Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Chính sách cấm đạo của mạc phủ tokugawa (nhật bản) nửa đầu thế kỷ XVII

Khóa luận tốt nghiệp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 lược sắc sảo cùng sự cân nhắc kĩ lưỡng, Ieyasu quyết định xây dựng dinh cơ tại Edo (Tokyo) ở nơi đây có những điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp do đất đai màu mỡ, vị trí địa lý án ngữ những con đường quan trọng, nơi đây trở thành trung tâm chính trị của Nhật Bản, cho nên thời kì này được gọi với tên Edo jidai (thời đại Edo, được đặt cho thời kì Tokugawa). Trong quá trình hoàn thành đại nghiệp thống nhất đất nước, Tokugawa Ieyasu đã có những nỗ lực lớn để củng cố sức mạnh của chính quyền phong kiến trung ương nhằm đạt tới sự điều hành hữu hiệu, trực tiếp của chính quyền trung ương với địa phương thông qua một cơ chế vận động song song: Mạc phủ, đứng đầu là tướng quân (shogun) Tokugawa ở Edo và các lãnh chúa (daimyo) cai quản 260 lãnh địa (han). Cơ chế chính trị có tính chất quân phiệt đó được gọi là Bakuhan taisei (Mạc phiên thể chế hay Chế độ Mạc phủ - công quốc), cơ sở tồn tại của chế độ này chính là dựa vào lòng trung thành tuyệt đối của đẳng cấp võ sĩ và sự cân bằng quyền lực giữa trung ương - địa phương ở cả hai vấn đề quan trọng là chính trị và kinh tế. Trong điều kiện lịch sử mới, Mạc phủ Edo không ngừng hoàn thiện bộ máy chính quyền cùng các biện pháp quản chế của mình, đến đời tướng quân thứ ba, Tokugawa Iemitsu (1604 - 1551) cơ chế chính trị được thiết lập theo lối quân sự đã phát triển tương đối hoàn thiện. Trong đó, ở cấp trung ương có ba cơ quan chính: Roju (Nguyên lão, tức Hội đồng nguyên lão) gồm từ 4 đến 5 thành viên (toshiyori, niên ký). Chức năng chủ yếu của Hội đồng là giúp tướng quân giải quyết các vấn đề lớn có tính chất quốc gia, duy trì quan hệ với Thiên hoàng (tenno) cũng như với lãnh chúa địa phương. Cơ quan thứ hai là wakadoshiyori (Nhược niên ký, tức Hội đồng tư vấn), gồm 4 đến 6 thành viên, có nhiệm vụ giám sát hoạt động của bộ máy hành chính, lực lượng võ sĩ hatamoto (kỳ bản) và gokenin (ngự gia nhân) đặt dưới sự quản lý trực tiếp của tướng phủ và jisa buygo (phụ trách các vấn đề lễ nghi, tôn giáo). Bên cạnh đó còn có hyojoso là Hội đồng xét xử với thành viên bao gồm những người thuộc roju và một quan chức cao cấp (bugyo) đại diện cho chính quyền Mạc phủ phụ trách các cơ quan, đơn vị hành chính. Hyojoso vừa có chức năng lập pháp vừa có chức năng hành pháp đảm đương những nhiệm vụ như Tối §oµn M¹nh Quúnh 11 K35CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 cao pháp viện. Đứng đầu bộ máy hành chính đó là tairo (Nhiếp chính) làm chức năng tư vấn cho shogun, đặc biệt khi shogun còn ít tuổi. Với cơ chế hành chính đó, thông qua các quan giám sát (ometsuke…) chính quyền Edo có thể quản lý chặt chẽ đến các địa phương và từ lãnh chúa địa phương đến từng làng. Trong nhiều chính sách mà Mạc phủ thực hiện để thâu tóm quyền lực về tay mình thì phải kể đến Ieyasu đã buộc các lãnh chúa phải ký cam kết trung thành với chế độ Mạc phủ sau năm 1600. Bộ luật Vũ gia được ban hành 15 năm sau cũng là một bước tiến nữa nhằm khẳng định bổn phận, hành vi của đẳng cấp võ sĩ cũng như các đẳng cấp khác trong xã hội. Chế độ sankin kotai (Tham cần giao đại hay Luân phiên trình diện) được luật lệ hóa cho một phương cách cai trị rất điển hình của chế độ phong kiến Nhật Bản. Những năm đầu thời kì Edo, sankin kotai chỉ được thể hiện như là sự tự nguyện của các lãnh chúa phong kiến về Edo để bày tỏ lòng trung thành của mình với chủ tướng. Nhưng sau đó, chế độ trình diện ngày càng được quy định chặt chẽ và từ năm 1635 trở đi sankin kotai trở thành bổn phận bất khả kháng của tất cả các lãnh chúa. Đây thực chất là chế độ con tin, trong những thời gian quy định, các lãnh chúa đều phải về Edo để trình diện tướng quân. Sau đó họ lại được trở về lãnh địa của mình nhưng phải để vợ con ở lại tư dinh thứ hai tại Edo… Thông qua việc thực hiện chính sách này, Mạc phủ có thể kiểm soát chặt chẽ các lãnh chúa địa phương, làm suy giảm tiềm lực kinh tế và đồng thời làm giảm thiểu khả năng chống đối của họ. Nhằm bảo đảm lâu dài địa vị thống trị hợp pháp, Mạc phủ còn ra sức tranh thủ sự ủng hộ và uy tín của Thiên hoàng trong việc giải quyết các vấn đề chính trị cũng như kinh tế. Được Thiên hoàng giao quyền quản lý đất nước, Mạc phủ Edo luôn có vị trí chính trị tối ưu so với các lãnh chúa khác ở Nhật Bản. Tuy vậy, trong cách ứng xử, tướng quân bao giờ cũng tỏ ra hết sức tôn vinh vị thế truyền thống của Thiên hoàng. Vì “nguồn gốc cao quý của Nhật hoàng thấm sâu trong truyền thống và ý thức dân tộc, là biểu tượng cho sự thống nhất và tinh thần đoàn kết quốc gia đã khiến cho các tướng quân dù có tham vọng tới đâu cũng phải tính toán cẩn trọng trong các bước đi chính trị. Hơn thế nữa, ở một nước biệt lập như Nhật Bản, luôn bị chia cắt bởi những thế lực cát cứ thì vị trí cao quý và quyền lực của Thiên hoàng là §oµn M¹nh Quúnh 12 K35CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 “điều kiện cần” để dung hòa các xung đột. Trong ý nghĩa đó, tướng quân được coi là kẻ bề tôi của Thiên hoàng không thể đi ngược lại nguyên tắc tối thượng nêu trên”.[6; 153] Chính quyền Mạc phủ nắm quyền quản lý trực tiếp về ruộng đất (ngoài những vùng đất dùng để phân phong cho thuộc hạ, với tư cách là lãnh chúa lớn nhất, tướng quân cũng có sở hữu tới 6.480.000 koku, khoảng 25% tổng sản lượng nông nghiệp) nhưng Mạc phủ vẫn thường xuyên bảo đảm nguồn tài chính thường xuyên cho giới quý tộc hoàng gia nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn những đối tượng này, hơn nữa, cắt đứt mọi quan hệ của triều đình Kyoto với các lãnh chúa có thế lực khác. Đối với các địa phương, trên cơ sở mối quan hệ thân tộc và thái độ của từng lãnh chúa trước khi trận Sekigahara kết thúc, Mạc phủ chia các lãnh chúa thành 3 loại: Simpan (thân phiên) gồm 23 lãnh chúa là họ hàng con cháu gia tộc Tokugawa. Dẫn đầu trong các simpan là 3 han “ngự tam gia”: Mito, Owari, Kii (chiếm giữ những vị trí địa lý chiến lược, được hưởng nhiều đặc quyền kinh tế và là nơi nối nghiệp tướng quân trong trường hợp dòng chính ở Edo không có người thừa kế). Tiếp đến là các fudai daimyo (phổ đại), gồm 145 lãnh chúa, là đồng minh của Ieyasu trước năm 1600. Cuối cùng là tozama daimyo (ngoại phiên) gồm 97 lãnh chúa, chỉ chịu thần phục sau thất bại tại trận chiến Sekigahara, chính quyền Edo rất cảnh giác với các lãnh chúa ngoại phiên và thuyên chuyển họ ra xa khỏi trung tâm chính trị - kinh tế của đất nước và bố trí những lãnh chúa thân tín giám sát. Sự bố trí đan xen giữa các simpan, fudai và tozama daimyo ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau cũng như việc thực hiện thuyên chuyển lãnh chúa của chính quyền Edo chính là nhằm để kiềm chế, ngăn chặn mọi khả năng có thể dẫn đến sự hình thành các liên minh chống đối. Qua việc thực hiện các biện pháp trên đây, “Mạc phủ còn muốn chứng tỏ uy lực của mình với vai trò là người nắm quyền sở hữu cao nhất về ruộng đất ở Nhật Bản”. [6; 156 - 157] Mong muốn xây dựng cho thể chế một nền tảng tư tưởng vững chắc nhằm quy phục các tầng lớp trong xã hội, Mạc phủ cho khôi phục lại những hệ tư tưởng truyền thống trước đây bị lụi tàn hay chưa có điều kiện phát triển như: Phật giáo, §oµn M¹nh Quúnh 13 K35CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Nho giáo… Các tướng quân cũng rất chú ý sử dụng các nhà sư hay Nho sĩ làm cố vấn cho chính quyền. Nhận thấy sự thay đổi của hoàn cảnh đất nước, hòa bình được củng cố một lực lượng lớn võ sĩ buộc phải thay đổi, chính vì vậy mà chính quyền trung ương đã khuyến khích sự phát triển học vấn. Mạc phủ cho xây dựng nhà học thờ Khổng tử ở khắp nơi tạo điều kiện cho việc phát triển Nho học, hình thành nên một tầng lớp nho sĩ mới có đủ khả năng gánh vác được công việc của đất nước. Sự ổn định và vững mạnh của chính quyền là điều kiện tốt cho các hoạt động kinh tế xã hội được khôi phục và phát triển sau một thời gian dài nội chiến. Khoảng giữa những năm 30 của thế XVII, do những tác động của chính trị, kinh tế và tôn giáo (vấn đề đạo Thiên Chúa); lường trước những thách thức từ nội bộ đất nước cũng như từ bên ngoài mang lại, tướng quân Tokugawa Iemitsu đã ban hành lệnh tỏa quốc (sakoku) để ngăn chặn những ảnh hưởng từ bên ngoài đối với đất nước, hạn chế những thiệt hại mà Nhật Bản phải chịu sau thời gian mở cửa năng động của mình từ cuối thế kỉ XVI. Qua đây có thể thấy nền chính trị ổn định và một nhà cầm quyền vững mạnh đã có những thúc đẩy tích cực cho sự phát triển của đời sống xã hội. 1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - Xà HỘI Sự vững mạnh của chính quyền trung ương và một môi trường hòa bình ổn định đã có tác động tích cực đến quá trình khôi phục kinh tế sau hàng thập kỉ nội chiến. Đầu thế kỉ XVII, sự phát triển kinh tế xã hội là một điểm nổi bật. Các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã có những bước nhảy vọt đáng nể. Được coi là ngành kinh tế “xương sống” của chế độ phong kiến, nông nghiệp thời kì này phát triển nhanh về số lượng diện tích đất canh tác và sản lượng nông nghiệp. Nếu so sánh “vào đầu thế kỉ X, diện tích đất canh tác ở Nhật Bản mới chỉ đạt 860.000 ha, giữa thế kỉ XV là 950.000 ha đến năm 1600 đã vượt lên 1640.000 ha… cùng với sự mở rộng về diện tích, sản lượng lương thực của Nhật Bản đã tăng lên rõ rệt, năm 1600, tổng sản lượng lương thực đạt khoảng 19,7 triệu koku” [4; 203]. Có được kết quả trên là do chính sách khuyến khích khai hoang và tận dụng §oµn M¹nh Quúnh 14 K35CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 mọi nguồn đất đai của Mạc phủ, hơn nữa “nhờ áp dụng guồng quay nước nên nhiều vùng có thể canh tác hai vụ trong một năm, nhiều giống cây mới được đưa vào gieo trồng, diện tích canh tác và sản lượng nông nghiệp tại các lãnh địa tăng lên đáng kể. Sự phát triển của nông nghiệp làm nền tảng quan trọng thúc đẩy các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản”. [6; 14] Khác với nhiều nước châu Á “về căn bản nông nghiệp Nhật Bản là nền kinh tế nông nghiệp thung lũng, khó cung cấp nước, đất gieo trồng hạn hẹp, thiếu những đồng bằng lớn và cũng rất không thuận lợi cho việc khai phá vùng đất ven biển để mở rộng không gian sinh tồn” [6; 164]. Nguyên nhân chủ yếu là Nhật Bản không có được những dòng sông lớn với thủy lượng cao, giàu phù sa để có thể tạo nên đồng bằng châu thổ phì nhiêu như ở Trung Quốc hay nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Nền tảng của văn hóa Nhật Bản về cơ bản vẫn là văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Xem xét các điều kiện tự nhiên có thể thấy: “Do có nhiều đồi núi, diện tích đất canh tác hạn hẹp nên người Nhật đã sớm có ý thức sâu sắc về đồng đất, sớm biết kĩ thuật thâm canh và triệt để tận dụng hiệu suất đất canh tác. Những ruộng bậc thang cao thấp hiện còn trên khắp lãnh thổ Nhật Bản chính là kết quả của quá trình lao động bền bỉ bởi biết bao thế hệ để đưa cây lúa nước lên đồi. Khác với Việt Nam, về căn bản kinh tế nông nghiệp Nhật Bản là kinh tế nông nghiệp thung lũng. Môi cảnh sống tự nhiên trong các thung lũng đã quy định nên tập quán canh tác, lối sống và kết cấu xã hội. Đời sống sản xuất nông nghiệp và nhu cầu cần phải có một sự điều hành thống nhất trong việc sử dụng các nguồn nước tưới cũng góp phần cố kết tính cộng đồng làng, tinh thần tương trợ trong mỗi người Nhật. Tâm lý hướng vào cộng đồng, coi trọng trách nhiệm với cộng đồng cũng đã dần được hình thành” [6; 38]. Làng Nhật Bản, cũng như bao làng quê trong xã hội nông nghiệp châu Á không chỉ đơn thuần là một đơn vị cư trú bao gồm nhiều hộ tiểu nông mà còn là một tổ chức sản xuất trên cơ sở địa vực. Trong điều kiện đất đai hạn hẹp, người Nhật luôn có ý thức sâu sắc về lãnh thổ và địa bàn cư trú của mình. Trong sự phát triển tương đối độc lập của các lãnh chúa thời Edo, làng là điểm mút cuối cùng của hệ §oµn M¹nh Quúnh 15 K35CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 thống quản chế đồng thời cũng là thực thể quan trọng nhất để các cấp chính quyền có thể kiểm nghiệm tính thiết thực và hiệu quả của những chính sách ban ra. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và những nhân tố xã hội mới đã khiến cho không gian kinh tế cũng như cơ tầng xã hội nông thôn truyền thống không ngừng biến đổi. Là một nước châu Á, cơ sở kinh tế dựa vào sản phẩm nông nghiệp tự nhiên trong tiến trình phát triển của lịch sử Nhật Bản, ruộng đất và quyền sở hữu nó bao giờ cũng là vấn đề kinh tế cốt yếu nhất của chính quyền. Những cuộc chiến tranh trước kia nổ ra cũng là do mâu thuẫn về quyền sử dụng ruộng đất của giới cầm quyền địa phương. Trong quá trình thống nhất đất nước, hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Toyotomi Hideyoshi đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để giành lấy quyền ban cấp và sở hữu điền địa. Cuộc điều tra ruộng đất mà ông cho tiến hành năm 1582 - 1598 đã đem lại những cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc quản lý thống nhất nhà nước về đất đai. Kế thừa thành tựu đó, các tướng quân Tokugawa cũng cho tiến hành việc phân chia lại ruộng đất. Với việc làm này còn muốn xác định rõ các loại hình ruộng đất, thống nhất cách phân định về chất lượng từng loại ruộng đất (gồm nhất đẳng điền, nhị đẳng điền, hạ đẳng điền) cũng như chủ sở hữu trên mỗi đơn vị diện tích để rồi từ đó đề ra các mức thuế thích hợp. Thời Tokugawa Nhật Bản có khoảng 6300 làng. Quy mô các làng khác nhau tùy theo thời gian và khu vực địa lý nhưng làng Nhật thường có từ 50 - 70 hộ với chừng 400 nhân khẩu, có thu nhập bình quân 400 koku. Cương vực mỗi làng được khẳng định, trên cơ sở chất lượng và diện tích ruộng đất canh tác đã được xác định. Ở đây, làng được coi là đơn vị tính thuế chứ không phải là từng hộ nông dân cá thể. Điều này khác rất nhiều so với Việt Nam là hộ nông dân chứ không phải làng là đơn vị đóng thuế. Với chế độ đánh thuế theo từng làng làm cho quan hệ cộng đồng, trách nhiệm cá nhân trong từng làng thêm chặt chẽ vì nếu hộ nào không đủ khả năng đóng thuế theo mức quy định thì làng phải tìm cách bù vào khoản thiếu hụt đó. Chế độ thuế khóa của chính quyền khá nặng nề, phức tạp. Do sự tự chủ của các lãnh địa cho nên nhiều lãnh chúa đã đưa ra những mức thuế khác nhau, thuế rất cao, họ có chế độ thuế riêng của mình thậm chí trong một công quốc mức thuế của từng vùng cũng khác biệt. Người nông dân thường phải đóng: “5 loại thuế: denso §oµn M¹nh Quúnh 16 K35CN Lịch sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét