó cần thiết cho tất cả tín đồ Phật tử. Nói tóm lại, yêu cầu của Phật giáo Tiểu thừa về mặt giới luật là tránh điều ác, làm điều lành, tất cả những việc gì có hại đối với thân tâm, gia đình, xã hội và nhân loại, cho đến tất cả mọi loại hữu hình đều nằm trong phạm vi cấm đoán của năm giới, mười thiện. Phật dạy nếu không có hại mà có lợi thì ra sức làm, làm điều ác là phạm giới và không làm điều thiện cũng là phạm giới. Phật giáo đặt ra vấn đề tìm kiếm mục tiêu ở sự “giải thoát” khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để tạo trạng thái Niết bàn, để con người thoát khỏi mọi khổ đau, phiền não và có cuộc sống hạnh phúc, an lạc. Phật giáo lấy con người làm trung tâm, quan tâm đến con người và chủ trương giải thoát con người. 11 Theo Phật giáo Tiểu thừa con người phải tự mình đạt được giác ngộ không nương tựa vào thần thánh hay bất kỳ thế lực nào bên trên mình (đấng siêu nhiên). Phật dạy: Mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, trong đại dương luân hồi mỗi người hãy là hải đảo của chính mình. Tu sĩ chính là hình tượng lý tưởng cho mọi người tôn kính và tin theo. Tu sĩ là những người cạo tóc, mặc y vàng, bưng bình bát đi khất thực, tìm con đường giải thoát khỏi cuộc sống thông qua thiền định và từ bỏ mình [19, tr.227]. Khất thực là một hình thức sinh hoạt chung của các tu sĩ theo Phật giáo Tiểu thừa để tu trì theo con đường “Trung đạo”. Phật dạy: “Này các tỳ kheo, đó là Trung Đạo mà Như Lai đã được soi sáng, con đường đưa đến minh kiến và tri kiến, dẫn đến tịch tịnh, đến tri kiến cao hơn giác ngộ Niết bàn” [19, tr.22]. Muốn đạt đến Niết bàn, tu sĩ phải thực hiện nghiêm chỉnh tất cả những giáo lý, giáo luật, tuân theo con đường Trung Đạo do đức Phật răn dạy. Thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, tu sĩ sẽ đạt đến Niết bàn. “Những người không có của cải, sống bằng thức ăn bố thí đã cảm nhận được hư vô và tự do vô điều kiện [Niết Bàn Nirvana], con đường của họ khó hiểu được, cũng như con đường của loài chim trên không trung” [19, tr.227]. Với phật tử Tiểu thừa nếu không gia nhập vào Tăng già để trở thành tu sĩ, thì người ấy phải bằng lòng sống cuộc đời cư sĩ, hỗ trợ cho nhu cầu của chư tăng. Phật tử hỗ trợ chư tăng bằng cách cúng dường những vật phẩm cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của một chư tăng. Cúng dường là một hình thức để phật tử sẽ có một vị thế, một cuộc sống tốt hơn trong kiếp sống khác để trở thành vị thánh để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Theo truyền thống Tiểu thừa, đàn ông thanh niên đều phải trở thành tu sĩ trong thời gian quá độ từ tuổi thanh niên sang tuổi trưởng thành. Tu sĩ đó có quyền tự do rời bỏ khỏi nhà chùa bất cứ lúc nào. Thời gian tạm thời “đắp y” vàng, chính là sự kiện đánh dấu những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Phật giáo Tiểu thừa chủ trương giữ hình tượng Phật ban đầu. Coi Phật là mẫu mực đã tu đắc đạo và truyền bá đạo. Tiểu thừa lấy từ bi làm phương tiện, noi gương 12 Phật tu và hành động để tự giải phóng mình. Con người chỉ có thể tự “giải thoát” cho mình bằng sự nỗ lực của chính mình. 1.1.3. Sự lan truyền của Phật giáo Tiểu thừa Sau khi Phật tạ thế, các đệ tử trực truyền của Ngài đã đem đạo Phật mở rộng tới hạ lưu sông Hằng về phía đông, phía nam, tới bờ sông Caodave, phía tây tới biển Arập, phía bắc tới khu vực Thaiysio. Ở thời kỳ thống trị của vua Asoka thuộc vương triều Maurya, đạo Phật bắt đầu phát triển tới các vùng biển của đại lục, phía đông tới Myanmar, phía nam tới Xilanca, phía tây tới Xyri Ai Cập và nhanh chóng trở thành tôn giáo mang tính thế giới. Đạo Phật truyền bá theo hai hướng nam truyền và bắc truyền. Hướng bắc chính là sự lan truyền của Phật giáo Đại thừa và hướng nam là sự lan tỏa của Phật giáo Tiểu thừa. Phật giáo Tiểu thừa đầu tiên được truyền vào Xrilanca, từ Xrilanca truyền vào các nước Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào... rồi qua con đường Miến Điện truyền vào các khu vực dân tộc thiểu số như Thái, Bố Lăng, Bố Long... thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Xrilanca nơi tiếp nhận Phật giáo Tiểu thừa sớm nhất, trở thành trung tâm Phật giáo và đến thế kỷ XI, trung tâm Phật giáo Tiểu thừa đã chuyển từ Xrilanca sang Miến Điện. Đạo Phật Tiểu thừa ghi chép kinh Phật bằng tiếng Pali, do đó được gọi là đạo Phật ngữ hệ Pali. Xrilanca: Đạo Phật truyền vào Xrilanca khoảng thời kỳ Asoca thế kỷ III TCN. Vua Xrilanca hoan nghênh tiếp đón đạo Phật, dùng văn tự ghi chép kinh điển Phật giáo khẩu truyền. Đến nửa đầu thế kỷ V, tăng nhân Ấn Độ tới Xrilanca, chú thích Tam tạng Phật giáo Tiểu thừa, viết thành văn Pali và có chú thích rõ ràng trình bày giáo lý cơ bản của đạo Phật, khiến cho Phật giáo Tiểu thừa bắt đầu được hệ thống hóa. Xrilanca nhanh chóng trở thành trung tâm Phật giáo Tiểu thừa của khu vực. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Phật giáo khi thịnh khi suy nhưng cho đến nay Phật giáo Tiểu thừa vẫn phát triển và Xrilanca vẫn giữ vị trí trung tâm bên cạnh Miến Điến. Hiện nay Xrilanca vẫn có tới khoảng 94% số dân là tín đồ Phật giáo. 13

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét