Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Biện pháp dạy học sinh tìm hiểu các sự kiện lịch sử trong môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5

QĐDH PPDH KTDH Tóm lại, các mô hình cấu trúc PPDH cho thấy khái niệm PPDH rất phức hợp. PPDH được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. PPDH nghĩa rộng có nhiều bình diện, phương diện với mức độ rộng hẹp khác nhau, từ các QĐDH hay HTDH lớn, tới các KTDH rất nhỏ, và không phải bao giờ cũng hoàn toàn phân biệt với nhau. Đó cũng 1à nguyên nhân của sự không thống nhất trong việc phân loại hay gọi tên các PPDH và HTDH. Ngoài ra người ta còn phân loại PPDH theo rất nhiều cơ sở phân loại khác nhau. Tuy nhiên việc phân chia các bình diện hay phân loại PPDH cũng chỉ mang tính tương đối, không thể tìm được một bảng phân loại PPDH có hệ thống rõ ràng như việc sắp xếp các nguyên tố hoá học. Trong thực tiễn, nhiều khi người ta dùng chung khái niệm PPDH cho các bình diện, phương diện khác nhau vì chúng đều thuộc phạm trù PPDH. Ví dụ các khái niệm: “PP dạy học tích cự “PPDH lấy HS làm trung tâm”, “PPDH nêu vấn đề” không phải các PPDH cụ thể, đó là các QĐDH. Các hình thức dạy học như tham quan, thực hành cũng được gọi là “PP tham quan”, “PP thực hành”. Khi đó cần hiểu đây là những PPDH “lớn”, PP vĩ mô, thuộc bình diện vĩ mô. Các KTDH đôi khi cũng được gọi là PPDH, khi đó có thể hiểu đó là các PP “nhỏ”, PP vi mô, thuộc bình diện vi mô. 7 1.1.4. Sự kiện lịch sử a. Sự kiện Từ trước đến nay, các nhà khoa học lịch sử đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về sự kiện. Các quan điểm tư sản cho rằng: sự kiện không có thực, mà là một chuỗi các phán đoán và mang tính chủ quan. Chẳng hạn như quan điểm của F.M.Pôvayso cho rằng: “Lịch sử mà chúng ta đọc, dù được xây dựng trên cơ sở hiện thực, thực ra không phải là sự kiện mà là một loạt các phán đoán đã có, còn cái mà chúng ta gọi là khái quát lịch sử lại là những phán đoán về sự phán đoán”. C.Huco khi phân tích nội dung thuật ngữ “sử học” đã nhấn mạnh rằng bản thân lịch sử được xem như một quá trình vận động trong không gian và thời gian, nhưng không có “sự kiện”. Theo ông, “sự kiện chỉ được nêu ra trong quá trình nghiên cứu”, nhưng hi vọng nó “dẫn tới chân lí là việc phí công”, vì mỗi sự kiện sinh ra là do ý thức chủ quan của nhà nghiên cứu. Như thế, những quan niệm kể trên của các nhà sử học tư sản đều ít nhiều phủ nhận tính khách quan, có thực của các sự kiện lịch sử. Những luận điểm đó nhằm biện hộ cho việc coi thường tài liệu, sử dụng tài liệu một cách tùy tiện, bừa bãi trong nghiên cứu lịch sử, miễn là sử gia trình bày được ý định chủ quan của mình. Tuy nhiên sử học không thể chấp nhận ý đồ chủ quan trong công tác sử học. Chúng ta xem xét vấn đề “sự kiện” phải trên cơ sở thế giới quan macxit với tính khách quan và khoa học, xuất phát từ nội hàm khái niệm này. Trước hết cần tìm hiểu nguồn gốc thuật ngữ “sự kiện” và sự phát triển về nội hàm của nó. Thuật ngữ “sự kiện” vốn gốc từ latinh: “factum”, mà “factum” lấy từ động từ “facere”, nghĩa là “ làm”. Như vậy, nguồn gốc của từ “sự kiện” là việc đã làm xong, về sau có nghĩa là “hành động”, “biến cố”, 8 “điều đã xảy ra”. Từ “factum” đã đi vào hầu hết các ngôn ngữ châu Âu. Ở Đức, Đan Mạch, Na Uy gọi “sự kiện” là “factum”, Italia gọi là “il fatto”, Pháp gọi là “le fait”, Anh gọi là “fait”, Nga, Ba Lan và Sec gọi là “faki”. Nội dung đầu tiên của sự kiện ngày càng được mở rộng và có ý nghĩa rộng hơn. Sự kiện chỉ hành động, sự việc xảy ra, những biến cố và hiện tượng thuộc về quá khứ và quá khứ đó kéo dài đến ngày nay và tiếp diễn ở tương lai. Sự kiện còn là cái gì hiện thực, tồn tại thực, không bịa đặt, trái với ảo tưởng. Đồng thời sự kiện là cái cụ thể và đơn nhất, trái với cái trừu tượng nói chung. Từ khoảng giữa thế kỉ XIX đến nay, khái niệm sự kiện không chỉ dùng để chỉ một hiện tượng riêng lẻ, chỉ xảy ra một lần, mà còn chỉ một quá trình các mối quan hệ và toàn bộ các hiện tượng cùng loại có liên quan với nhau, như “cách mạng”, “phục hưng”,… sự kiện còn là nguồn thông tin về một biến cố, một hiện tượng, sự vật nào đấy có thực, nên thuật ngữ sự kiện còn dùng để chỉ sự thông tin. Tất cả những ý nghĩa và nội dung của thuật ngữ sự kiện kể trên đều được sử dụng trong các tác phẩm kinh điển của Mác, Enghen như cuốn hệ tư tưởng Đức, Chống Đuy rinh,… Quan niệm macxit khẳng định rằng, sự kiện mà con người nhận thức phải gắn liền với hiện thực, phản ánh hiện thực, có những đặc trưng như tính khách quan, tính cụ thể, tính kế thừa, tính lặp lại, tính miêu tả,… Trong Hệ tư tưởng Đức, Mác và Enghen lên án các sử gia tư sản chỉ viết lịch sử của những quan niệm, tách rời các sự kiện với các quá trình thực tiễn. Mác cũng tố cáo Prudong không biết sự kiện lịch sử, những khái quát của ông ta không phản ánh hiện thực lịch sử mà là một “ảo tưởng hoang đường” [13, Tr. 126] Nói về ý nghĩa quan trọng của quan niệm macxit về sự kiện, Enghen nhấn mạnh rằng, không hiểu đúng những sự kiện lịch sử, quyết định trong một thời gian, dù tự xưng là nhà macxit thì thực chất chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mac. Và trong quyển “Phép biện chứng của tự nhiên”, Enghren khẳng 9 định: “Trong bất cứ lĩnh vực nào, lịch sử phải xuất phát từ những sự kiện mà chúng ta biết được.” [13] Lênin còn chỉ rõ thêm: “Chủ nghĩa Mac đứng vững trên cơ sở sự kiện, chứ không phải trên cơ sở khả năng”. Và “chúng ta, những người macxit phải đem tất cả sức lực mình mong muốn nghiên cứu một cách khoa học những sự kiện làm cơ sở cho đường lối, chính sách của chúng ta.” Như vậy, có thể thấy sự kiện là những gì có thực, đã xảy ra trong quá khứ, là hiện thực khách quan và con người hoàn toàn có khả năng và cần thiết phải nhận thức sự kiện. b. Lịch sử Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra. - Định nghĩa ngắn gọn của Ts. Sue Peabody [11]: “lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai.” - Nhà bác học người La Mã Cicéron [12] (106 - 45 TCN) đưa ra quan điểm: “historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật). [12] - Và Gs Hà Văn Tấn có viết, lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta, nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau. [4, Tr 31] -Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc [7, Tr 59 - 80], các định nghĩa thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo 3 ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý: 10 + Việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện (biến cố/ event) diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan. + Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể. + Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại. Để hiểu lịch sử hoặc ngành sử học phải dựa vào cách viết sử của những sử gia từ xưa đến nay. Vì cũng theo Ts Trần Thị Bích Ngọc giải thích, kiến thức về lịch sử thường được xem là bao gồm cả hai, kiến thức về những biến cố của quá khứ và những kỹ năng suy nghĩ và giải thích quá khứ. c. Sự kiện lịch sử Có người cho rằng, trong một số trường hợp “sự kiện lịch sử” đồng nghĩa với từ “biến cố”; trong nhiều trường hợp khác, khái niệm này lại đồng nghĩa với thuật ngữ “tài liệu” ( ví như nói thu thập sự kiện về một cuộc cách mạng). Một số nhà sử học khác lại quan niệm sự kiện lịch sử có nhiều nghĩa khác nhau: “người ta gọi sự kiện là bản thân hiện tượng, sự vật và biến cố, người ta xem sự kiện là cảm giác và tri giác của chúng ta về sự vật và những thuộc tính của chúng; cuối cùng sự kiện có thể hiểu rằng đó là những nguyên tắc lí luận không thể chối cãi được mà người ta muốn sử dụng để nhận hay bác bỏ một điều gì.” Mặc dù có nhiều quan niệm về sự kiện khác nhau như thế, nhưng xuất phát từ bản chất của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, chúng ta có thể 11 hiểu sự kiện lịch sử tồn tại ở ba dạng: sự kiện hiện thực, sự kiện tư liệu và sự kiện nhận thức. Sự kiện hiện thực là sự kiện có thực, đã xảy ra trong quá khứ. Sự kiện tư liệu là sự kiện hiện thực để lại dấu ấn thông qua các tư liệu như sách, báo, hồi kí, phim ảnh,… Còn sự kiện nhận thức là sự kiện tư liệu mà nhà sử học viết lại. Ví dụ, ngày 2 - 9 - 1945 là sự kiện có thật đã xảy ra, nó để lại những dấu vết gọi là sự kiện tư liệu như báo chí, hồi kí, phim ảnh, hiện vật,… Từ những nguồn tư liệu đó mà các nhà sử học viết thành sự kiện nhận thức, đặt tên cho sự kiện này là ngày Quốc khánh, ngày ra đời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Ví dụ khác, chiến tranh thế giới năm 1914 - 1918 là có thật, nó để lại biết bao tư liệu như các chiến trường, báo chí, hồi kí, tranh ảnh,… Từ những nguồn tư liệu đó, người ta gọi đây là chiến tranh thế giới, sau năm 1945 mới gọi là chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ đó, có thể nhận thấy bản thân sự kiện hiện thực, sự kiện tư liệu không có tên, chỉ có nhận thức mới có tên. Ba dạng tồn tại nói trên của sự kiện lịch sử có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau. Nếu thiếu một trong ba dạng ấy thì không còn là sự kiện. Ví dụ, nếu sự kiện hiện thực mà không có tư liệu thì nó vẫn chưa là sự kiện mà vẫn là ẩn số. Chẳng hạn, những hoạt động của Hồ Chí Minh đã diễn ra, có thật trong quá khứ, nhưng nhiều sự kiện công chúng chưa được biết, vẫn còn gọi là ẩn số nên chưa thể gọi là sự kiện. Ngược lại nếu có sự kiện nhận thức mà không có tư liệu và hiện thực thì đó là sự kiện bịa đặt. Tóm lại, sự kiện lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong xã hội loài người, được con người nhận thức lại và ghi chép trong các tài liệu. Sự kiện lịch sử chính là cơ sở để nhận thức lịch sử, không có sự kiện lịch sử thì sẽ không có nhận thức lịch sử. Tuy nhiên, sử học không dừng lại ở việc liệt kê, miêu tả sự kiện mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó, rút ra những quy luật 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét