Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945

6 cạnh những mặt tác động tích cực cho nền giáo dục Việt Nam thì ta cũng thấy được những mặt hạn chế của nền giáo dục này. Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu, bổ sung mảng kiến thức này cho bạn đọc. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục khóa luận bao gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở hình thành nền giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam từ năm 1861 đến năm 1945. Chương 2. Giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam từ năm 1861 đến năm 1945. Chương 3. Những nhận xét, đánh giá về giáo dục Pháp - Việt từ năm 1861 đến năm 1945. 7 Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN GIÁO DỤC PHÁP- VIỆT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1861 ĐẾN NĂM 1945 1.3. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VIỆT NAM CỦA THỰC DÂN PHÁP Vương triều Nguyễn (1802- 1945) là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Từ các đời vua Gia Long cho đến Tự Đức, mặc dù đã có những cống hiến nhất định trong việc duy trì chế độ phong kiến. Song việc thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phản động, chuyên chế đã đẩy xã hội phong kiến Việt Nam đi vào con đường suy vong, nhà Nguyễn đứng trước nguy cơ tan rã. Trong hoàn cảnh đó, các thế lực tư bản phương tây từ lâu đã chuẩn bị dọn đường cho xâm lược thuộc địa dưới những hoạt động ráo riết của thương nhân và các giáo sĩ truyền đạo, đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến cho cuộc đổ bộ bằng vũ lực quân sự vào các nước Đông Dương. Từ giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam. Mục đích của chúng là nô dịch nhân dân Việt Nam, biến đất nước Việt Nam thành thị trường độc chiếm, một căn cứ quân sự, một nơi bóc lột và đầu tư, một nơi sinh lợi nhuận nhanh chóng và có bảo đảm cho thế lực tư bản tài chính đang thống trị nước Pháp. Nhưng trước đó từ rất lâu, ngay những năm đầu thế kỷ XIX, Pháp đã ra sức chuẩn bị cho công cuộc xâm lược chính thức Việt Nam. Chúng đã sử dụng công cụ đắc lực là hội truyền giáo nước ngoài Pháp. Hội này được thành lập ở Pari năm 1664. Thực dân Pháp cũng đã kết hợp hoạt động của các giáo sĩ với nhà buôn : Giám mục Paluy (Palluy)- người bề trên của Hội truyền giáo nước ngoài Pháp, là người cổ vũ ngành hàng hải Pháp đã thúc đẩy việc thành lập công ty Đông Ấn của Pháp (1664). Giám mục Đây điê ( F. Deydier) được vua Lui (Louis XIV) ủy quyền giao thiệp với vua Lê chúa 8 Trịnh để thiết lập thương điếm Pháp trên lưu vực sông Hồng. Giám mục Bêrít (Berythe) đến miền Bắc nước ta với danh nghĩa một nhân viên của công ty Đông Ấn. Giám mục Benơta (Edmond Bennetat) xin chúa Nguyễn cho mở thương điếm ở Đàng Trong. Ngày 1/9/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức mở màn cho cuộc xâm lược Việt Nam. Xuất phát từ chỗ triệt để bảo vệ quyền lợi và ngai vàng thống trị của dòng họ, các vua triều Nguyễn tự hãm mình vào cái thế “lỗi thời, hèn yếu, bất lực” trước sức tấn công của tư bản Pháp, từ chỗ “ thủ để hòa” (chọn để phòng thủ, nhường để tấn công cho Pháp) chuyển sang đầu hàng từng bước cắt đất dâng cho giặc. Năm 1962, nhà Nguyễn ký hòa ước dâng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, sau đó là 3 tỉnh miền Tây (1867), năm 1873 Pháp tiến đánh Bắc Kỳ, năm 1884 triều đình nhà Nguyễn ký điều ước Patơnốt đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Trước sự đầu hàng của triều đình Nguyễn, phe chủ chiến trong triều đình, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi (vị vua thứ 4 nối ngôi vua Tự Đức) rời khỏi hoàng thành Huế, dựng cờ Cần Vương, kêu gọi nghĩa quân. Dưới ngọn cờ Cần Vương, một phong trào khởi nghĩa vũ trang rộng lớn và quyết liệt chưa từng có đã nổ ra, kéo dài 15 năm, suốt từ Nam chí Bắc, do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1895) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương KhêHà Tĩnh ; khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 - 1889) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên ; khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn - Thanh Hóa ; khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.. Và phong trào nông dân Yên Thế do Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo ở vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang. 9 Mặc dù các phong trào kháng Pháp diễn ra vô cùng sôi nổi, mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều bị thất bại trước sự đàn áp dã man của kẻ thù. Nguyên nhân chủ yếu là các cuộc khởi nghĩa chưa có một giai cấp thực sự tiên tiến lãnh đạo, còn mang nặng ý thức hệ tư tưởng phong kiến trong điều kiện lịch sử đã thay đổi. Đến năm 1896, thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược và bình định nước ta bằng quân sự. Trong vòng gần 40 năm (18581896) thực dân Pháp đã dùng lực lượng võ trang phối hợp với thủ đoạn ngoại giao chính trị xảo quyệt để đè bẹp nhà nước phong kiến triều Nguyễn và sau đó làm thất bại các cuộc đấu tranh võ trang của nhân dân ta. Và với hiệp ước Patơnốt 1884, thực dân Pháp đã hoàn toàn làm chủ đất nước Việt Nam về mọi mặt. Việt Nam từ chỗ là một quốc gia phong kiến độc lập và thống nhất thì vào những năm cuối thế kỷ đó đã bị mất tên trên bản đồ thế giới, trở thành một thuộc địa của Pháp. Tính chất xã hội chuyển từ một quốc gia phong kiến độc lập sang một nước nửa thực dân phong kiến. Như vậy, sau khi đã hoàn thành xâm lược nước ta, bọn thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị nhằm thống trị, vơ vét của cải và bóc lột nhân dân ta. Sự yên ổn về chính trị quân sự, biếnViệt Nam trở thành thuộc địa của Pháp đã trở thành một tiền đề thuận lợi để Pháp thi hành các chính sách áp bức bóc lột. Trong đó cũng có chính sách đồng hóa, xóa bỏ nền văn hóa của dân tộc ta. 1.4. SỰ THIẾT LẬP VÀ CỦNG CỐ BỘ MÁY CAI TRỊ THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM Sau khi đặt chân sang Việt Nam được vài tuần, viên toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doumer) đã gửi về Bộ Thuộc địa một bản báo cáo tổng quát về tình hình Đông Dương: “ Hiện nay tình hình chính trị toàn cõi Đông Dương không một nơi nào đáng lo ngại hay quá bi đát. Thực tế, tại nhiều nơi cũng có những khó khăn 10 có thể sẽ trầm trọng thêm; nhân dân toàn xứ đều như đã khuất phục dưới quyền thống trị của chúng ta, nhưng chưa phải đã thấm nhuần tính chất vĩnh viễn của nền đô hộ Pháp và sẵn sàng nắm lấy một thời cơ thuận lợi hay một giây phút yếu đuối của chúng ta để lật đổ ách nặng trên đầu” [11, tr. 98- 99] Để phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế, Đume chú ý đến hai yếu tố chính trị “chia để trị” và “dùng người Việt trị người Việt”. Một mặt, Đume tìm mọi cách chia đất nước, chia rẽ dân tộc Việt Nam hòng phân tán lực lượng để dễ bề cai trị. Nhưng mặt khác, ông ta lại quan tâm đến sự thống nhất của bộ máy thuộc địa toàn Đông Dương. Đó là sự phức tạp trong tính chất hai mặt của một chính sách thâm độc. Vì vậy, theo sắc lệnh ngày 17/10/1887, thực dân Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương, năm đó mới bao gồm có Việt Nam và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và thuộc địa. Ngày 19/4/1899, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên Bang Đông Dương. Việt Nam đã bị chia cắt làm ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau. Ở Nam Kỳ, Pháp áp đặt chế độ trực trị, không có quan hệ phụ thuộc với Nam triều. Lúc đầu do bọn sĩ quan Pháp trực tiếp nắm quyền cai trị, sau bỏ chế độ cai trị bằng sĩ quan và chuyển sang thiết lập bộ máy cai trị bằng dân sự do một thống đốc người Pháp đứng đầu. Bên dưới là hội đồng quản hạt tỉnh, gồm có các Tham biện người Pháp và một số quan lại, địa chủ tư sản người bản xứ do một viên công xứ người bản xứ do một viên Công sứ người Pháp đứng đầu. Cấp phủ huyện do quan lại người bản xứ nắm quyền cai trị, dưới hệ thống làng xã là bọn địa chủ, cường hào, ác bá nắm quyền. Đặc điểm của chế độ cai trị thực dân Pháp áp đặt ở Nam Kỳ là sử dụng nguyên bộ máy cai trị thời phong kiến, chồng lên trên là hệ thống quan lại cao cấp người Pháp. Bộ máy cai trị thể hiện sự câu kết chặt chẽ giữa thực dân và phong kiến. 11 Trung Kỳ là xứ bảo hộ, vẫn duy trì “triều đình nhà Nguyễn”, nhưng vua An Nam không có “thực quyền”. Giúp việc vua có Hội đồng phụ chính cùng viện cơ mật trông coi về đường lối lãnh đạo quốc gia, Viện Đô sát kiểm soát hoạt động quan lại. Còn có Hội đồng Phủ Tôn nhân để quản lý công việc của dòng họ nhà vua. Quyền hành thực sự nằm trong tay Khâm sứ, chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ. Khâm sứ có một hội đồng giúp việc gồm một số viên chức người Pháp, một đại diện của phòng Thương mại và canh nông, hai đại diện của Viện cơ mật. Trung Kỳ bao gồm 14 tỉnh. Đứng đầu tỉnh là viên công sứ người Pháp, có cơ quan Tòa Công sứ giúp việc. Cũng có các bộ phận công tác khác như ở Nam Kì. Nhưng ở đây vẫn tồn tại hệ thống tổ chức quan lại cũ của Nam Triều, đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (tỉnh lớn) hoặc Tuần phủ (tỉnh nhỏ), Án sát coi việc tư pháp, Bố chính coi việc thuế khóa, Lãnh binh (tỉnh nhỏ) hoặc Đề đốc (tỉnh lớn) coi việc binh. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu (miền núi), có các Tri phủ, Tri huyện, Tri Châu thay mặt công sứ và tổng đốc (tuần phủ) cai trị từng phủ hoặc từng huyện. Có một số nha thuộc giúp việc như đề lại, lục sự, thừa phái. Tổng là đơn vị hành chính trung gian giữa phủ huyện với các làng, xã trực thuộc. Ở Bắc Kỳ, áp đặt chế độ “ nửa bảo hộ, nửa trực trị”. Thực dân Pháp nới cho triều đình ít quyền hành trên danh nghĩa, nhưng càng về sau càng thủ tiêu dần quyền hạn của triều đình và biến dần thành một thuộc địa như Nam Kỳ. Bắc Kì có cơ quan cai trị cao nhất là Phủ thống sứ do Thống Sứ người Pháp đứng đầu, có Hội Đồng bảo hộ giúp việc. Hội đồng này có thể chuyển thành Hội đồng xét xử chung cho cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Còn có thêm hai phòng thương mại và canh nông ở hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng được củ đại biểu vào Hội đồng Bảo hộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét