Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Đường lối ngoại giao của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược 1945 1954

NỘI DUNG Chƣơng 1. ĐƢỜNG LỐI NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 - 1946 1.1. ĐƢỜNG LỐI NGOẠI GIAO 1.1.1. Bối cảnh lịch sử + Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình chính trị thế giới thay đổi với nhịp độ cực kỳ nhanh chóng. Quan hệ giữa các nước lớn Đồng Minh, trước hết là giữa Liên Xô và Mỹ chuyển từ hợp tác trong chiến tranh sang đấu tranh ngày càng gay gắt trong hòa bình. Trật tự thế giới mới bắt đầu hình thành, chuyển dần sang thế hai cực. Theo đó, các nước lớn trong phe Đồng Minh đã có chủ trương điều chỉnh chiến lược đối ngoại cho phù hợp với yêu cầu mới của lịch sử. Liên Xô có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, về đối ngoại, những năm đầu sau chiến tranh Liên Xô đã tập trung ưu tiên củng cố vành đai an ninh tại những vùng giáp ranh biên giới của mình, duy trì hòa hoãn với các nước lớn để giải quyết vấn đề do chiến tranh để lại, ưu tiên củng cố ảnh hưởng ở khu vực phía Tây, giúp đỡ cách mạng Đông Âu. Nước Pháp dưới chính quyền De Gaulle là đối tượng tranh thủ của Liên Xô ở Châu Âu. Ra khỏi chiến tranh, Mỹ là cường quốc số 1 thế giới, độc quyền vũ khí hạt nhân, chủ nợ của các nước Tây Âu. Ưu tiên chiến lược đối ngoại của Mỹ là xác lập vai trò lãnh đạo của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và thiết lập trật tự thế giới mới với mưu đồ bá chủ toàn cầu. Theo đó, họ cố lôi kéo Pháp, nhân nhượng Pháp vấn đề thuộc địa, trong đó có Đông Dương. Anh và Pháp đều có yêu cầu cấp bách khôi phục kinh tế đất nước, bảo vệ vị trí nước lớn và duy trì hệ thống thuộc địa trên thế giới. Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, chính quyền De Gaulle không thể ngăn ngừa được những quyết định bất lợi cho Pháp mà ba nước lớn đưa ra tại Pôtxđam, nhưng sự chuyển hướng chiến lược của hai nước lớn, cũng như vị trí mới của mình nên Pháp đã tìm cách khai thác các nhân tố quốc tế có lợi sau chiến tranh, đẩy mạnh hoạt động nhằm khôi phục lại quyền kiểm soát ở Đông Dương. Ở Trung Quốc, Sau thất bại nặng nề của mình trong cuộc tấn công vào vùng giải phóng của Đảng Cộng sản sau hiệp định ngày 10 tháng 10 năm 1945, chính quyền Tưởng Giới Thạch buộc phải ký với ĐCS hiệp định mới ngày 10 tháng Giêng năm 1946 và mở hội nghị chính trị hiệp thương Quốc – Cộng. Tình hình không ổn định trong nước và vị trí ngày càng suy yếu không cho phép chính quyền Tưởng Giới Thạch triển khai những kế hoạch được trù tính trong chiến tranh nhằm thực hiện vai trò “lãnh đạo châu Á”. Cục diện thế giới sau chiến tranh tác động sâu sắc và rộng lớn tới nhiều mối quan hệ quốc tế. Thắng lợi của các lực lượng dân chủ chống phát xít trong chiến tranh đã tạo đà cho sự phát triển các xu hướng độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa (XHCN) trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên sự phân hóa sau chiến tranh; tập hợp lực lượng mới trên thế giới và ở Viễn Đông tác động phức tạp tới tình hình Việt Nam, nơi nhiều nước lớn dính líu ở những mức độ khác nhau và quân đội các nước Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật. Đối phó cùng một lúc với nhiều thế lực quân sự của các nước lớn có mặt trên lãnh thổ của mình là một thách thức nghiêm trọng đối với cách mạng Việt Nam trong thời điểm này. + Trong nƣớc: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (2-9-1945), đánh dấu thành công bước đầu của cuộc cách mạng dân tộc ở Việt Nam. Dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do gắn liền với XHCN. Ngay sau khi mới thành lập, chính quyền non trẻ có nhiều thuận lợi cơ bản song khó khăn chồng chất: + Thuận lợi: - Chính quyền cách mạng đã được thành lập, mặc dù còn non trẻ nhưng đã và đang cố gắn đem lại những quyền lợi cơ bản cho nhân dân về mọi mặt . - ĐCS trở thành đảng hợp pháp nắm quyền lãnh đạo cách mạng. Trải qua 15 năm đấu tranh cách mạng ngày càng trưởng thành, bắt rễ sâu vào quần chúng và thêm dày dặn kinh nghiệm lãnh đạo. - Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người tự do có khả năng làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và bước đầu được tận hưởng những quyền lợi do cách mạng đem lại. Họ hiểu rõ giá trị thiêng liêng của những quyền lợi ấy, một lòng gắn bó và quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng. Đây chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho Nhà nước cách mạng còn đang trong thời kỳ trứng nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. - Mặt trận Việt Minh phát triển rất nhanh chóng. Các Hội Cứu quốc trong công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ được tổ chức thống nhất trong cả nước. Nhiều Hội Cứu quốc mới ra đời, tập hợp thêm những tầng lớp yêu nước còn đứng ngoài Mặt trận như Công thương Cứu quốc, Phật giáo Cứu quốc, Đoàn Hướng đạo Cứu quốc, Đoàn Sinh viên Cứu quốc…Mặt trận Việt Minh thực sự trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân rộng rãi, giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân. - Quân đội còn non trẻ nhưng yêu nước …. Đứng đầu Đảng và Nhà nước cách mạng là Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài, có uy tín tuyệt đối trong nhân dân. tượng trưng cho tinh hoa dân tộc, cho ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú cùng với uy tín rộng lớn của Người là ngọn cờ tập hợp các tầng lớp nhân dân xung quanh Đảng và Chính phủ. + Khó khăn: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi ra đời đã phải đứng trước một tình thế hết sức hiểm nghèo. - Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra gây khó khăn nhiều cho sản xuất nông nghiệp: “Trận lụt lớn hồi tháng 8/1945 làm vỡ đê ở 9 tỉnh Bắc Bộ, 1/3 diện tích canh tác bị hư hại nặng. Sự thiệt hại này gây ra ước tính khoảng 2000 triệu đồng, tương đương với khoảng 3 triệu tạ gạo (theo giá lúc đó)”. [12, tr.17]. Các ngành kinh tế bị đình đốn nghiêm trọng. Nhiều cơ sở công nghiệp chưa đi vào hoạt động. Hàng vạn công nhân thất nghiệp. Việc buôn bán với nước ngoài hầu như bị đình trệ. Hàng hóa trên thị trường khan hiếm. Nguy cơ nạn đói mới xuất hiện trong khi hậu quả nạn đói lớn do Nhật – Pháp gây ra từ cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục. Đời sống của nhân dân bị đe doạ nhiêm trọng. Tài chính của Nhà nước cách mạng trong buổi đầu trống rỗng. Ngân sách quốc gia lúc đó chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Các khoản thu từ thuế giảm sút, ngân hàng Đông Dương chưa đặt dưới sự kiểm soát của ta. Bên cạnh đó, quân Tưởng vào nước ta lại tung thêm các loại tiền Quan kim, Quốc tệ đã mất giá trị làm cho tình hình tài chính thêm rối ren và phức tạp. - Văn hóa xã hội: Chế độ thực dân – phong kiến để lại cho ta một di sản văn hóa hết sức lạc hậu. Với chính sách ngu để trị, thực dân Pháp chăm lo xây dựng nhà tù hơn trường học. Vì thế hơn 90% dân số nước ta mù chữ. Bên cạnh nạn thất học là các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút… tồn tại phổ biến. Bệnh dịch hoàn hành nhiều nơi… [12, tr.18]. Trong khi đó chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa có kinh nghiệm quản lý. Ở một số nơi, chính quyền chưa nằm trong tay những người cách mạng. Quân đội thường trực đang trong quá trình huấn luyện, phần lớn các cán bộ chỉ huy đều chưa có hiểu biết về quân sự và kinh nghiệm chiến đấu. Trang bị vũ khí thô sơ và thiếu thốn, chủ yếu là giáo mác, dao găm, mã tấu và một ít súng trường, súng máy. Mặt trận Dân tộc thống nhất tuy phát triển rộng rãi nhưng chưa được củng cố vững chắc. Kẻ thù lại đang ra sức thực hiện âm mưu chia rẽ, lôi kéo… Do đó, vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo đang là những vấn đề lớn được đặt ra bức thiết thời điểm đó. - Chính trị quân sự: Nguy cơ lớn nhất đối với Nhà nước VNDCCH lúc này là nạn ngoại xâm: Ở miền Bắc, với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, gần 20 vạn quân Tưởng kéo vào và đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra, mang theo những nhóm người Việt phản động sống lưu vong ở Trung Quốc. Những nhóm người Việt này thuộc các tổ chức giả danh cách mạng như Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Việt Cách), Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), do chính quyền Tưởng thu nạp và nuôi dưỡng từ lâu. Ở phía Nam, 26 nghìn quân Anh - Ấn vào giải giáp quân đội Nhật. Ngày 9 tháng 10 năm 1945, Anh đã ký với Pháp hiệp định chính thức công nhận chính quyền dân sự của Pháp tại Đông Dương. Và ngày 1 tháng Giêng 1946, Anh kí hiệp định trao quyền cho Pháp giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Để đổi lại, Pháp nhân nhượng cho Anh một số quyền lợi ở Xyri, Libăng. Cùng với họ là hàng vạn quân Nhật đang chờ được giải giáp được sự dung túng của lực lượng Đồng minh cũng gây nhiều khó khăn cho cách mạng Việt Nam. Mặc dù còn mâu thuẫn về quyền lợi, nhưng tất cả đều có mưu đồ tiêu diệt nền cộng hòa non trẻ để thành lập một chính quyên quân sự phản động làm tay sai cho chúng. Nguy hiểm nhất là âm mưu của thực dân Pháp. Khoảng 50 nghìn lính ở Đông Dương đã được giải cứu cùng với những đạo quân viễn chinh mới của Pháp được gấp rút đưa vào miền Nam. Ngày 23/9/1945, Pháp nổ súng đánh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ tại Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Như vậy chỉ sau 28 ngày từ khi khởi nghĩa, nền độc lập của dân tộc đã đứng trước nguy cơ bị tước đoạt một lần nữa và Nam Bộ đã trở thành tiền tuyến của cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của nhân dân Việt Nam. 1.1.2. Đƣờng lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1945 - 1946 Ngay sau khi VNDCCH ra đời, trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã vạch ra đường lối đối nội, đối ngọai phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc đi đến thắng lợi. Trong đó, đối ngoại được đặt ở vị trí quan trọng với một hệ thống quan điểm, chiến lược, sách lược về quan hệ của VNDCCH với thế giới. Nhân dịp một phái bộ quan trọng của Đồng minh đến Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời ra:“ Thông cáo về chính sách ngoại giao của nước VNDCCH”, trong đó nêu rõ: + Chính sách đối ngoại của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở: Thực tễn Việt Nam; tình hình quốc tế; thái độ của các liệt quốc. Điều đó có nghĩa là dân tộc Việt Nam tự mình vạch ra đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, trên cơ sở yêu cầu của cách mạng Việt Nam, nhưng đồng thời phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thích ứng với xu thế thời đại. + Mục tiêu đối ngoại: Góp phần: “ đưa nước nhà đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn”. Đó là sự khẳng định một cách nhất quán, nhiệm vụ đối ngoại bảo đảm lợi của quốc gia dân tộc, đảm bảo các quyền cơ bản như: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét