Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Nghiên cứu thành phần thiên địch của sâu hại chè trên cây chè tại hạ hoà phú thọ

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa với lƣợng mƣa trung bình hàng năm khá cao 1500 - 2500mm ở vùng Trung du và miền núi rất thuận lợi cho cây chè sinh trƣởng và phát triển. Diện tích đồi núi chiếm tới 2/3 diện tích cả nƣớc là một trong những điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích trồng chè. Tuy nhiên cây chè bị sâu hại tàn phá rất nhiều, ảnh hƣởng đến năng suất và mẫu mã búp chè, làm mất giá, điều mà ngƣời trồng chè rất sợ hãi. Mặt khác, đặc thù của cây chè thƣờng là trồng trên đồi cao nên rất khó khăn cho việc chăm sóc đặc biệt là nƣớc tƣới, thậm chí chỉ vài thùng nƣớc để pha thuốc sâu ngƣời dân cũng phải gánh rất vất vả để mang lên đƣợc đồi cao. Vì vậy xu hƣớng của họ là chọn những loại thuốc “càng độc càng tốt” (theo cách nói của ngƣời dân), miễn là số lƣợng ít, mang vác dễ dàng. Họ không quan tâm đến hệ luỵ của nó đến môi trƣờng và đến sự phát triển lâu dài của nƣơng chè và của chính thế hệ sau của họ. Việc nghiên cứu thành phần thiên địch của các loài sâu hại để hƣớng tới biện pháp phòng trừ tổng hợp hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao và ít ảnh hƣởng tới môi trƣờng sinh thái đang là một vấn đề bức thiết đặt ra cho ngành chè Việt Nam. Đó là lí do tôi chọn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 1.2. Những nghiên cứu trên thế giới Thiên địch là một trong những yếu tố sinh thái ảnh hƣởng đến sự phát sinh phát triển của sâu hại, chúng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa số lƣợng các loài sâu hại. Ở các nƣớc trồng chè trên thế giới, nghiên cứu và sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại chè đã đƣợc nhiều tác giả đề cập. 3 Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên trên cây chè và các nghiên cứu nhân nuôi một số loài bắt mồi phổ biến trong phòng trừ sinh học sâu hại chè cũng đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 21 loài côn trùng bắt mồi sâu hại trên cây chè đƣợc ghi nhận, trong đó có nhiều loài có khả năng sử dụng cho hiệu quả phòng trừ cao nhƣ bọ xít bắt mồi Oriorus sp. và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. (California Environmental Protection Agency Department, 2010). Lane Greer (2000) [15] đã ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng trên trên cây chè gồm Chrysoperla carnea, C. rufilabris, Chrysopa spp., ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens. Các loài thiên địch này là những tác nhân quan trọng và hiệu quả trong phòng trừ rệp. Việc nghiên cứu về thành phần loài các loài côn trùng bắt mồi trên chè nhƣ: phân loại, mô tả, xây dựng khoá định loại và ghi nhận những loài mới, cũng nhƣ những nghiên cứu về hình thái, sinh học và sinh thái học đã đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đề cập .Theo Giacchi J. et al. (1983) loài mới Oncocephalus quadrivittatus ở Nicaragua đã đƣợc mô tả, minh họa và so sánh với những loài có quan hệ ở nhóm đã đƣợc phân loại. Cranham (1961) [ 12] đã nghiên cứu cân bằng tự nhiên của dịch hại và ký sinh trên chè, đặc biệt là sâu cuốn búp Homona coffearia và ong lý sinh Macrocentrus homona Nixon ở Sri Lanka. Để giải thích tính chất cân bằng tự nhiên trong nƣơng chè, tác giả đã nêu những vấn đề liên quan đến các yếu tố về thức ăn, khí hậu, sự cạnh tranh, nơi ở cũng nhƣ ảnh hƣởng của việc dùng thuốc hóa học gây mất cân bằng giữa sâu hại và thiên địch của chúng. Muraleedharan và Radhakrishnan (1985) [16] cho biết đã tìm thấy nhiều loài ruồi Syrphids ăn rệp Toxoptera aurantii trong nƣơng chè nhƣ: (1) Allobaccha nubilipennis (Austen) (2) Betasyrphus serarius (Wiedeman) 4 (3) Dideopsis aegrota (Fabr) (4) Episyrphus balteatus (DeGeer) (5) Ischiodon scutellaris (Fabr.) (6) Paragus tibialis (Fallen) Muraleedharan và Radhakrishnan (1988) [13] đã điều tra thiên địch của nhiều loài sâu hại chè ở Kerala và Tamil Nadu (Nam Ấn Độ) bao gồm cả ký sinh và ăn thịt. Đối với bọ trĩ, đã xác định đƣợc 2 loài ăn thịt là Aleothrips intermedius Bagn và Mymarothrips garuda Ramak, thuộc họ Aleothripidae, bộ Thysanopter, ăn bọ non và trƣởng thành loài bọ trĩ Scirtothrips bispinosus. Các loại nhện lớn ăn thịt có ý nghĩa to lớn trong điều hòa quần thể sâu hại thực vật cũng nhƣ sâu hại trên chè. Chen Y.F. (1992) [14] cho biết sau 10 năm điều tra nhện lớn (1981 - 1990) trên các nƣơng chè của 13 địa phƣơng vùng núi cao thuộc tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) đã nghi nhận tổng số 110 loài nhện lớn thuộc 21 họ và 93,7 là thiên địch của côn trùng hại chè, 6 loài chiếm ƣu thế nhất là: Phintella bifurcilinea; Clubiona deletrix; Tetragnatha praedonia; Conopistha (argyrodes) sp.; Neriene oidediccata và Neriene sp. Theo dõi trong phòng thí nghiệm cho thấy rầy xanh (Empoasca pirisuga), bọ phấn (Aleurocanthus spiniferus), rệp muội (Toxoptera aurantii) là những con mồi chính của các loài nhện lớn này. Bọ xít (Lygocoris lucorum) và sâu non sâu xếp lá cũng bị chúng ăn thịt. Đồng thời tác giả cũng khẳng định sự dao động trong quần thể sâu hại, do tác động của thuốc trừ sâu, cảu kỹ thuật trồng trọt và yếu tố khí hậu. 1.3. Những nghiên cứu trong nƣớc Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam năm 1981 đã ghi nhận 26 loài côn trùng bắt mồi thuộc 3 bộ, 6 họ trên cây chè, trong đó đã xác định đƣợc tên 12 loài còn 14 loài chƣa xác định đƣợc tên. (Ủy ban khoa học Nhà nƣớc, 1981) [9]. Tại Vĩnh Phúc trong 12 loài bắt mồi trên trên một số cây 5 trồng trong đó có cây chè thuộc 5 bộ bao gồm bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm số lƣợng loài lớn nhất (37,8%) (Phạm Văn Lầm và ctv, 1993) [6]. Loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri và Campylomma chinensis mà vật mồi là loài bọ trĩ trên chè đã đƣợc nghiên cứu đặc điểm hình thái cũng nhƣ diễn biến mật độ của loài bọ xít bắt mồi cũng đã đƣợc nghiên cứu (Bùi Tuấn Việt, 1993) [9]. Nhóm bọ xít bắt mồi (loài Sycanus falleni, Sycanus croceovittatus (họ Reduviidae), Nabis punctatus (họ Nabidae), Andrallus spinidens, Cantheconidae furcellata (họ Pentatomidae), Orius sauteri (họ Anthocoridae) và Cyrtorhinus livipennis (họ Miridae) là thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại trên bông, đậu tƣơng, ngô, cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ, dƣa chuột, khoai tây và cây chè (Hà Quang Hùng và ctv, 2002 [2]; Trƣơng Xuân Lam, 2000, 2002) [3,4]. Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài côn trùng bắt mồi, mối quan hệ giữa vật bắt mồi - vật mồi và biến động số lƣợng của một số loài bắt mồi cũng đã đƣợc nghiên cứu. Các nghiên cứu về sinh học của các loài thuộc nhóm côn trùng bắt mồi đã tập trung ở một số loài nhƣ: bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus, bọ rùa đỏ Micraspis discolor (họ Coccinelllidae), bọ xít Cantheconidae furcellata (họ Pentatomidae), bọ xít Orius sauteri và Xylocoris flavipes (họ Anthocoridae), bọ xít Cyrtorhinus livipennis (họ Miridae) và ruồi ăn rệp Ischiodon scutellaris (họ Syrphidae) (Phạm Văn Lầm và ctv, 1994 [7]; Hà Quang Hùng và ctv 2002 [2]; Vũ Quang Côn và ctv, 1994 [1]. Các kết quả nghiên cứu về sinh học một số loài côn trùng bắt mồi về các đặc điểm sinh học của một số loài bọ xít bắt mồi (bọ xít cổ ngỗng đỏ Sycanus falleni, bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus, bọ xít nâu Coranus spiniscutis Reuter thuộc họ Reduviidae, bọ xít nâu viền trắng Andrallus spinidens thuộc họ Pentatomidae) ở các điều kiện khác nhau trong phòng thí nghiệm (Trƣơng Xuân Lam và ctv, 2000, 2002) [4,5]. 6 Các mối quan hệ khác loài là những yếu tố quan trọng đối với đời sống của các loài côn trùng bắt mồi. Tổ hợp các quan hệ tƣơng hỗ đó thƣờng mang tính chất ảnh hƣởng hai chiều và đƣợc gọi là sự ảnh hƣởng của các yếu tố hữu sinh (Phạm Bình Quyền, 1994) [8]. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa vật bắt mồi - vật mồi của một số loài bắt mồi với con mồi thì mới đƣợc nghiên cứu với loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus và Sycanus croceovittatus (vật bắt mồi) với loài sâu hại (vật mồi) và tƣơng quan của chúng, mối quan hệ với sâu hại của loài bọ xít bắt mồi Coranus spiniscutis Reuter (Heteroptera: Reduviidae) ở vùng Hà Nội (Trƣơng Xuân Lam và ctv, 2000, 2002) [3,4]. Đây là các công bố khá đầy đủ đầu tiên thể hiện mối quan hệ trên điển hình là một số loài bọ xít bắt mồi với con mồi là các loài sâu hại đƣợc thể hiện bằng mối tƣơng quan (hệ số tƣơng quan) giữa số lƣợng vật bắt mồi và vật mồi ở các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau của cây trồng và mối tƣơng quan này không thể hiện giống nhau trong xuốt thời gian mà các loài bọ xít bắt mồi xuất hiện. Quan hệ vật bắt mồi - vật mồi’’ đƣợc thể hiện qua mối tƣơng quan không chặt (đang hình thành), tiếp theo là mối tƣơng quan chặt (hình thành) và cuối cùng là tƣơng quan yếu (bị phá vỡ) và trong nhiều giai đoạn nghiên cứu thì thời gian hình thành mối tƣơng quan chặt cũng rất ngắn (Trƣơng Xuân Lam và Vũ Quang Côn, 2004) [5]. Nhận xét chung: Ở Việt Nam các nghiên cứu về côn trùng bắt mồi, mói quan hệ giữa chúng với sâu hại chè, sử dụng côn trùng bắt mồi trong kiểm soát sâu hại chè và các biện pháp trong quy trình quản lý tổng hợp dịch hại chè còn rất ít, chƣa đƣợc quan tâm một cách hệ thống. Việc phòng trừ sâu bệnh chủ yếu bằng hoá học, lạm dụng quá mức gây ra những vấn đề về tiêu thụ, sức khoẻ và môi trƣờng, gây các chủng chống thuốc... Để phòng trừ có hiệu quả các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu theo hƣớng xây dựng và áp 7 dụng hệ thống tổng hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại chè nhƣ: Nguyễn Khắc Tiến (1986) đề nghị biện pháp để lƣu xen kẽ với đốn phớt đại trà để thu hút rầy xanh mà phun thuốc trừ sớm, sau đó cắt nhẹ lại để trừ rầy muộn trong vụ hè thu. Lê Trƣờng Yến (2006) [10] đề xuất trồng cây che bóng để giảm nguồn sâu hại đặc biệt là rầy xanh và bọ trĩ. 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét