Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khoá luận dựng lại bức tranh lịch sử tương đối đầy đủ, khái quát về “Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1997 2011”. Qua đó nêu bật thành tựu và hạn chế trong kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm từ 1997 đến năm 2011. Đồng thời, rút ra đặc điểm và vai trò của kinh tế nông nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm từ 1997 đến năm 2011. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nêu rõ cơ sở, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. - Trình bày những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm từ 1997 đến năm 2011. - Rút ra đặc điểm và vai trò của kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Phúc trong những năm từ 1997 đến năm 2011. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2011. Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ tình hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng các nguồn tài liệu sau đây: Các cuốn sách viết về điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ như: Tác phẩm “Địa chí Vĩnh Phúc sơ thảo” của Nguyễn Xuân Lâm xuất bản năm 2000; Tác phẩm “Vĩnh Phúc đất và người thân thiện” của Đoàn Mạnh Phương, xuất bản năm 2006; Tác phẩm 4 “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1930 -2005)”, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, nhà xuất bản chính trị quốc gia (2007); Tác phẩm “Những biến đổi kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 - 2005” của Nguyễn Thế Trường, xuất bản năm 2008,… Các văn bản, nghị quyết, các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Uỷ Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc về các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến năm 2011. Các bài viết trên báo, tạp chí về kinh tế, xã hội và những vấn đề liên quan đến kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc như: Tạp chí bản tin tuyên truyền Vĩnh Phúc, Đối ngoại Vĩnh Phúc… Các niên giám thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc (đặc biệt chú ý vào phần có liên quan đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1997 đến hết năm 2011. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp: Toán học, tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh và phương pháp điền dã để xác minh nội dung, sự kiện lịch sử. 5. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc từ những năm 1997 đến 2011 có những đóng góp về cả mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể là: Khóa luận dựng lại bức tranh lịch sử tương đối đầy đủ, có hệ thống về “Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1997 2011”. 5 Khóa luận đánh giá những nét cơ bản về thành tựu, kết quả về vấn đề “Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1997 2011”. Qua đó khẳng định đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng ta nói chung, của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là phù hợp, đúng đắn. Khóa luận cũng đã nêu bật được đặc điểm, vai trò “Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1997 - 2011”. Khóa luận đã khai thác được một nguồn tài liệu địa phương có giá trị, tập hợp các tài liệu đó thành một hệ thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch sử địa phương. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 1997. Chương 2: Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1997 - 2011. Chương 3: Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1997 - 2011. 6 Chương 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỚC NĂM 1997 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1.1. Điều kiện tự nhiên *Vị trí địa lý: Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.236,5 km² (tính đến ngày 1 - 1 - 2011). Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam, nơi tiếp giáp giữa trung du, miền núi Đông Bắc và đồng bằng châu thổ sông Hồng nên tỉnh có 3 vùng sinh thái: Đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh và vùng núi ở huyện Tam Đảo. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong tọa độ địa lý từ 21°06′ đến 21°35′ vĩ độ Bắc và từ 106°19′ đến 106°48′ kinh độ Đông. + Điểm cực Bắc tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, nằm trên vỹ tuyến 21°35′ Bắc. + Điểm cực Nam tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh thành phố Hà Nội, nằm trên vỹ tuyến 21°06′ Bắc. Giữa hai vĩ tuyến theo đường Bắc Nam có chiều rộng 49 km. + Điểm cực Tây tại xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, nằm trên kinh tuyến 106°19′ Đông. + Điểm cực Đông tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, nằm trên kinh tuyến 106°48′ Đông. Giữa hai kinh tuyến, giữa hai chiều Đông Tây có chiều dài 46 km. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính gồm: 7 Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường và Yên Lạc với diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, dân số năm 2010 là 1.008,3 nghìn người, mật độ dân số 816 người/km2. Tỉnh lỵ của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km. Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong những năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của các quốc gia thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai 4 thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi nhất định trong phát triển kinh tế xã hội: Hiện nay Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ Đô. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số: 20/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vỉnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Như vậy, trong tương lai Vĩnh Phúc sẽ 8 trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô. Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. *Địa hình: Là một tỉnh trung du miền núi với dãy núi Tam Đảo ở phía Đông Bắc và sông Hồng, sông Lô ở phía Tây Nam nên địa hình tỉnh Vĩnh Phúc thấp dần theo chiều từ Đông Bắc tới Tây Nam. Điều kiện địa hình này đã tạo nên cho Vĩnh Phúc ba loại địa hình khác nhau: Địa hình miền núi, địa hình vùng đồi và địa hình vùng đồng bằng. Địa hình miền núi: Theo nguồn gốc hình thành và độ cao, địa hình miền núi chia làm 3 loại là địa hình núi cao, địa hình núi thấp và địa hình núi sót. Một số xã ở vùng cao do địa hình phức tạp nên giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn. Trong tương lai vùng này được ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Địa hình vùng đồi: Với độ cao từ 20 - 200m, với các dạng đồi xâm thực bóc mòn, đồi tích tụ, đồi tích tụ bóc mòn.Vùng đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Tam Đảo, Lập Thạch. Vùng này quỹ đất tương đối lớn, nhiều đất trống đồi trọc, có thể phát triển cây ăn quả nhiệt đới, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Địa hình đồng bằng: Gồm 3 dạng là đồng bằng châu thổ, đồng bằng trước núi, các thung lũng và bãi bồi sông. Chiếm 40% diện tích toàn tỉnh, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên. Vùng này có bề mặt tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển cây lúa nước, trồng rau màu, cây vụ đông và chăn nuôi gia súc. 9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét