Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Khảo sát tính đa dạng vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi tại xã phú cường, huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Khóa luận tốt nghiệp đại học sinh học. Cần phải nắm vững về đa dạng sinh học, từ đó mới tiến hành chiến lược bảo tồn các sinh vật, nhằm duy trì sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất. 1.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học [4] Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người khó có thể đánh giá hết được. Ngoài những giá trị có thể nhìn thấy của đa dạng sinh học, còn có những giá trị vô cùng to lớn khác mà chúng ta không thể đánh giá. Bởi vì không có sự đa dạng sinh vật trên trái đất của chúng ta thì sẽ không bao giờ có sự sống. Giá trị của đa dạng sinh học gồm những giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Hầu hết lương thực, thực phẩm cho con người được cung cấp từ động thực vật, đây là giá trị vô cùng quan trọng của đa dạng sinh học, hơn 3000 loài/250.000 giống cây được coi là nguồn thức ăn, 75% chất dinh dưỡng cho con người cung cấp từ lúa, mì, ngô, khoai, mạch, khoai lang và sắn. Một nguồn thực phẩm quan trọng mà không thể không kể đến là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Con người không thể sống được nếu không có lượng protein cung cấp cho cơ thể, mà hầu hết nguồn thực phẩm này được cung cấp từ động vật như chim, thú, cá, côn trùng, sâu, ấu trùng, ....Ngoài vai trò là nguồn cung cấp thực phẩm, đa dạng sinh học còn có vai trò về văn hóa, giáo dục, thẩm mỹ và tinh thần. Ngoài ra, các gen, các loài và các hệ sinh thái là kho tàng chứa đựng các thông tin về sự sống để thích nghi với môi trường thay đổi trong quá khứ (Lê Trọng Cúc, 2002) [4]. Ngoài những giá trị trực tiếp, đa dạng sinh học còn đem đến những giá trị mà ta định lượng được, đó là đa dạng sinh học điều hoà khí hậu, đảm bảo số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, cân bằng sinh thái... Năng suất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đang còn phụ thuộc rất nhiều vào các loài hoang dã, họ hàng của các loài đã thuần hoá. Chúng cung cấp các nguyên liệu Lương Khánh Hồng 4 K36C - Sp KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học di truyền có khả năng kháng bệnh, nâng cao năng suất, cải thiện sự thích nghi đến các điều kiện môi trường... 1.1.3. Đa dạng sinh học và tính bền vững của hệ thống nông nghiệp  Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp [10] Cũng như các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm đa dạng trong loài (do số kiểu gen trong loài quyết định) và đa dạng khác loài (do số loài quyết định). Sự đa dạng như vậy trong các hệ sinh thái tự nhiên thuần thục thường đạt ở mức rất cao, và nó đảm bảo cho tính ổn định cao nhất của hệ thống. Còn trong các hệ sinh thái nông nghiệp, con người chỉ chủ động đưa vào sản xuất một số loài cây trồng và vật nuôi đã được thuần hoá. Do đó hệ sinh thái nông nghiệp thường kém đa dạng sinh học hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái tự nhiên. Và đó cũng chính là lý do cơ bản dẫn đến tính kém mềm dẻo, ổn định của các hệ sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái "nhân tạo" này. Theo Southwood và Way (1970), đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp phụ thuộc vào 4 yếu tố sau: (1) đa dạng thảm thực vật ở trong và xung quanh hệ sinh thái nông nghiệp; (2) sự duy trì thường xuyên các cây trồng, vật nuôi khác nhau trong hệ sinh thái; (3) mức độ luân phiên cây trồng theo không gian và thời gian; và (4) mức độ tách biệt hệ sinh thái nông nghiệp ra khỏi thảm thực vật tự nhiên [3]. Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp được tạo lên bởi thành phần loài và kiểu gen của các sinh vật chính như: cây trồng, vật nuôi, côn trùng, các động vật ăn cỏ, ăn thịt và ký sinh khác, cũng như vi sinh vật cùng các sinh vật phân huỷ khác. Tuy nhiên trong quá trình phát triển nông nghiệp chuyên canh, thâm canh theo hướng công nghiệp hoá, đã dần làm mất đi tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Đó là một trong Lương Khánh Hồng 5 K36C - Sp KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kém ổn định và bền vững của các hệ sinh thái nông nghiệp. Chính vì vậy, một trong những chiến lược của phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay là bảo vệ, duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp.  Ý nghĩa của đa dạng sinh học trong nông nghiệp Ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học đều khẳng định vai trò và ý nghĩa của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp, nó góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Như phần trên đã đề cập, đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp không những chỉ làm cho hệ sinh thái trở lên "mềm dẻo" hơn, trước những biến động của môi trường (thời tiết, khí hậu, đất đai và sâu bệnh), mà còn làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội. Đa dạng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi sẽ đáp ứng được đầy đủ hơn các nhu cầu khác nhau của xã hội, hạn chế được thấp nhất những rủi ro trước những biến động về giá cả, thị trường, đồng thời tận dụng được triệt để nhất các nguồn lợi lao động, vật tư, kỹ thuật trong xã hội. Như vậy đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp có thể được coi là yếu tố trung tâm đảm bảo tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp trên các phương diện sinh thái, môi trường, cũng như kinh tế và xã hội. Trong những thập niên gần đây, xu hướng phát triển nông trại đa dạng sản phẩm đã và đang trở thành phổ biến trong phát triển nông nghiệp bền vững của nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực nhiệt đới. 1.2. Đa dạng động vật và giống vật nuôi ở Việt Nam - Ở những vùng nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng, với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và rất đa dạng về sinh thái, địa hình. Hệ thống động thực vật ở đây vô cùng phong phú và thường có chuỗi thức ăn phức tạp. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cho thấy Việt Nam là Lương Khánh Hồng 6 K36C - Sp KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học một nước giàu về thành phần loài, có mức độ cao về đặc hữu so với các nước trong khu vực. - Riêng đối với vật nuôi tại Việt Nam, theo đánh giá của Jucovski (1970) (tdt Lê Trọng Cúc (2002) [4]: Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế giới. Sự ra đời của các giống vật nuôi ở Việt Nam gắn liền với quá trình phát triển nông nghiệp hàng ngàn năm của người nông dân. Mặt khác, trong quá trình phát triển về nông nghiệp, Việt Nam luôn được coi là nước đi sau về công tác giống vật nuôi, đặc biệt ở nông thôn vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận và đầu tư thâm canh các giống gia súc có năng suất cao theo hướng công nghiệp. Do vậy, các giống bản địa vẫn được người nông dân nuôi dưỡng, mặc dầu những giống này có năng suất thấp, nhưng có phẩm chất thịt ngon, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường và đặc biệt nó phù hợp với phương thức chăn nuôi quảng canh với nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng của địa phương. - Trong những năm qua, song song với quá trình bảo tồn các giống vật nuôi bản địa, chúng ta còn nhập ngoại nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất cao nhằm tạo bước đột phá về năng suất vật nuôi. Theo số liệu thống kê của Viện Chăn nuôi tính đến năm 2002 nước ta đã nhập 65 giống vật nuôi. Trong đó có 1 giống trâu, 5 giống bò, 1 giống ngựa, 5 giống dê, 3 giống hươu, 1 giống thỏ, 9 giống lợn, 26 giống gà, 6 giống vịt, 2 giống ngan, 1 giống ngỗng, 2 giống bồ câu, 2 giống chim cút, 1 giống đà điểu [1]. Các giống vật nuôi chủ yếu hiện nay ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 1. Lương Khánh Hồng 7 K36C - Sp KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học Bảng 1. Các giống vật nuôi chủ yếu ở Việt Nam TT Giống Tổng số 1 Lợn 2 Trong đó Giống nội Giống nhập ngoại 20 14 6 Bò 21 5 16 3 Dê 5 2 3 4 Trâu 3 2 1 5 Cừu 1 - 1 6 Thỏ 4 2 2 7 Ngựa 3 2 1 8 Gà 27 16 11 9 Vịt 10 5 5 10 Ngan 7 3 4 11 Ngỗng 5 2 3 106 53 53 Tổng (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005)[1] Qua bảng trên ta thấy ở Việt Nam, số lượng các giống vật nuôi bản địa và nhập ngoại tương đương nhau. Việc nhập ngoại các giống vật nuôi đã nâng cao năng suất vật nuôi, tạo nguyên liệu để thực hiện các phép lai tạo giống mới… nhưng nó cũng làm nghèo đi sự đa dạng của các giống vật nuôi bản địa, do quá trình loại thải những động vật nuôi năng suất thấp. 1.3. Quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi 1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi Cùng với cây trồng, vật nuôi là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Theo nghiên cứu mới được FAO công bố, khoảng 70% số người nghèo trên thế giới chăn nuôi động vật và phụ thuộc vào hoạt động Lương Khánh Hồng 8 K36C - Sp KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học này như là phần quan trọng của cuộc sống [3]. Khoa học ngày càng phát triển, con người luôn tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới bổ sung vào bộ giống mà chúng ta đang có. Các giống bản địa bị mất dần do sự du nhập của các giống mới hay các động, thực vật ngoại lai. Tuy nhiên, có những giống mới cho năng suất cao, nhưng chất lượng bị giảm sút và không an toàn cho con người khi sử dụng (chẳng hạn thực phẩm biến đổi gen). Hơn nữa, theo các nhà khoa học, các giống cây trồng, vật nuôi mới sau khi lai tạo, mở rộng, phát tán đã “tấn công” lại các giống cây trồng, vật nuôi cũ vốn có số cá thể hạn chế, lại không được quan tâm bảo tồn. Việc sản sinh ra các giống cây trồng, vật nuôi mới không đủ theo kịp đà mất đi của chúng. Nhiều người biện minh rằng, các giống cây trồng, vật nuôi mới tuy ít về mặt chủng loại nhưng nhờ năng suất cao nên có thể thay thế cho nhiều giống cũ bị tuyệt chủng. Theo GS. Emila Zehik điều đó không đúng, bởi sức sống của các giống mới đều thua kém giống cũ, khả năng chống lại dịch bệnh cũng rất yếu. Vì vậy chúng dễ dàng bị “tấn công” khi điều kiện tự nhiên thay đổi. Bên cạnh đó các thảm hoạ thiên nhiên, quá trình sản xuất thải ra các chất độc hại làm huỷ hoại môi trường sống, thiên tai và rất nhiều các yếu tố đang làm cho bảo tàng gen giống cây trồng, vật nuôi trên Trái đất ngày càng nghèo kiệt. Quản lý sự đa dạng sinh học vật nuôi có tầm quan trọng cơ bản: - Như một phương tiện sống còn đối với khu vực nông thôn nghèo trên thế giới, cho sự bền vững của địa phương. - Như một phương tiện đáp ứng thị hiếu và sở thích luôn thay đổi của người tiêu dùng của các nền kinh tế. - Như là một tài sản sinh học để cải thiện di truyền trong tương lai. - Đa dạng gen giúp sản xuất lương thực, thực phẩm có sức bật tốt hơn Lương Khánh Hồng 9 K36C - Sp KTNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét