Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011)

Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đất Lâm Thao, Phú Thọ 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lí Lâm thao là huyện đồng bằng- trung du của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm là thị trấn Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì khoảng 10km về phía tây. Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh. Phía Nam giáp huyện Tam Nông. Phía Đông giáp thành phố Việt Trì. Phía Tây giáp với thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông. Diện tích: 120,61 km2 Dân số: 114000 người [19]. Mật độ: 941 người/km2 Huyện lị: thị trấn Lâm Thao Huyện Lâm Thao gồm 2 thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn và 15 xã khác: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá, Chu Hoá, Thanh Đình, Hy Cương [19]. Nguyễn Thị Hằng 7 Lớp: K35 - CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử Huyện Lâm Thao vào đời Lý là châu Chân Đăng, đời Trần là lộ Thao Giang, đời Lê là phủ thuộc phía Tây trấn Sơn Tây đến đời Nguyễn đổi làm phủ Lâm Thao thuộc trấn Sơn Tây. Năm 1945 đổi phủ làm huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, sau đổi thành huyện Phong Châu. Nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ[19]. 1.1.1.2. Khí hậu Khí hậu Lâm Thao mang đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, một năm chia làm hai mùa rõ rệt (mùa hè và mùa đông). Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23oC. Mùa hè, bắt đầu tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ trung bình 27oC. Mùa đông bắt đầu tháng 11 và kết thúc tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 19oC. Độ ẩm: Độ ẩm tương đối cao, trung bình 85%, giữa đầu tháng và cuối tháng có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình/năm: 720 mm, trung bình/tháng:143 mm, phân bố không đều trên toàn bộ lãnh thổ. Mùa hè, có gió Đông Nam và mưa nhiều. Mùa Đông, có gió Đông Bắc, lượng mưa ít, trung bình 66,2 mm [15]. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Do có điều kiện tự nhiên là đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp và kinh nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững. Nguyễn Thị Hằng 8 Lớp: K35 - CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, công nghiệp, dịch vụ ngày càng khẳng định vị trí trong nền kinh tế. Các nhà máy Supe photphat, ắc quy, vật liệu xây dựng,.... thủ công nghiệp cũng đang dần dần phát triển. Huyện Lâm Thao cách TP Việt Trì hơn 10 km, giáp ranh TX Phú Thọ, có ưu thế đặc biệt về vị trí địa lý và giao thông với một mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh, các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2004: 12,6% Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp: 38,54%; Công nghiệp - xây dựng: 29,51%; Dịch vụ: 31,54% Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 500kg/người/năm [19]. Huyện Lâm Thao chỉ cách thành phố Việt Trì hơn 10 cây số, giáp ranh thị xã Phú Thọ, có ưu thế đặc biệt về vị trí địa lý và giao thông với một mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh, các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội. Trong cơ cấu kinh tế của Lâm Thao thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính; công nghiệp, dịch vụ ngày càng khẳng định vị trí trong nền kinh tế. Lợi thế về điều kiện tự nhiên của một huyện đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp và kinh nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.Hiện nay, Lâm Thao đang đẩy nhanh việc đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất, lương thực đã và đang trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao.Các loại cây như ngô, đậu tương, rau màu cao cấp, bí xanh đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại công nghiệp và bán công nghiệp, trong đó chủ Nguyễn Thị Hằng 9 Lớp: K35 - CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp yếu là lợn nái ngoại, lợn hướng nạc, bò thịt, bò lai sind. Nuôi trồng thủy sản dù mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành thế mạnh của Lâm Thao. Các sản phẩm như tôm càng xanh, cá chim trắng, trê phi, rô phi, chép lai, cá tra,... tiêu thụ khắp trong và ngoài tỉnh, sản lượng hàng năm lên tới trên dưới 1.000 tấn. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng trở nên sôi động hơn với hoạt động của gần 50 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH; thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động. Nhiều mặt hàng đã được khẳng định và chiếm lĩnh thị trường như: bao PP - PE, bìa các-tông sóng 3 lớp, 5 lớp, vải bảo hộ, chè nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xuất khẩu, ắc quy, vật liệu xây dựng,.... Tiểu thủ công nghiệp cũng bước đầu tham gia vào nền kinh tế chung của huyện thông qua việc khôi phục một số làng nghề thủ công truyền thống như nghề làm ủ ấm Sơn Vi, sơn mài, mành tre trúc.... Mục tiêu đến năm 2010: Bình quân thu nhập/khẩu đạt: 6,5 - 7 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 8 - 10%/năm; Bình quân thu nhập/ha đất canh tác đạt 40 - 50 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp: 26-28%; công nghiệp - xây dựng: 35-36%; dịch vụ: 37-38% [19]. 1.2. Hoạt động của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trước năm 1986 1.2.1. Sự thành lập nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao - tiền thân của Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. 1.2.1.1. Cơ sở thành lập nhà máy Nhà máy Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao được chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khởi công xây dựng ngày 8 tháng 6 năm 1959. Nguyễn Thị Hằng 10 Lớp: K35 - CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp Nhà máy được xây dựng trên đất huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nên có tên “Supe Phốt phát Lâm Thao”. Sau 3 năm thi công lắp đặt, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia Liên Xô cùng với công sức hơn 2.000 cán bộ và công nhân Việt Nam suốt 1.000 ngày đêm lao động không ngừng nghỉ, khánh thành Nhà máy và bước vào sản xuất ngày 24 tháng 6 năm 1962. Sự ra đời của Nhà máy Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao được coi là sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển của ngành công nghiệp non trẻ nước ta vào thời điểm miền Bắc vừa được giải phóng. Với công trình này, vào đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, chúng ta đã có một nhà máy sản xuất phân bón lớn vào bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á; được coi là “đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp phân bón” là “bông hoa hữu nghị Việt – Xô” biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng của 15 nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa vào nửa cuối thế kỉ XX [4]. Việc xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao vào cuối thập niên 50 của thế kỷ XX là một quyết tâm lớn, một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Ra đời một nhà máy sản xuất phân bón Supe Phốt phát lớn nhất đất nước và khu vực, trong bối cảnh hai miền Nam – Bắc bị chia cắt tam thời theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ( ký kết ngày 21 tháng 7 năm 1954) thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về phát triển ngành công nghiệp phân bón phục vụ cho nông nghiệp miền Bắc (1960 - 1975) và nông nghiệp trong cả nước (sau năm 1975 thống nhất lại hai miền). Để xây dựng nhà máy Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, chúng ta có đủ yếu tố tự nhiên và xã hội để xây dựng Nhà máy [4]. 1.2.1.1.1. Thiên nhiên ưu đãi nguồn quặng Apatit dồi dào Đất nước ta có nguồn quặng Apatít dồi dào do thiên nhiên ban tặng, lại nằm lộ thiên phía hữu ngạn sông Hồng, trải dài gần 100km từ huyện Bát Xát đến huyện Bảo Hà thuộc tỉnh Lào Cai. Vỉa quặng có chiều rộng 1km đến Nguyễn Thị Hằng 11 Lớp: K35 - CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 4km. Trữ lượng tập trung ở các khu vực: Mỏ Cóc, Cam Đường, Ngòi Bo,… có tất cả 21 điểm khai thác từ khi phát hiện tới nay. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và suốt 9 tháng kháng chiến chống Pháp, việc khai thác quặng Apatit ngưng trệ. Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ việc khôi phục lại mỏ Apatit Lào Cai được khẩn trương triển khai với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô trong chương trình khai thác 500.000 tấn quặng/ năm. Sau 3 năm khôi phục, năm 1957 mỏ Apatit Lào Cai đã đi vào hoạt động.Đây là một cố gắng rất lướn của toàn Đảng, toàn dân ta, trong những năm đầu hoà bình lập lại trên miền Bắc [4]. Apatit là loại Phốt phát Canxi có nhiều trong các loại đá phun trào của núi lửa, được tìm thấy ở Lào Cai. Đây là nguyên liệu chính để sản xuất phân bón Supe Phốt phát đơn chất lượng cao, dùng cho nông nghiệp, tăng độ màu mỡ cho đất, đưa lại năng suất cây trồng cao, được ưa chuộng và có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Về trữ lượng: trữ lượng quặng Apatit dồi dào và dễ khai thác, được coi là yếu tố “địa lợi” mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao. 2.2.1.1.2.Nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp Nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho ngành công nghiệp phân bón là phải đáp ứng được nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trong điều kiện canh tác theo hướng thâm canh, tặng vụ, đưa nông nghiệp đi lên theo hướng sản xuất lớn. Do cấu trúc địa lý, chúng ta có đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ được mệnh danh là “hai vựa lúa” lớn nhất nước. Ngoài ra còn có vung đồng bằng chạy dọc các tỉnh miền Trung, được hình thành bởi phù sa màu mỡ do các con sông bồi đắp nên. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, đất canh tác của Việt Nam khoảng 7,8 triệu héc ta, trong đó có khoảng 4,2 triệu héc ta chuyên canh lúa. Diện tích đất Nguyễn Thị Hằng 12 Lớp: K35 - CN Lịch sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét