Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Vận dụng phương pháp dạy học khám phá hướng dẫn trẻ mẫu giáo (5 6 tuổi) tìm hiểu môi trường xung quanh

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Tác giả Nguyễn Tuyết Nga cho rằng “dạy học khám phá là một trong những phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, là con đường nhằm tích cực hóa hoạt động của trẻ. Thông qua phương pháp này, trẻ hoạt động tự lực, tăng cường hành vi tìm tòi, phát hiện trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, làm cho người học thích ứng với cuộc sống, áp dụng được kiến thức và kĩ năng học ở nhà trường vào cuộc sống”. Tác giả Nguyễn Kì thì dùng “phương pháp phát hiện lại”. Theo ông, đây chỉ là một trong những tên gọi khác của “mô hình” dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó trò là “chủ thể”, trung tâm “tự mình tìm ra tri thức bằng hoạt động của mình”. Ông nhấn mạnh, đây là “Phát hiện lại” ở tầm vóc học trò và trình độ học trò, chứ không phải tự nghiên cứu lại khoa học hay tự nghiên cứu theo phương pháp nhà khoa học. Như vậy, dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của trẻ. Hoạt động của người giáo viên bao gồm: định hướng phân tích cho trẻ, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với trẻ; tổ chức cho trẻ trao đổi theo nhóm trên lớp; các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết. Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên trong nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực, đó là việc làm không dễ dàng, đòi hỏi người giáo viên đầu tư công phu vào nội dung bài giảng. Trong dạy học khám phá, trẻ chủ động việc học tập của bản thân, hình thành các câu hỏi đặt ra trong tư duy, mở rộng công việc nghiên cứu, tìm kiếm; từ đó xây dựng lên những hiểu biết và tri thức mới. Những câu hỏi này giúp người học trả lời các câu hỏi, tìm kiếm các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề, chứng minh một định lý hay một quan điểm. Theo ý kiến của các tác giả về phương pháp dạy học khám phá ở trên được hiểu trên bình diện rộng. Trong khóa luận này chúng tôi chỉ nghiên cứu về phương pháp dạy học khám phá trên bình diện hẹp. Theo chúng tôi dạy học khám phá được hiểu như sau: 11 Phạm Thị Hạnh K34 - GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Dạy học khám phá là quá trình giáo viên tổ chức cho trẻ tìm tòi, phát hiện, khám phá ra tri thức mới, cách thức hành động mới nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho trẻ. Qua đó, trẻ học kĩ năng và thái độ học tập tích cực. Trong đó, người học đóng vai trò là người phát hiện còn người dạy đóng vai trò là chuyên gia tổ chức. 1.1.2.2. Bản chất Xét về bản chất, quá trình dạy học là một quá trình “nhận thức độc đáo của học sinh”. Vai trò của giáo viên trong dạy học khám phá. + Định hướng sự phát triển tư duy cho trẻ, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với trẻ. + Tổ chức cho trẻ trao đổi theo nhóm trên lớp. + Hướng dẫn trẻ sử dụng phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết và tạo ra môi trường học tập để trẻ giải quyết vấn đề. Trong dạy học khám phá, trẻ tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: + Từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. + Giáo viên nhận xét ý kiến của trẻ và chốt lại ý chính để trẻ làm cơ sở tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân. Hoạt động khám phá tri thức mới là quá trình nhận thức độc đáo của người học, họ có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo của tư duy và năng lực tự học. Đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học. Vậy bản chất của quá trình dạy học khám phá là: sự tìm kiếm, khám phá tri thức khoa học và chuẩn mực xã hội. 12 Phạm Thị Hạnh K34 - GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1.1.2.3. Đặc điểm phương pháp dạy học khám phá a. Vai trò của trẻ Dạy học khám phá là một trong những hướng khai thác tư tưởng dạy học lấy trẻ làm trung tâm, việc dạy học hướng vào hoạt động của người học, dạy học khám phá là một trong những con đường nhằm tích cực hóa hoạt động của trẻ. Trong dạy học khám phá trẻ có điều kiện phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, qua đó các em không những tìm ra, khám phá ra những tri thức mới, cách thức hoạt động mới mà còn rèn luyện các nét tính cách cho trẻ. Trong tiết học, trẻ học bằng hoạt động học tập của chính mình, các em tự nhận thức rõ ràng tình huống có vấn đề thực tế nảy sinh và nhiệm vụ cần giải quyết, từ đó các em nảy sinh nhu cầu hứng thú mong muốn được giải quyết vấn đề, khám phá ra những điều tiềm ẩn mà mình chưa rõ, chưa biết. Để làm được điều này trẻ đặt ra giả thuyết, tra cứu, mày mò, thử nghiệm các ý tưởng, làm thực nghiệm, quan sát các hiện tượng xảy ra bằng tất cả các giác quan; có thể ghi chép lại những gì xảy ra mà mình làm, mình quan sát được và giải thích bằng các luận cứ khác nhau. Có thể nói, nhận thức của trẻ trong dạy học khám phá có nhiều điểm chung với con đường phát minh của nhiều nhà khoa học, tính sáng tạo, không theo khuôn mẫu cho sẵn, vận dụng kinh nghiệm, trí tuệ cao độ… Trong dạy học khám phá trẻ tự phát hiện tri thức, trẻ được tạo điều kiện được trao đổi, hợp tác thảo luận với nhau để cùng nhau tìm ra chân lý. Nhờ đó tri thức của trẻ tìm ra sẽ giảm phần chủ quan, tăng thêm tính khách quan khoa học và rèn cho trẻ những nét phẩm chất tự tin, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, biết phối hợp hành động, giúp đỡ bảo vệ nhau. 13 Phạm Thị Hạnh K34 - GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nhờ việc tự học, tự khám phá ra tri thức, trẻ không những tìm ra được chân lý mà còn học được cách tìm ra chân lý đó - cách học, cách làm, cách giải quyết vấn đề và tìm ra ý nghĩa của việc học. Dạy học khám phá có mục đích là làm cho trẻ tăng cường, hoạt động tự lực, tăng cường hành vi khám phá, phát hiện trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo; làm cho người học thích ứng với cuộc sống, áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào cuộc sống. Như vậy, qua dạy học khám phá, mỗi trẻ đã tự đánh thức tiềm năng, trí tuệ của bản thân mà trước đó còn “ngủ”. b. Vai trò của giáo viên Trong dạy học khám phá, giáo viên là một chuyên gia về việc học của trẻ, là người thiết kế “kịch bản” sư phạm. Trong đó, giáo viên nêu ra tình huống học tập để trẻ giải quyết, phải dự kiến và lường trước hết được kinh nghiệm và những khả năng giải quyết khác nhau của học sinh, những điều kiện để các em tự đi đến đích, tự phát hiện tri thức mới. Tiếp theo, giáo viên tạo điều kiện, tổ chức cho trẻ hợp tác với nhau, động viên các trẻ. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên can thiệp đúng lúc, đúng chỗ và giúp đỡ các em. Khi trẻ báo cáo kết quả, tranh luận thì giáo viên đóng vai trò là người trọng tài khoa học công bằng, có thể đưa ra các ý kiến có sức thuyết phục. Ngoài ra, giáo viên là người tổ chức cho trẻ tự đánh giá, rút ra kết luận về bài học, về tri thức khoa học mới được phát hiện. c. Về tri thức, kinh nghiệm cũ của trẻ Trong dạy học khám phá, vai trò của tri thức cũ, kinh nghiệm của trẻ đóng vai trò cơ sở, mà dựa vào đó các em có thể tìm kiếm, phát hiện tri thức mới cao hơn. Trong nhiều trường hợp nhờ có tri thức cũ, kinh nghiệm của bản thân mà trẻ lý giải được các hiện tượng liên quan đến tri thức mới. 14 Phạm Thị Hạnh K34 - GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Tác giả Jonh Foster coi kinh nghiệm là một trong những yếu tố thiết yếu của dạy học khám phá. Dạy học khám phá ngày càng mở rộng vốn tri thức - kinh nghiệm đã có ở trẻ. Theo Jonh Foster, đa số các trường hợp, cơ sở hoạt động của trẻ là sự tò mò, hiếu kỳ và khao khát tìm ra cái mới. Khi tìm ra được cái mới thì cái mới này lại có khả năng mở rộng và sửa chữa những ý niệm đã có trước đó. Trẻ sẽ tiếp nhận thông tin và sử dụng nó để xếp lại “nguồn vốn” của mình và làm rõ cái trẻ đã biết, thử thách kiểm nghiệm tính chính xác và tính hiệu lực của kinh nghiệm đã tích lũy được. Như vậy, tri thức cũ và tri thức mới, kinh nghiệm cũ và kinh nghiệm mới luôn bổ sung, hỗ trợ, “thử thách” lẫn nhau để cuối cùng tri thức, kinh nghiệm của trẻ ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. d. Về tính quy nạp Trong dạy học khám phá, trẻ học các khái niệm, quy tắc thông qua những trường hợp đặc biệt mà nó cho phép khái quát từ những ví dụ đặc biệt, cùng một loại và phân biệt cái đặc thù với cái không đặc thù. Theo quy tắc này, trẻ có thể mắc sai lầm dẫn đến quy nạp sai, điều này phụ thuộc vào tính chất của môn học, tri thức, kinh nghiệm cũ của học sinh. e. Phép “thử và sai” hay học tập qua sai lầm Robert Glasser đã đưa ra trong quá trình phát hiện ra cái mới, học sinh rất dễ mắc sai lầm. Tác giả Roger Mucchielli cũng khẳng định: “Sai lầm trong tình huống cá nhân phải phát kiến là bổ ích cho việc học tập vì nó giúp học sinh thấy rằng có một số biến cố khác nào đó liên quan đang ở trong trạng thái chưa được phân tích đầy đủ và ngoài ra, sai lầm còn giảm bớt một trong số những con đường và như vậy là hướng tới việc tìm kiếm một con đường khác”. Như vậy, sai lầm đã tham gia vào sự thích nghi động thái, trong quá trình thích nghi đó, câu trả lời đúng sẽ được tìm ra bởi sự tò mò. 15 Phạm Thị Hạnh K34 - GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1.1.2.4. Quy trình dạy học khám phá Tác giả Nguyễn Kì đưa ra quy trình bao gồm hệ thống các thao tác tự học của trẻ dưới tác động của giáo viên, được thực hiện theo trình tự ba thời nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Thời 1: Nghiên cứu cá nhân Trẻ đặt mình vào vị trí của người nghiên cứu, tự tiến hành khám phá ra tri thức mới hoặc các giải pháp một cách tự lực theo trình tự, thao tác sau: - Nhận biết vấn đề, phát hiện vấn đề. - Định hướng giải quyết vấn đề. - Thu thập thông tin. - Xử lí thông tin. - Tái hiện kiến thức, xây dựng các giải pháp giải quyết. - Thử nghiệm các giải pháp, kết quả. - Đưa ra kết luận. - Ghi lại kết quả và cách nghiên cứu. Thời 2: Hợp tác với bạn, học bạn Sản phẩm ban đầu của trẻ tìm ra dễ mang tính chủ quan, phiến diện nên cần được đánh giá, phân tích, thảo luận nhóm - lớp, hoạt động tập thể. Từng cá nhân trẻ tự thể hiện mình theo trình tự thao tác sau: - Tự đặt mình vào tình huống để đưa ra cách xử lí tình huống, giải quyết vấn đề. - Tự thể hiện mình bằng văn bản, ghi lại kết quả xử lí của mình. - Tự trình bày, giới thiệu, bảo vệ sản phẩm của mình. - Tỏ rõ thái độ của mình trước chủ kiến của bạn. - Tự ghi lại ý kiến của các bạn. - Khai thác những gì đã hợp tác điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm tiến bộ hơn. 16 Phạm Thị Hạnh K34 - GDMN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét