Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Đường lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của đảng từ năm 1930 đến năm 1945

Khóa luận tốt nghiệp 9 Như vậy chủ nghĩa Mác – Lênin bằng chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử và của sự nghiệp cách mạng, đồng thời nêu lên một cách biện chứng tính tất yếu phải tập hợp tổ chức sức mạnh quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nòng cốt là giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân trên cơ sở phát huy động lực vật chất và tinh thần của quần chúng và xử lý phù hợp mối quan hệ lợi ích giữa các bộ phận, các tầng lớp nhân dân. Mác – Ăngghen và nhất là Lênin từng nghiên cứu kết luận tổng kết thực tiễn và đưa ra chỉ dẫn về phương pháp, nghệ thuật vận động, tập hợp và tổ chức khối đại đoàn kết trong Mặt trận thống nhất. 1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là tư tuởng lớn của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành chiến luợc của cách mạng nuớc ta, tư tưởng ấy đã thấm sâu trong mỗi cán bộ, Đảng viên và trong tầng lớp nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Chiến lược đại đoàn kết là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ các quan hệ liên kết ở mỗi thời điểm của cách mạng, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh mà chủ nghĩa nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng trong sáng của Người là nền tảng quan trọng để trở thành chiến lược của cách mạng nước ta. Việc thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất cũng nằm trong chiến lược đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là một trong những nhân tố giữ vai trò hàng đầu đối với sự sống còn của cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất nổi lên một số quan điểm quan trọng mà không thể xa rời hoặc xem nhẹ dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. SV: Nguyễn Thị Lan Lớp: K34B- CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 10 Mặt trận dân tộc thống nhất phải dựa trên cơ sở hai giai cấp công nhân và nông dân. Mặt trận dân tộc thống nhất bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp vai trò của các giai cấp trong kết cấu của mặt trận không thể ngang bằng hoặc đồng nhất với nhau. Trong đó có những giai cấp tầng lớp giữ vai trò chủ yếu cơ bản. Thiếu nó sẽ không có mặt trận, không có khối đoàn kết toàn dân. Cộng đồng dân tộc lấy đại đoàn kết làm tiêu chuẩn xong phải dựa trên nền tảng cơ bản của hai giai cấp công nhân và nông dân. Tác phẩm “Đường cách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Công nông là gốc cách mệnh còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ, cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn của cách mệnh của công nông thôi”.[1, tr266] Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là tư tưởng lớn của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vấn đề đại đoàn kết là chiến lược cách mạng của Hồ Chí Minh nó mang dấu ấn giai cấp, có tính chất giai cấp, nên bỏ qua mặt này khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một thiết sót, thậm chí là một sai lầm. Tư tưởng đại đoàn kết phải dựa trên cơ sở hai giai cấp công nhân và nông dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phản ánh, lập trường của giai cấp vô sản. Hồ Chí Minh đã vận dụng học thuyết Mác – Lênin so sánh và phân tích cụ thể tình hình thực tiễn Việt Nam. Người chỉ ra rằng: Giai cấp công nhân, nông dân, phải là chỗ dựa cho khối đại đoàn kết dân tộc. Họ bị áp bức bóc lột nặng nề, vì thế họ trở thành nguồn động lực chống chủ nghĩa đế quốc. Hơn nữa đây là hai giai cấp chiếm đại đa số trong dân tộc, không thể thành lập khối đại đoàn kết nếu thiếu vắng hai giai cấp chiếm hơn 90% dân số. Phải dựa trên cơ sở của hai giai cấp công nhân và nông dân mà đoàn kết các giai cấp khác như tư sản dân tộc, địa chủ kháng chiến, trí thức không phân biệt tôn SV: Nguyễn Thị Lan Lớp: K34B- CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 11 giáo, chính kiến trừ bọn địa chủ phản động, Việt gian, tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với bọn đế quốc. Do vậy, việc đoàn kết của Mặt trận dân tộc thống nhất dựa trên cơ sở hai giai cấp cần phải được đề cao hơn nữa. Mở rộng đại đoàn kết gắn liền với đấu tranh. Hồ Chí Minh luôn luôn mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. Người quan tâm đến sự phát triển ngày càng lớn của nó. Coi đó là xu hướng cần đạt tới của vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Trong hoạt động thực tiễn, đối với Đảng – tổ chức lãnh đạo và hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc. Song việc mở rộng đoàn kết của Hồ Chí Minh gắn liền với đấu tranh chống quan niệm sai lầm từ bỏ đấu tranh, sợ đấu tranh làm vỡ khối đại đoàn kết. Ngược lại, từ bỏ đấu tranh sẽ dẫn đến làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc. Người luôn chống tư tưởng cục bộ, bè phái gây chia rẽ trong đảng, trong chính quyền làm tổn hại tới khối đoàn kết. Người phê phán những cán bộ lợi dụng chức quyền để cất nhắc người thân lên một số cương vị mà không phải xuất phát từ lợi ích cách mạng, vì nó không những làm suy yếu hoạt động của chính quyền đoàn thể mà còn làm suy yếu sự đoàn kết của các cấp bộ Đảng, các cấp chính quyền. Ở Hồ Chí Minh, trong lĩnh vực đoàn kết, Người thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính nguyên tắc và tính linh hoạt. Người mở rộng đoàn kết nhưng kiên quyết đấu tranh chống lại các phần tử phản động, phản bội quyền lợi dân tộc, đó là nguyên tắc nhất quán, không thay đổi. Người luôn luôn kêu gọi các nhân sĩ yêu nước, các trí thức tiến bộ mang tài năng phục vụ Tổ quốc, đoàn kết chân thành với họ. Nguyên tắc mở rộng đoàn kết nhưng phải đấu tranh của Hồ Chí Minh được thể hiện sâu sắc trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Người chủ trương hợp tác với các tầng lớp, với các giai cấp nhưng phải đấu tranh để SV: Nguyễn Thị Lan Lớp: K34B- CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 12 không ngừng củng cố mặt trận vững mạnh. Người quan niệm dân tộc ta là một khối thống nhất, bao gồm nhiều giai cấp và các tầng lớp khác nhau. Mỗi giai cấp và tầng lớp có lợi ích khác nhau. Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, các giai cấp đều có lợi ích sống còn là đánh đổi chủ nghĩa đế quốc Pháp, Nhưng mỗi giai cấp có một lợi ích không trùng hợp, thậm chí đối lập nhau. Song các giai cấp ở Việt Nam dưới ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc đã tập hợp trong mọi mặt trận chống kẻ thù chung. Như vậy, trong đoàn kết vẫn có mâu thuẫn do đó cần phải giải quyết các mâu thuẫn để đi tới sự đoàn kết thống nhất hơn nữa. Nếu từ bỏ đấu tranh sẽ rơi vào tiêu cực, hữu khuynh, hơn thế còn làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết dựa trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chiến lược cách mạng. Trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh vấn đề đoàn kết không nhằm vào giải quyết quyền lợi riêng của từng giai cấp, tầng lớp hoặc cá nhân mà phải dựa trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chiến lược, điều đó thể hiện rõ trong việc hình thành mặt trận. Hình thức tổ chức quan trọng để đoàn kết lực lượng trong dân tộc. Do mỗi thời kỳ cách mạng có mục tiêu cụ thể khác nhau, nên thành phần đứng trong mặt trận cũng tùy theo điều kiện cụ thể mà có sự thay đổi. Nếu hai nguyên tắc trước của Hồ Chí Minh đảm bảo cho nội dung, bản chất của sự đoàn kết cách mạng, thì nội dung thứ ba nhằm định hướng cụ thể, yêu cầu cụ thể của việc đoàn kết. Ở đây thể hiện một cách hết sức sâu sắc tính kiên định cho thắng lợi cuối cùng kết hợp với tính linh hoạt trong các bước đi cụ thể. Xa rời nguyên tắc đó sẽ rơi vào tình trạng đoàn kết chung chung, đoàn kết mà không có định hướng, có thể đoàn kết rộng rãi nhưng không mang lại hiệu quả cho cách mạng. Như vậy, đoàn kết là một lực lượng vô địch. SV: Nguyễn Thị Lan Lớp: K34B- CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 13 “Đoàn kết sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi mà làm tròn nhiện vụ nhân dân giao phó cho chúng ta”[10, tr75], chúng ta có thể tin rằng: Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự cố gắng của mọi người và sự ủng hộ của toàn dân, cách mạng nước ta nhất định thắng lợi. SV: Nguyễn Thị Lan Lớp: K34B- CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 14 CHƢƠNG 2 ĐƢỜNG LỐI XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 2.1. Đƣờng lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng giai đoạn 1930-1935 2.1.1. Đảng ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Thế giới đầu những năm 30 của thế kỷ XX đã chứng kiến những biến động to lớn, phản ánh thời kỳ có những đổi thay căn bản về chính trị, kinh tế và xã hội ... Trên quy mô toàn cầu, lôi kéo tất cả những quốc gia, dân tộc và các vùng lãnh thổ vào vùng ảnh hưởng của nó. Cuộc khủng hoảng kinh tế mới toàn diện của chủ nghĩa tư bản từ năm 1929 đã chấm dứt thời kỳ tạm ổn định của nó (1923-1928) tạo thành cuộc khủng hoảng trong hệ thống các quốc gia tư bản chủ nghĩa với mức độ trầm trọng nhất lúc bấy giờ. Trong khi chủ nghĩa tư bản rơi vào khủng hoảng thì kinh tế ở Liên Xô quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đạt tốc độ phát triển phi thường. Sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của Liên Xô đã tạo ra những tác động lớn đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới nói chung và các nước thuộc địa, phụ thuộc nói riêng. Đối với cách mạng Việt Nam “Cần nói ngay rằng trong khoảng thời gian này, khi thế giới tư bản bị khủng hoảng rất nặng nề thì sự phát triển mau lẹ của Liên Xô quả là một vũ khí rất sắc bén cho những Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Một nguồn tin tưởng vô biên” [16, tr88] Chính sách cai trị của thực dân Pháp về nhiều mặt đã gây ra những hậu quả về xã hội và giai cấp ở Việt Nam. Làm thay đổi tính chất xã hội Việt Nam thay đổi mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội đặc biệt làm thay đổi kết cấu giai cấp. Các hậu quả này đã tạo ra những tiền đề mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. SV: Nguyễn Thị Lan Lớp: K34B- CN Lịch sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét