Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Kinh tế nhật bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX)

Khóa luận tốt nghiệp 11 tài sản dư thừa so với nợ vào năm 1986, đã trở nên có tài sản thuần âm vào năm 1991. Dư thừa của Nhật Bản gần như tương đương với phần thiếu hụt trong tài sản thuần của Mỹ vào năm 1991. Tài sản thuần của Anh cũng giảm xuống và dư thừa của Đức gần như ngang bằng với của Nhật Bản vào năm 1991. Nguyên nhân khiến bong bóng kinh tế hình thành có nhiều. Nguyên nhân đầu tiên là việc đồng yên lên giá sau Thỏa ước Plaza (năm 1985) gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản và đe dọa tăng trưởng kinh tế của nước này. Ngân hàng Nhật Bản đã phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất) để đối phó với điều đó, nên tính thanh khoản cao quá mức hình thành. Kết quả là kinh tế tăng trưởng mạnh và đầu cơ tài sản bắt đầu làm tăng giá tài sản. Mặt khác, các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi danh mục đầu tư của mình khi tỷ giá Yên/Dollar thay đổi và nhất là sau sự kiện Ngày thứ Hai đen tối trên thị trường chứng khoán Mỹ. Họ giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ và tăng đầu tư vào các tài sản của Nhật Bản. Giá tài sản trong đó có giá cổ phiếu và trái phiếu công ty tăng kích thích xí nghiệp đầu tư. Lạm phát tăng tốc kích thích tiêu dùng. Bong bóng kinh tế nói chung và bong bóng giá tài sản chỉ được nhận ra sau khi chúng bắt đầu vỡ vào đầu thập niên 1990. Đồng Yên tăng giá đã kích thích các xí nghiệp của Nhật Bản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nó cùng với việc người Nhật trở nên giàu hơn đã kích thích họ mua các tài sản của nước ngoài (chẳng hạn như mua xưởng phim của Mỹ, mua các tác phẩm hội họa nổi tiếng) và đi du lịch nước ngoài. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác của Nhật Bản sau một thời gian dài đầu tư vào các xí nghiệp trong khu vực chế tạo thì đến thời kỳ này bắt đầu đầu tư vào các tài sản tài chính. Họ cũng tích cực cho vay đối với các dự án phát triển bất động sản. Họ còn sẵn sàng chấp nhận các tài sản tài chính và bất động sản làm thế chấp khi cho các xí nghiệp và cá nhân vay. Đây chính SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 12 là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các tổ chức tín dụng của Nhật Bản sau này mắc phải tình trạng nợ khó đòi khi bong bóng kinh tế và bong bóng giá tài sản vỡ. Vào thời điểm đó, hầu hết các chuyên gia kinh tế chưa có nhiều trải nghiệm về hiện tượng kinh tế bong bóng. Không ít người cho rằng nền kinh tế Nhật sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao và Nhật Bản có khả năng vượt Mĩ, trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Trên thực tế bong bóng kinh tế là một hiện tượng gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Thêm vào đó khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài. Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của một quốc gia mà còn ảnh hưởng lan ra ngoài biên giới. Và Nhật bản cũng không thể tránh khỏi được thực tế đó, ngay sau nền kinh tế bong bóng 1986 1991, lịch sử Nhật Bản bước vào thời kì khủng hoảng kinh tế kéo dài về mọi mặt trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX. 1.2. NỀN KINH TẾ BONG BÓNG NỔ TUNG VÀ BIỂU HIỆN KHỦNG HOẢNG Chỉ khi nền kinh tế bong bóng đạt sự mở rộng tối đa của nó thì tới năm 1990 nó mới nổ tung, kinh tế Nhật Bản bước vào tình trạng khủng hoảng với những biểu hiện sau đây: 1.2.1. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng Bước sang những năm 90, cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đã chấm dứt thời kì đối đầu quân sự, chạy đua vũ trang giữa các cường quốc và mở ra thời kì mới với đặc trưng là quốc tế hóa, toàn cầu hóa và sự ganh đua về kinh tế giữa tất cả các quốc gia. Kinh tế Mỹ, sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng 1990 - 1991 đã liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 2,9% trong vòng 9 năm qua, lạm phát và thất nghiệp đều được duy trì ở mức thấp, nhu cầu trong SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 13 nước - động lực chính của sự tăng trưởng - tăng mạnh mẽ. Trong khi đó, các nước châu Âu đã hoàn thành quá trình nhất thể hóa về chính trị. Tháng 11/1993, Cộng đồng kinh tế Châu Âu đã chính thức chuyển thành Liên minh Châu Âu (EU), đồng thời với sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu - EURO - đánh dấu sự trưởng thành về kinh tế cũng như sự thống nhất cao giữa các nước Châu Âu. Còn Nhật Bản, nước từng tranh chấp với Mỹ và Tây Âu trong các cuộc chạy đua kinh tế trước đây, lại rơi vào tình trạng đình trệ, suy thoái kinh tế nghiêm trọng kéo dài tới 9 năm từ năm 1991, với tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tuyệt đối trong hai năm liền, 1997 và 1998. Có thể nói, đây là một hiện tượng không bình thường của một nước Nhật vốn được coi là “Vương quốc của những câu chuyện kinh tế thần kì” và một thời kì suy thoái tồi tệ nhất trước đây, thì lần suy thoái này, về phương diện nào đó, còn tồi tệ hơn nhiều. Trong cuộc khủng hoảng trước (1973), sau khi tốc độ tăng trưởng thực tế giảm từ 8,0% năm 1973 xuống -1,2% năm 1974, và nền kinh tế chỉ nằm trong tình trạng trì trệ khoảng một năm và nhanh chóng khôi phục trở lại mức tăng trưởng 3,1% năm 1975, rồi 4,0% năm 1976 và liên tục duy trì mức tăng trưởng trung bình 5,0% hàng năm trong suốt nhiều năm sau đó. Còn lần này tình hình có vẻ ngược hẳn lại, tốc độ tăng trưởng thực tế đã giảm từ 2,9% năm 1991 xuống còn 0,4% năm 1992 và 4 năm liền sau đó (1992 - 1995) mức tăng trưởng âm trong hai năm liền. Cho đến đầu năm 1999, lượng hàng tồn kho vẫn giữ ở mức cao nhất trong 24 năm kể từ sau khủng hoảng kinh tế 1975, chứng tỏ nền kinh tế Nhật Bản đang bị thụt lùi toàn diện. Bảng tốc độ tăng trưởng GDP Nhật Bản những năm 90 SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 14 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 5,5 2,9 0,4 0,5 0,6 1,4 2,9 -0,7 -1,9 0,5 Nguồn: Japan research Quarterly,Spring 1997 and Winter 1996/1997: OECD, Main Economic Indicators,6/2000 MOF. Đây là hậu quả của sự suy giảm toàn diện các thành phần cấu thành của GDP, bao gồm chi tiêu tiêu dùng tư nhân, đầu tư xây dựng nhà cửa, chi tiêu của chính phủ, xuất nhập khẩu và sự gia tăng hàng tồn kho. Nếu tính 7 năm, từ năm 1990 - 1997, tổng số mất mát của nền kinh tế Nhật Bản đã lên tới 550 tỉ USD, tức là phần chênh lệch giữa 4200 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng thực tế 1% một năm hiện hành và 4750 tỉ USD với tốc độ tăng 3 % một năm tính theo tiềm năng. Nếu so con số này với quy mô (GNP hàng năm) của một nền kinh tế châu Á khác ta sẽ thấy rõ được sự mất mát của Nhật Bản to lớn tới mức nào: Hàn Quốc 443 tỉ USD, Đài Loan 284 tỉ USD, Indonexia 215 tỉ USD, Thái Lan 164 tỉ USD, Malaysia 98 tỉ USD và Philippin 83 tỉ USD. Như vậy, phần mất mát của Nhật Bản lớn hơn GDP của tất cả các nền kinh tế châu Á khác, trừ Trung Quốc, hay nói cách khác, phần GDP 550 tỉ USD của Nhật Bản bị mất từ năm 1990 - 1997 là gần bằng của Thái Lan, Malaysia, Indonexia và Philippin cộng lại. Còn bây giờ nếu chúng ta tưởng tượng có một nền kinh tế mới nào đó có quy mô 550 tỉ USD xuất hiện ở châu Á từ năm 1997, thì nền kinh tế đó sẽ là nền kinh tế đứng thứ 3 khu vực sau Nhật Bản và Trung Quốc, và là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính sự mất mát kinh khủng đó đã khiến người ta gọi “thập kỉ 90 là thập kỉ mất mát (lost decade)” của nền kinh tế Nhật Bản. Nếu năm 1990, GDP của Nhật Bản đạt 3860 tỉ USD, bằng 70% GDP của Mỹ (5520 tỉ USD), thì đến năm 1997 chỉ đạt có 4200 tỉ USD, giảm còn 54% so với GDP của Mỹ (7740 tỉ USD), tức giảm cực mạnh tới 16 điểm phần SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 15 trăm trong vòng 7 năm. Nếu xu hướng này vẫn còn tiếp tục thì theo nhiều đánh giá, trong vòng 7 năm nữa, GDP của Nhật Bản chỉ bằng 50% của Mỹ. Chiếm tỉ trọng 14% trong GDP toàn thế giới, suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và khu vực, làm GDP thế giới giảm 0,4 % năm 1998. Đối với Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là một bạn hàng thương mại lớn, việc nhu cầu trong nước của Nhật Bản suy giảm mạnh là một nguy cơ dẫn đến sự gia tăng thâm hụt trong cán cân thương mại song phương, gây bất lợi cho sự phát triền kinh tế, đặc biệt là Mỹ. Đối với khu vực châu Á, Nhật Bản là đầu tàu phát triển kinh tế, đồng thời đóng vai trò trụ cột trong việc giữ gìn sự ổn định, an ninh chung của khu vực. Suy thoái kinh tế của Nhật Bản đã làm giảm luồng đầu tư trực tiếp vào khu vực, thu hẹp xuất khẩu, do đó làm giảm động lực phục hồi và tăng trưởng của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. 1.2.2. Khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tình hình càng ảm đạm hơn. Thị trường bất động sản, cổ phiếu sụt giá mạnh từ sau sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng đã làm cho các tài sản thế chấp cho các khoản vay trong các ngân hàng Nhật Bản mất tính thanh khoản, do đó hệ thống tài chính ngân hàng, các quỹ tín dụng Nhật Bản phải đối mặt với những khoản nợ xấu khổng lồ. Theo thống kê tiêu chuẩn quốc tế, tổng số nợ khó đòi hiện nay của các ngân hàng Nhật lên tới 590 tỉ USD, chiếm 12,3% tổng số tiền cho vay, trong đó 87 tỉ USD hầu như không có khả năng đòi lại được. Các ngân hàng,các tổ chức tài chính Nhật Bản, trong đó có những ngân hàng lớn, luôn được coi là con cưng của chính sách điều chỉnh của chính phủ, cũng không tránh khỏi số phận bị phá sản hàng loạt, buộc phải sát nhập hoặc nhường bớt cổ phần cho các đối tác nước ngoài, như: Ngân hàng tín dụng dài hạn (LTCB), Ngân hàng tín SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 16 dụng Nippon, Công ty chứng khoán Sanyo… Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Nikkei sau khi tăng vọt lên mức 34.058 điểm năm 1989, đã giảm mạnh và dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 điểm giai đoạn 1992 - 1997, và đến tháng 8/1998, đã giảm bất ổn định trên thị trường chứng khoán và sự suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường Nhật Bản. Đồng Yên Nhật sau thời kì lên giá một cách đáng lo ngại ở mức 102 JPY/USD vào cuối năm 1999 đầu năm 2000. Nếu như cách đây 10 năm, các nhà kinh tế học của Nhật Bản luôn khẳng định rằng, vào năm 2000, TSPQD (GNP) của Nhật Bản có thể sẽ vượt Mỹ. Các ông chủ của các tập đoàn kinh doanh Nhật Bản luôn đắc ý nói: “Châu Mỹ là thị trường của chúng tôi, Châu Úc là cái mỏ của chúng tôi và Châu Âu là viện bảo tàng của chúng tôi”; các phó giám đốc của hãng ôtô Nissan luôn cười ranh mãnh và huyênh hoang khi hỏi các du khách Pháp: “Các ông có nghĩ rằng liệu hãng Renault có thể tồn tại được quá 10 năm nữa không?” [20, 213 - 214], thì ngày nay, thực tế Nhật Bản vẫn đang đuổi kịp Mỹ , nhưng đó là nước Mỹ của những năm 30, nước Mỹ của thời Đại Suy Thoái. Nếu những năm 80, là thời kì luôn tràn ngập thế giới của các mặt hàng mang nhãn hiệu “Made in Japan”, và các công ty Nhật Bản đã lần lượt “mua hết nước Mỹ” khiến cho trong một cuộc điều tra tại Mỹ năm 1989 của tờ Newsweek, 54% trong số người Mỹ được hỏi ý kiến đã cho rằng sức mạnh kinh tế của Nhật Bản được coi là một mối đe dọa lớn hơn so với vũ khí quân sự của Nga, thì đến cuối những năm 90, các nhà tư bản Nhật, một thời huyênh hoang đã phải nhẫn nhục bán hết công ty khổng lồ này đến công ty khổng lồ khác của mình cho các nhà tư bản Âu - Mỹ. Chẳng hạn, chính hãng sản xuất ôtô Renault của Pháp, không những không bị tiêu vong, mà còn mua tới 35% số vốn của Nissan, đối thủ cạnh tranh của họ đang bên bờ vực phá sản; hãng Ford đã nắm 35% số vốn của Mazda Geneal Motors chiếm 49% số vốn của SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét