Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Đường lối cán bộ nữ của đảng cộng sản việt nam thời kỳ 1975 1995

11 chiến chống Pháp, phụ nữ đã có nhiều đóng góp quan trọng. Các chị đã đảm nhận hầu hết công việc sản xuất nông nghiệp ở các địa phương để chồng con yên tâm chiến đấu. Từ cuộc trường chinh giữ nước, nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng như anh hùng Võ Thị Sáu; Mạc Thị Bưởi; Nguyễn Thị Chiên…đã xuất hiện. Thực hiện chủ trương đưa phụ nữ bần cố nông tham gia cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất của Đảng, nhiều chị em phụ nữ trở thành nòng cốt mà Phú Thọ là một điển hình. Trong cải cách ruộng đất đợt 2 ở 100 xã, có 132 phụ nữ được bầu vào Uỷ Ban Hành Chính xã. Trong số xã đã cải cách, có 15 chủ tịch và phó chủ tịch; 14 chính trị viên xã đội và xã đội trưởng; 5 trưởng công an xã.. Kết quả của cải cách ruộng đất trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của phụ nữ, góp phần làm nên thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới: Cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Cùng với phong trào phụ nữ được củng cố và phát triển, công tác cán bộ nữ của Đảng đã tạo điều kiện khách quan để phụ nữ được bình đẳng tham gia quản lý và điều hành xã hội với hiệu quả cao. Có những chức vụ rất cao do phụ nữ đảm nhận: Phó tổng tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam Nguyễn Thị Định (sau này bà là Phó Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam); Bộ trưởng ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam – Trưởng đoàn đại biểu Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tại Hội Nghị Pari Nguyễn Thị Bình (sau này bà là Bộ trưởng bộ giáo dục, rồi phó Chủ tịch nước), đồng thời còn có vô vàn những phụ nữ khác đảm nhiệm các cương vị lớn nhỏ khác nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đội ngũ cán bộ nữ ngày càng lớn mạnh, giữ vị trí quan trọng góp phần đưa công tác cán bộ nói chung của Đảng, Chính phủ, mà rõ nhất từ sau khi có Nghị quyết 152, 153 12 NQ/TW (10 – 1-1967), công tác cán bộ nữ có những chuyển biến sâu sắc. Những số liệu sau đây chỉ rõ nhận định này: Khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc (8-1964), cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh này có số lượng cán bộ nữ tăng 353%. Số lượng cán bộ nữ đều tăng ở các cấp: Trong cơ quan Đảng số nữ tham gia cấp ủy xã tăng từ 12,9% tăng lên 20,9%, cán bộ huyện từ 9,5% lên 17,7% tỉnh tăng từ 6,3% lên 13,7%. Ở các cấp chính quyền: cán bộ xã tăng từ 14% lên 32,76%, huyện từ 12 % tăng lên 26,48%; tỉnh từ 8% lên 13,9%. Số cán bộ nữ làm trưởng, phó ty, ban ngành cấp tỉnh tăng từ 135 chị lên 221 chị, làm phó giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp tăng lên từ 50 lên 130 chị, nữ làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm cũng tăng lên từ 32 lên 90 chị. Ở các cơ quan Trung ương số cán bộ trung cao cấp là nữ cũng tăng đáng kể: Năm 1965, số nữ giữ chức vụ thứ trưởng và tương đương có 5 chị, đến năm 1972 tăng lên 12 chị: số nữ đảm nhiều chức vụ: Cục, Vụ, Viện trưởng và phó tăng từ 115 tăng lên 1.837 chị. Do đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đội ngũ trí thức nói chung, trí thức nói riêng cũng phát triển nhanh: năm 1961 chỉ có 3 tiến sĩ và phó tiến sĩ đến năm 1965 tăng lên 6 và năm 1972 tăng lên 97 chị. Số nữ có trình độ đại học năm 1961 là 1.650 thì đến 1972 đã tăng lên 16.948, trong đó có 1.234 chị là giảng viên đại học. Ở các địa phương thời kỳ này, công tác cán bộ nữ cũng có những chuyển biến đáng kể. Điển hình là Hải Hưng, một trong những tỉnh thực hiện tốt công tác cán bộ nữ. Sau khi có Nghị quyết 152-NQ/TW của Ban Bí thư, tỉnh ủy Hải Hưng đã tổ chức Hội nghị mở rộng đến các bí thư huyện ủy và đảng đoàn phụ nữ tỉnh. Trước khi học tập Nghị quyết 152-NQ/TW, số ủy viên nữ của tỉnh chỉ có 43 chị, sau triển khai Nghị quyết số lượng nay đã tăng lên 79 chị (tăng 138,7%); bí thư đảng ủy tăng 600% (trước có 3 nay lên 18). Đảng ủy viên tăng 204,7% (từ 567 lên 1.101). Bí thư chi bộ tăng 275% (từ 36 lên 13 99), chi ủy viên tăng 184,5% (từ 562 lên 1.037); Phó chủ tịch huyện tăng 666% (từ 3 lên 20); Chủ tịch Ủy ban hành chính xã tăng 385,7%(từ 21 lên 18) [2,tr.67]. Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, trong đó có đóng góp rất lớn của phụ nữ.Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống tự giải phóng đã có từ thời các bà Trưng, bà Triệu, được ánh sáng của Đảng soi đường họ không bồng con đi hóa đá mà cùng chồng con bước vào các cuộc trường chinh giữ nước và xây dựng đất nước với tất cả sức mạnh của truyền thống và hiện đại để tiếp tục làm rạng danh sứ mệnh của mình trong lịch sử dân tộc. Có được thành quả như vậy phần lớn bởi hiệu quả của chính sách công tác nữ và công tác cán bộ nữ của Đảng.Phải khẳng định chính sách cán bộ nữ thời kỳ CMDTDC và xây dựng CNXH ở miền Bắc (1930 -1975) đã tạo những tiền đề rất quan trọng cho công tác cán bộ nữ ở giai đoạn tiếp theo giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. 1.2.2. Thời kỳ 1975-1986 Đáp ứng yêu cầu của mới của cách mạng, tháng 6 - 1976, 2 Hội Liên hiệp phụ nữ ở 2 miền đã thống nhất thành Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Sự thống nhất về tổ chức này đã góp phần đưa công tác cán bộ nữ và đội ngũ cán bộ nữ ngày một phát triển. Những vấn đề mang tính nguyên tắc trong chính sách cán bộ nữ của Đảng thời kỳ này thể hiện trong các văn kiện Đại hội IV, Đại hội V, Nghị quyết Bộ chính trị số 32-NQ/TW ngày 20 – 11 - 1980, “Về công tác tổ chức”. Những nghị quyết, chỉ thị tập trung đề cập đến chính sách cán bộ nữ gồm Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ” số 44-CT/TW ngày 7 – 6-1984. Ở chỉ thị này, Đảng ta đã nhận định về sự lớn mạnh, trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ từ phong trào cách 14 mạng của quần chúng phụ nữ: “Sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thực hiện nam nữ bình đẳng, xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể XHCN của nhân dân lao động nước ta” [19, tr.1]. Tuy nhiên Đảng ta cũng chỉ ra hiện tượng tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở cấp tỉnh, thành, Trung ương, thậm chí cả ở địa phươnggiảm đi và phần nhiều lớn tuổi, nhưng diện kế cận rất ít. Để khắc phục, Hội Đồng Bộ Trưởng đã “Nhà nước hóa” đường lối của Đảng bằng việc ra Nghị quyết 176a/HĐBT (24 – 12-1984) “Về việc phát huy vai trò năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Chính sách cán bộ nữ thời kỳ này còn được thể hiện trong những tài liệu của Đại hội V. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa IV và V. Nội dung cơ bản chính sách cán bộ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện và tài liệu nêu trên là khẳng định những thành công và chỉ ra những thiếu sót của công tác cán bộ nữ. Qua các văn kiện của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chỉ thị 44-CT/TW, và Nghị quyết 176a/HĐBT có thể khái quát hai thiếu sót cơ bản trong quá trình thực hiện chính sách cán bộ nữ của Đảng. + Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý và lãnh đạo đã quá thấp lại có xu hướng sản xuất, nhất là trong các cơ quan quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Số liệu thống kê của Đại hội V Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chứng tỏ đó (xem phụ lục).Xét thêm một số tiêu chí khác ta cũng thấy tình trạng tương tự. + Cán bộ nữ giữ các chức vụ chủ chốt ở cấp tỉnh thành và Trung ương phần nhiều lớn tuổi, diện kế cận ít. Tỷ lệ Đảng viên nữ giảm. Chỉ thị 44CT/TW đã nhấn mạnh: Độingũ cán bộ nữ phát triển thiếu vững chắc do đó, quyền bình đẳng trên thực tế của phụ nữ còn nhiều hạn chế. 15 Những khuyết điểm, thiếu sót trong chính sách cán bộ nữ nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan. + Đất nước đã chuyển sang giai đoạn mới nhưng công tác cán bộ vẫn “còn bị chi phối khá nặng nề bởi quan điểm đánh giá và lựa chọn người theo lối cũ”. Thống nhất với nhận định đó, chỉ thị 44-CT/TW nhấn mạnh công tác cán bộ nữ cũng như công tác tổ chức cán bộ nói chung chưa theo kịp yêu cầu của giai đoạn mới. + Nhiều cấp ủy Đảng chưa quán triệt đường lối và buông lỏng việc chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cán bộ nữ. Thực trạng đó do nhận thức lệch lạc về vai trò của cán bộ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Bản thân các cấp hội phụ nữ cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề cán bộ nữ. Để khắc phục thực trạng trên, các Nghị quyết của Đảng đòi hỏi: + Phải thực sự củng cố các đoàn thể quần chúng nhất là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ. + Cấp ủy phải định kỳ nghe báo cáo của các đoàn thể, có quy định cụ thể để các đồng chí lãnh đạo công đoàn, thanh niên, phụ nữ được tham dự thường xuyên các kỳ họp của ban thường vụ bàn về kinh tế, xã hội. + Để có một chính sách cán bộ nữ đúng đắn, đặc biệt là để thực hiện nghiêm chỉnh chính sách ấy trước hết phải “tạo nên một chuyển biến mạnh mẽ về quan điểm nhận thức đối với vấn đề cán bộ nữ”. + Những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng cần được cấp ủy Đảng, những cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp học tập và quán triệt. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đó mọi người cần nhận thức rằng bước vào 16 thời kỳ mới phải có những chủ trương, biện pháp phát huy hơn nữa khả năng và trí tuệ của phụ nữ và cán bộ. Khi Đảng đã đề ra chủ trương, chính sách đối với cán bộ nữ thì mọi cấp ủy và đảng viên phải quán triệt thi hành. + Một vấn đề nữa là phải đấu tranh xóa bỏ tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ, đối xử hẹp hòi, thậm chí bất công với phụ nữ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, chỉ khi nhận thức tư tưởng đúng thì hành động mới đúng. Tăng cường cán bộ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội có ý nghĩa to lớn nhiều mặt. Tăng cường cán bộ nữ là nhằm phát huy vai trò và năng lực của chị em, góp phần thiết thực ngày càng nhiều vào sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời xây dựng cho phong trào nòng cốt cho phng trào phụ nữ. Với mục đích như trên, nên trong các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, các đoàn thể nhân dân phải có cán bộ nữ những vị trí chủ chốt, nhất là ở những lĩnh vực mà cán bộ nữ có nhiều điều kiện phát huy khả năng. Tuy vậy, 176a/HĐBT quy định “phải có cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn và phẩm chất, năng lực tham gia lãnh đạo”. Từ những đòi hỏi về cán bộ như trên, vấn đề đặt ra là “phải tích cực đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cán bộ nữ hoàn thành nhiệm vụ”. Cần có quy hoạch cán bộ nữ, khắc phục tư tưởng chắp vá, bị động, thiếu tính liên tục trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo và cán lãnh đạo và cán bộ quản lý. Cần nhận thức rằng việc khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm đặc biệt là thực hiện các chủ trương, chính sách cán bộ nữ đã nêu ở trên là một quá trình không đơn giản.Đây là một công việc khá phức tạp bới tư tưởng coi thường phụ nữ vẫn tồn tại dai dẳng từ hàng ngàn năm khó khắc phục. Nhưng đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng: “chỉ cần có cách nhìn đúng đắn, có sự giúp đỡ tận tình và tình cảm chân thành với phụ nữ thì sẽ phát hiện được những phụ nữ có thể bồi dưỡng và giao trách nhiệm cao hơn, hiện đã có sẵn ở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét