Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh

11 biết hát múa, leo trèo, ru con, kéo gỗ…Về sau này La Bình được Ngọc Hoàng thượng đế ngỏ lời khen ngợi rồi ban cho làm Thượng Ngàn công chúa cai quản tám mươi mốt cửa rừng trong cõi Nam Giao. Trong dân gian bà được tôn làm Mẫu Thượng Ngàn. Đền chính thờ Mẫu Thượng Ngàn là đền Bắc Lệ (gần đường từ Bắc Giang đi Lạng Sơn). Vì phải cai quản tám mươi mốt cửa rừng nên Mẫu Thượng Ngàn thường ngao du, ẩn hiện đây đó khắp nơi. Tiếng hát của Mẫu Thượng Ngàn quyến rũ đến mê hồn, ai nghe thấy cũng đều mến phục. Nhân gian học được những điệu hát ấy. Với những tiếng trầm tiếng bổng, giọng đục giọng trong rồi họ thêm thắt vào đó những âm điệu trong thiên nhiên phong phú, dựa theo cảm nhận về phong khí núi sông thành những bài hát ca ngợi chúa Tiên, và sau này hát chầu các chư vị thần thánh. Những điệu hát ấy được truyền tụng mãi về sau gọi là hát chầu văn. 1.1.5. Hát chầu văn đƣợc hình thành từ những khúc hát làm đẹp lòng bà Mẫu Thoải Mẫu Thoải tức là bà mẹ Nước, nữ thần cai quản các vùng sông biển nước Nam. Công việc của Mẫu Thoải là làm mưa chống hạn, phòng trừ thủy quái, ngăn chặn cuồng phong, giúp nhân dân làm ăn sinh sống, đi lại trên sông nước. Tương truyền Mẫu Thoải có tên tục là Nhữ Nương, lấy vua Thủy Tề và được Ngọc Hoàng phong tước hiệu là Nhữ Nương Nam Nữ Nam Hải Đại Vương. Lại có thuyết cho rằng Mẫu Thoải là các vị nữ thần, đều là con gái của Lạc Long Quân – tổ tiên của giống nòi người Việt. Các bà có hiệu là Thủy Tinh Động Đình Ngọc Nữ công chúa, Tam Giang công chúa, Hoàng Hà Đoan Khiết phu nhân đều đóng dinh ở sông Nguyệt Đức. Ngoài những buổi làm mưa, trị thủy Mẫu Thoải vẫn thường hay du ngoạn bằng thuyền trên sông tìm những thú vui khi nhàn tản. Mỗi khi hạn hán, lụt lội người ta lập đàn cúng tế cầu Mẫu Thoải dùng phép màu gia ân trợ giúp. Dân chúng còn thờ Mẫu trong các đền miếu. Trong mỗi buổi chầu lễ cầu đảo người xưa đã biết đàn hát các bài văn ngợi ca làm đẹp lòng Thánh Mẫu, đặc biệt có lối hát chèo đò – một 12 trong những điệu của lối hát chầu văn được truyền đến ngày nay. Nghệ thuật hát chầu văn ra đời từ đó. 1.1.6. Hát chầu văn đƣợc hình thành từ cách thƣởng thức và giải trí ca nhạc của tầng lớp quí tộc Có một giả thuyết đáng lưu ‎ý là từ những thời Lí, Trần, việc xây dựng âm nhạc trong cung đình rất thịnh hành. Đặc biệt dưới triều Lê, nhiều ông vua như Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông…rất quan tâm đến âm nhạc. Chẳng những thưởng thức âm nhạc khá thành thạo các ông vua này còn cho khôi phục nhiều loại ca nhạc đã bị cấm dưới ách đô hộ nhà Minh. Loại âm nhạc được sử dụng trong cung đình là đại nhạc gồm có trống, kèn, thanh la, não bạt dùng trong các buổi lễ đăng quang, thiết triều hoặc tế lễ trời đất. Trong dân gian thời ấy thịnh hành phổ biến các lối hát đúm, hát ví, những dàn nhã nhạc, tiểu nhạc, phường bát âm dùng trong rước xách và sinh hoạt. Khi ấy, các vương tôn công tử, con cháu vua chúa và các quan trong triều ngoài việc học hành, ngâm thơ xướng họa thì họ rất rỗi rãi. Những lúc quần tụ với nhau tại các tư dinh, tư phủ họ muốn có một hình thức âm nhạc để thưởng thức và giải trí. Thứ đại nhạc nghi lễ tất nhiên đã không thể đem lại cho họ sự vừa ý và say mê. Bởi vậy hình thức ca nhạc nhỏ nhẹ, một vài người đàn hát được tổ chức ngay trong các tư dinh, tư phủ là rất phù hợp. Có thể ban đầu chỉ là đàn và hát, rồi về sau là đã thêm cách diễn trò miêu tả lại diện mạo, hành vi thậm chí bắt chước theo những cuộc dạo chơi, những lời phán bảo của các ông hoàng, bà chúa, các bà cô, quan lớn…Điều này được thể hiện rõ trong nội dung các giá văn cổ mà hiện nay sưu tầm được. Cách đàn, hát và diễn xướng được tổ chức ở các tư dinh tư phủ ấy về sau được đưa vào các đền, miếu, phủ và được lưu truyền cho đến ngày nay gồm cả hát múa và lên đồng gọi là hát chầu văn. Qua những phần đã trình bày trên đây, để đi đến việc xác định về lịch sử ra đời của nghệ thuật hát chầu văn, hay nói cách khác là thử tìm đến cội nguồn của loại hình nghệ thuật này rõ rằng phải căn cứ vào nhiều cơ sở. 13 Theo truyền thuyết và giả thuyết thì nói chung chầu văn ra đời từ tục thờ các chư vị thánh thần, là kết quả của trí tưởng tượng và tín ngưỡng dân gian. Nếu nói đến cơ sở để hình thành giai điệu chầu văn thì một điều hợp lẽ là, từ cách đọc sớ của thầy cúng, từ các lối hát của nhà chùa như đọc kinh, kể hạnh. Bản thân các lối đọc, hát này đã có sự trầm, bổng, to, nhỏ từ những dấu giọng của ngôn ngữ tạo nên, rồi có sự giao thoa và tiếp nhận những giai điệu của dân ca mà trở thành những làn điệu đặc trưng, tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh. Giả thuyết cho rằng chầu văn ra đời từ sinh hoạt ca nhạc của tầng lớp quí‎ tộc, quan lại ngày xưa nhất là từ thời Lê Thái Tông trở đi cũng không phải không có cơ sở. Tất nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận, ở thời kì này dường như đã có sự hoàn chỉnh tương đối về âm nhạc, mà có lẽ nó nặng về góp vào việc hoàn thành nội dung miêu tả các đối tượng. Ở Nam Hà truyền thuyết phổ biến cho rằng chầu văn gắn liền với tục thờ Đức Thánh Trần và Liễu Hạnh công chúa, chủ yếu tập trung ở hai lễ hội Đền Trần và Phủ Giày, mà hai lễ hội này thịnh hành từ thời Lê trở đi. Theo lịch sử văn học Việt Nam thì những câu thơ lục bát tương truyền là của Lê Đức Mao và một số ca dao thể lục bát cũng được xác định là ra đời từ giai đoạn đầu thời Hậu Lê, khoảng thế kỉ XV. Sau này thể lục bát còn được biến đổi ít nhiều gọi là lục bát biến thể, hoặc kết hợp với thơ thất ngôn gọi là song thất lục bát. Từ sở cứ này, đối chiếu với thể văn của các bài chầu văn cổ truyền chủ yếu là thể thơ lục bát, lục bát biến thể và song thất lục bát thì chầu văn chỉ có thể ra đời từ thế kỉ XV và sau đó mà thôi. ĐỊA BÀN SỬ DỤNG VÀ LƢU TRUYỀN NGHỆ THUẬT HÁT CHẦU 1.2. VĂN Mỗi loại hình ca nhạc cổ truyền do đặc trưng về nguồn gốc ra đời, do tính chất, mục đích sử dụng của con người nên được thể hiện và lưu truyền trên những địa bàn nhất định. Có nhiều lối ca hát và diễn xướng dân gian gắn liền với sinh hoạt, lao động, tâm tư, tình cảm của nhân dân nhưng về sau chỉ được lưu truyền ở một số địa 14 phương, trở thành đặc sản và mang đậm bản sắc của mỗi vùng. Đó là các lối hát như hát ví, hát quan họ, hát ả đào…Trong số đó có không ít các loại hình ca hát được người xưa sử dụng trong nghi lễ và sau này lưu hành chuyển hóa từ thiêng đến tục. Bản thân tên gọi của các loại hình ca hát đã nói lên địa điểm, địa bàn lưu truyền như hát cửa đền, cửa đình Lỗ Khê…Một số loại ca hát thì tên gọi của nó phản ánh lề lối và cách thức như hát ví, hát đúm. Có những lối hát mà tên gọi gợi nhớ về vị tổ sư của nó như hát ả đào (Đào Nương được coi là người sinh ra lối hát này, còn gọi là ca trù)… Những lối hát và diễn xướng gắn liền với lễ tiết tôn giáo thì từ cổ xưa được sử dụng ở những nơi thờ cúng, tế tự. Có thể coi việc tế thần, tế trời đất, tế Nam Giao ở nhiều nơi xưa kia cũng là một loại diễn xướng sử dụng âm nhạc gồm phường bát âm cộng với bộ gõ cùng với người chủ tế, bồi tế được tiến hành theo một nghi thức có trình tự. Ở Lỗ Khê có hát cửa đình (cửa đền), ở Quyển Sơn (Nam Hà cũ) có hát Giậm thờ Lí Thường Kiệt là một lối hát ở cửa đền. Chầu văn cũng là một loại hình ca nhạc cổ truyền, có kết hợp với diễn xướng múa (xưa kia là múa lên đồng) chuyên dùng trong lễ tiết tôn giáo ở những đền, miếu, phủ thờ các ông hoàng, bà chúa, các quan lớn, các cô, các cậu. Một số vị trong đó chính là những nhân vật lịch sử đã được người đời sau thần thánh hóa, tạo nên những vẻ thần bí, hoang đường và xếp chung hàng ngũ với các chư vị thần thánh khác vốn hoàn toàn do trí tưởng tượng của người xưa sáng tạo ra. Qua tưởng tượng hoang đường với những truyền thuyết li kì, hấp dẫn dường như các vị thần thánh này có mặt ở khắp nơi, du ngoạn đây đó và vẫn thường hiển linh để phù hộ hay trừng phạt con người. Tuy nhiên mỗi vị thần, thánh đều có một hộ tịch trần gian mà ở những nơi đó đều có lập đền, phủ, miếu thờ, có tế lễ và cầu đảo. Hệ thống các đền, phủ, miếu này phân bố rải rác ở khắp mọi nơi từ vùng rừng núi đến miền đồng bằng, ven sông, từ nơi thôn dã đến phố phường, đô thị sầm uất. Nó được bảo lưu, giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trong vô số các di tích ấy có rất nhiều công trình có giá trị về mặt nghệ thuật, kiến trúc. 15 Từ thuở bình minh của nhân loại, con người đã biết quan niệm thông qua ca hát và diễn xướng để giao tiếp với thần linh và các lực lượng siêu nhiên huyền bí. Về sau, các tôn giáo chính thống cũng không ngừng sử dụng âm nhạc dân gian nói riêng và nghệ thuật dân gian nói chung như các phương tiện đắc lực và thần diệu để tự củng cố, mở rộng và tăng cường sức sống lâu bền. Từ chỗ múa hát ngoài trời để tế thần, tế trời đất và diễn xướng lại những chiến tích trong chiến đấu và lao động sản xuất, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và nhu cầu cộng cảm, nhu cầu tự thể hiện, nhiều loại diễn xướng và ca hát đã chuyển vào không gian kín trong những nơi thờ cúng, trong các đền, phủ, miếu. Sự chuyển dịch này không những làm cho ca nhạc, diễn xướng nói chung và chầu văn nói riêng trở thành nghệ thuật thính phòng mà còn là điều kiện để chúng trở thành chuyên nghiệp và chuyên dụng. Đó là một điều kiện ổn định để bảo lưu nhiều loại hình nghệ thuật, ca nhạc và diễn xướng. Thực tế trước kia cho thấy ở rất nhiều địa điểm thờ các nhân vật thuộc Tam phủ, Tứ phủ, các chư vị thánh thuộc tín ngưỡng cổ truyền của người Việt xưa (đạo tự nhiên kết hợp với đạo giáo) là địa bàn lưu truyền và sử dụng của chầu văn, bên cạnh nhiều loại diễn xướng khác. Ngoài ra trong một số chùa chiền, nơi thờ Phật sau này có thể kết hợp thờ thành hoàng bản địa, bên cạnh một số hình thức diễn xướng, ca hát của nhà Phật như chèo nhà Phật, hát kể hạnh,…chầu văn cũng xuất hiện trong một số lễ tiết với những giá văn chầu (tiêu biểu là ở chùa Keo – Xuân Thủy). Khái niệm chầu văn đã nói lên tính chất, mục đích sử dụng của lối hát này từ thời xưa. Hát chầu văn có nghĩa là hát những bài văn để chầu thánh, chầu các chư vị thánh thần bằng những giá văn ở nơi cúng lễ. Qua nội dung của các bài văn chầu cổ được lưu truyền cho tới ngày nay và qua lời kể của các nghệ nhân hát chầu văn ở Nam Hà về những nơi mà họ đã đến hát thì chầu văn chủ yếu tập trung ở những địa phận có thờ Tam phủ, Tứ phủ, thờ các thượng đẳng thần tức là các ông hoàng, bà chúa, bà cô, quan lớn…được các triều đình phong kiến xưa phong sắc. Ngoài Nam Hà những vùng có lưu truyền nghệ thuật hát chầu văn phổ biến phải kể đến một số địa danh của một số tỉnh như Bắc Lệ, Suối Ngang, Đồng Mỏ, 16 Yên Tử, Đền Sòng, Phố Cát…Những người chuyên hát chầu văn cùng các thầy cúng và những người chuyên nghề hầu bóng thường đến các nơi này vào dịp lễ hội để hầu thánh nhưng thực chất là hành nghề chuyên nghiệp. Do đó, địa bàn lưu truyền của chầu văn không chỉ phụ thuộc vào nơi hiện diện của chư vị đẳng thần, các ông hoàng, bà chúa mà còn phải kể đến những vùng có cung văn (người hát chầu văn) và bóng rỗi (người hầu bóng). Nếu so sánh chầu văn với nhiều loại hình múa hát có gắn với nghi lễ tôn giáo như hát cửa đình, hát Giậm…kể cả so với chèo cổ thì chầu văn nói chung có địa bàn lưu truyền rộng rãi hơn. Trước hết đó là đối tượng phản ánh và ngợi ca của chầu văn từ xưa đã phong phú. Rất nhiều các ông hoàng, bà chúa, các chư vị đẳng thần dù là nhân vật lịch sử hay chỉ do tưởng tượng của người xưa sáng tạo nên, đã được thờ ở nhiều địa phận, nhiều vùng quê từ Bắc chí Nam chứ không riêng gì ở một địa phương nào đó. Một điều đáng quan tâm nữa là phạm vi và địa bàn lưu truyền của chầu văn không chỉ tập trung ở những nơi có thờ các chư vị thánh thần mà trước đây ở kinh đô các vương triều phong kiến cũng đã thu hút các nghệ nhân đàn hát, trong đó có nghệ nhân hát chầu văn để phục vụ các vua chúa và quan lại triều thần. Bởi lẽ nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng thức mà nó còn được sử dụng trong nghi lễ. Nghi lễ chính là biểu hiện giữa dân và thần, mà quan hệ ấy thực chất là một biến thể của quan hệ dân và vua. Đến thế kỉ XIX điều này thể hiện khá rõ với sự xác lập triều Nguyễn cùng với kinh đô Huế (1802), khi ấy nền âm nhạc nhất là âm nhạc cung đình được sử dụng một cách phổ biến ở kinh đô Huế, đã có một loại ca hát phục vụ vương triều gọi là hầu văn nay gọi là chầu văn Huế. Đây là lối hát trước mặt vua, quan, rồi đi vào cõi linh thiêng là hát trước điện thờ chư vị thần thánh. Vì vậy không chỉ ở Bắc Bộ, Trung Bộ mà ngay cả ở Nam Bộ nghệ thuật hát chầu văn cũng rất thịnh hành. Như vậy, chầu văn được lưu truyền trong địa bàn cả nước. Tất nhiên tùy theo từng phong tục, tập quán, tùy giọng nói và chất liệu âm nhạc của từng miền mà có sự khác nhau về làn điệu cũng như về lề lối của cuộc hát. Sự phân bố trên địa bàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét