Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi đay (corchorus l ) ở việt nam

Khoá luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thị Thanh Loan Các công trình của Phạm Hoàng Hộ (1991, 1999)[8] như “Cây cỏ Việt Nam” đã công bố chi Đay ở Việt Nam gồm có 3 loài C. acutangulus, C. capsularis và C. olitorius với bản mô tả rất ngắn gọn và hình vẽ đơn giản. Công trình “Cây cỏ Việt Nam'''' tuy có nhiều hạn chế như danh pháp, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu. Nhưng cho đến nay, đây vẫn là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ những loài thực vật có ở Việt Nam. Nguyễn Tiến Bân (2003)[2], trong ''''Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam họ Đay – Tiliaceae”, tác giả đã chỉnh lí danh pháp và đưa ra danh lục 3 loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) hiện biết ở Việt Nam. Tác giả đã cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, cũng như giá trị sử dụng các loài trong chi Đay. Đỗ Thị Xuyến (2009) đã công bố một loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam thuộc chi Đay (Corchorus L.). Ngoài các công trình mang tính phân loại đã trình bày ở trên, còn có một số ít các công trình khác đề cập đến giá trị sử dụng của các loài cây trong chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam như: Võ Văn Chi (1997)[4] trong ''''Từ điển cây thuốc Việt Nam''''; Võ Văn Chi (2003)[5] trong ''''Từ điển thực vật thông dụng'''', Võ Văn Chi (2004) trong “Cây rau trái đậu”. Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống, cập nhật về họ Đay (Tiliaceae Juss.) nói chung và chi Đay (Corchorus L.) nói riêng ở Việt Nam. 7 Khoá luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thị Thanh Loan CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu. Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Đay (Corchorus L.) trên thế giới và của Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu chuyên khảo. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam, hiên được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật như Phòng tiêu bản Thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); phòng tiêu bản thực vật, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU); phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới - Tp. Hồ Chí Minh (VNM) (ảnh chụp); phòng tiêu bản thực vật Viện Dược liệu (HNPM) và các mẫu vật tươi sống được thu thập từ thực địa. Tổng số mẫu nghiên cứu là: 56 tiêu bản của 22 số hiệu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) ở các tỉnh thành của Việt Nam như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai, Khánh Hoà, Bến Tre. 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2011 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Đay (Corchorus L.), chúng tôi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho đến nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi môi trường. Việc so 8 Khoá luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thị Thanh Loan sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,…) Việc nghiên cứu về giá trị tài nguyên của chi, dựa trên cơ sở giá trị của các loài, gồm: Giá trị khoa học của các loài dựa trên kết quả về phân loại và giá trị sử dụng (trên thế giới và ở Việt Nam), tình hình thực tế sử dụng các loài và kết quả điều tra thu thập thông tin trong dân gian. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành cả 2 công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp. Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống, thu thập các thông tin về giá trị sử dụng các loài trong dân gian và các thông tin khác. Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu vật khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyển khảo, các bộ thực vât chí (nhất là ở Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. Các bước tiến hành: Bước 1. Nghiên cứu tài liệu, nhằm: Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc xác định vị trí, giới hạn và cách sắp xếp các taxon nghiên cứu (chi Corchorus L.) vì giới hạn của một taxon sẽ ảnh hưởng đến vị trí và cách sắp xếp taxon đó trong hệ thống phân loại. Nắm vững bản chất của các taxon cần nghiên cứu về các đặc điểm hình thái để thu được những bộ phận quan trọng nhất để việc làm tiêu bản được đầy đủ và thuận lợi cho việc giám định sau này và các đặc điểm dễ nhận biết ngoài tự nhiên; phân bố (địa điểm, độ cao); sinh học (thông tin về thời gian ra hoa, thời gian quả chín, khả năng tái sinh); sinh thái (nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái 9 Khoá luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thị Thanh Loan thích hợp (ven biển, đồi trọc, rừng nguyên sinh hay thứ sinh,…), độ cao so với mặt biển);…Trên cơ sở đó, xác định điểm và tuyến nghiên cứu phù hợp với việc nghiên cứu, như đặc điểm các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) thường là các loài cây ưa sáng nên các tuyến đi thu mẫu thường phải là các tuyến có ánh sáng hở, ven đường, ven đồi, ven rừng, rừng thứ sinh,.... Bước 2. Nghiên cứu thực địa: Tham gia các tuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật, phân tích mẫu ở trạng thái tươi, tìm hiểu các thông tin về sinh thái, giá trị sử dụng. Cần phải làm tốt các công việc dưới đây: Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu đầy đủ và đại diện cho khu vực nghiên cứu cần phải xác định tuyến và điểm nghiên cứu, vì không thể đi hết các điểm. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu vực nghiên cứu, có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Tuyến thu mẫu được thiết lập phụ thuộc vào địa hình khu vực nghiên cứu. Phương pháp thu mẫu: Chất lượng mẫu đặc trưng cho từng loài, một mẫu vật đầy đủ là mẫu vật có cả cơ quan dinh dưỡng (cành, lá,…) và cơ quan sinh sản (hoa, quả). Mỗi cây thu từ 3-10 tiêu bản hoặc nhiều hơn. Cùng một cây thu mẫu ở cả cành non và cành già để thấy được sự biến đổi theo di truyền,cùng một loài thu ở nhiều địa điểm khác nhau để thấy được sự biến đổi theo sinh thái. Sau khi thu mẫu, mẫu được cắt tỉa sao cho kích thước tối đa cỡ 40 x 30 cm (các vật đi kèm để bảo quản mẫu như kẹp, tủ sấy, tủ bảo quản,… đều tuân theo kích thước này). Sau khi cắt tỉa, mẫu được đeo etikét, các mẫu trên cùng 1 cây được đánh cùng 1 số hiệu mẫu. Lưu ý: Dùng bút chì hoặc bút chuyên dụng (không phai mực khi ngâm tẩm) ghi chép những thông tin về đặc điểm mẫu vật (kích thước cây, đặc điểm thân, cành, lá, màu sắc và mùi vị hoa, quả,…), phân bố, toạ độ (dùng GPRS để xác định), sinh thái, giá trị sử dụng,… vào sổ lý lịch tiêu bản và ghi các thông tin tóm tắt (nơi 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thị Thanh Loan thu, người thu, ngày thu, số hiệu mẫu, các thông tin khác) vào phiếu etiket. Trong quá trình thu mẫu, nên chụp ảnh toàn bộ cây và mẫu vật. Xử lý và bảo quản mẫu: Sau khi đeo nhãn, mẫu được cắt tỉa và đặt gọn trong một tờ báo gấp tư, trên mỗi tiêu bản phải rõ các phần quan trọng cho việc nhận biết: lá (mặt trên, mặt dưới), lá kèm, hoa, quả, sau đó xếp mẫu thành chồng nhỏ và dùng cặp mắt cáo để ép chặt mẫu (mỗi kẹp khoảng 30 mẫu), các cặp mẫu được sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 70-80oC trong 3 ngày liên tục hoặc phơi nắng đến khô, trong thời gian này, mỗi ngày nên thay báo mới để mẫu chóng khô. Nếu không có điều kiện để làm khô mẫu ngay thì các mẫu được bó chặt và cho vào túi polyetylen, sau đó cho cồn (50-70oC) vừa đủ thấm vào các bó mẫu để bảo quản, thời gian bảo quản không lên quá 1 tháng. Bước 3. Phân tích, mô tả các mẫu vật trong phòng thí nghiệm: Dụng cụ: Kính lúp (bao gồm kính lúp thông thường và kính lúp màn hình), kim mổ, kẹp, khay mổ, thước đo kích thước mẫu, máy ảnh,… Phương pháp tiến hành: Dựa trên nguyên tắc phân tích mẫu vật: Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến các chi tiết bên trong, phân tích từ các đặc điểm lớn đến nhỏ. Đối với mẫu vật khô phải làm cho hoa và quả cần phân tích trở lại trạng thái ban đầu bằng cách đun sôi hoặc ngâm cồn pha loãng (khoảng 40 độ), sau đó dùng kim nhọn để tách từng bộ phận để quan sát. Trong khi phân tích mẫu, phải ghi chép các đặc điểm, vẽ hình, chụp ảnh. Sau đó, kết hợp với các tài liệu chuyên nghành (bản mô tả gốc, các chuyên khảo, thực vật chí,…) và mẫu chuẩn - typus (nếu có) để xác định tên khoa học của mẫu vật. Bước 4. Viết báo cáo: Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó xác định vị trí và giới hạn của taxon nghiên cứu, sau đó tiến hành mô tả và xây dựng khoá định loại các taxon,…chỉnh lý phần danh pháp và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, cụ thể như sau: 11 Khoá luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thị Thanh Loan Thứ tự soạn thảo: - Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Viêt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). - Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Viêt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ của chi, tổng số loài và số loài có ở Việt Nam, ghi chú (nếu có), khoá định loại các loài có ở Việt Nam (chỉ áp dụng với những chi có từ 2 loài trở lên). - Thứ tự soạn thảo họ: Mô tả, nêu typus của họ, tổng số chi và số chi có ở Việt Nam. - Thứ tự soạn thảo các bậc phân loại phụ (phân họ, phân chi, phân loài hay thứ…): Tương như soạn thảo chi nhưng tóm tắt ngắn gọn hơn và không có khoá định loại. Danh pháp: Danh pháp của các taxon được trích dẫn và chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành. Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan sinh dưỡng (dạng sống, cành, lá) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). - Để xây dựng bản mô tả cho 1 loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có),các chuyên khảo, từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Nếu có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác, chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét