Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả phát bóng thấp tay cho học sinh nữ khối 10 trường THPT tiên du 1 bắc ninh

11 Ở trẻ em khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng cơ thể cao hơn người lớn. Cũng như với lứa tuổi chỉ số này giảm đi. Tuổi 14 trong lượng máu chiếm 78% trọng lượng cơ thể. Hệ tuần hoàn đang phát triển mạnh để kịp thời với sự phát triển toàn thân, nhưng còn thiếu cân đối gây nên mất thăng bằng tạm thời giữa các bộ phận cơ thể. Đó là nguyên nhân làm cho huyết mạch ở lứa tuổi này thường tăng đột ngột mạch máu không ổn định cho nên khi hoạt động chóng mệt mỏi, vì vậy cần chú ý cho các em tập từ khối lượng nhỏ đến khối lượng lớn, để tránh hiện tượng khối lượng đột ngột làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển mạch máu, nên các bài tập phải được tính toán sao cho hợp lý - Hệ thần kinh: Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển đến hoàn thiện khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các phản xạ có điều kiện. Mức độ tiếp thu các kỹ thuật động tác, kỹ năng, kỹ xảo đạt mức độ tối đa. Đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. Tuy nhiên đối với một số bài tập mang tính đơn điệu thiếu hấp dẫn sẽ làm cho học sinh nhanh chóng bị mệt mỏi. Do đó cần thay đổi nội dung, hình thức tập luyện theo hướng đa dạng và phong phú. Đặc biệt, tăng cường hình thức thi đấu và trò chơi vận động để gây hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập đề ra. Còn lưu ý sử dụng những bài tập này phải tính đến đặc điểm sinh lý của học sinh. - Hệ hô hấp Đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nữ từ 69 - 74cm, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 - 120cm2, dung tích sống tăng nhanh chóng khoảng 3 - 4 lít, tần số hô hấp 10 - 20 lần/phút. 12 Tuy nhiên, các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủ yếu là co giãn cơ hoành. Trong tập luyện cần thở sâu và tập trung chú ý thở bằng ngực để có tác dụng phát triển hệ hô hấp. - Hệ tuần hoàn Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập khoảng 75 - 85 lần/phút. Hệ thống điều hoà vận mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt nhưng sau vận động mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh chóng. Vì vậy cần áp dụng những bài tập có khối lượng và cường độ vận động tương đối lớn như: chạy 500 600m... Khi sử dụng bài tập có khối lượng và cường độ vận động lớn hoặc các bài tập phát triển sức bền cần thường xuyên kiểm tra theo dõi. - Hệ vận động Hệ vận động bao gồm hệ xương và hệ cơ Lứa tuổi học sinh THPT, hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển, cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa hoàn thiện, vẫn có thể cong vẹo. Hệ cơ nữ ở tuổi này cũng đã phát triển nhưng ở mức độ chưa hoàn thiện. Khi lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt ngoài sức nhanh cần phải kết hợp với phát triển tốc độ cho các em để các em hoàn thiện hơn. Đặc biệt nổi bật ở lứa tuổi này khả năng vận động với chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, các em nữ có thể hoàn toàn tham gia luyện tập, thi đấu thể thao khi được quan tâm đúng mức và có biện pháp đối xử cá biệt hợp lý. Trong chu kỳ kinh nguyệt, các em xuất hiện cảm giác khó chịu, buồn nôn, đau đớn, khả năng hoạt động thể lực trong ngày hành kinh giảm xuống rõ rệt, các bài tập áp dụng phải trong thời gian ngắn. 13 Tuy nhiên khả năng vận động ở một số em không những không giảm mà còn tăng lên trong những ngày hành kinh. Nhưng cần phải quan tâm đúng mức, đối xử cá biệt hợp lý, có những bài tập phù hợp với các em trong giai đoạn này. 1.2. Lịch sử phát triển môn bóng chuyền Ra đời vào năm 1895 và ngay sau đó vào năm 1896 trò chơi này được đưa ra thảo luận tại Hội nghị YMCA thành phố Springfield bang Massachusete và trình diển trước các Giám đốc Giáo dục thể chất, sau đó được đổi tên là Volleyball (trái bóng bay) mà ở Việt nam chúng ta gọi là Bóng chuyền. Trong vòng 20 năm từ khi thành lập, Bóng chuyền phát triển rất nhanh. Số người chơi không quy định, không có chiến thuật, các kỹ thuật còn hạn chế chủ yếu là chuyền bóng, các điều luật còn đơn giản. Năm 1913 Bóng chuyền được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội thể thao vùng Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức tại thành phố Manila Philipine. Năm 1916 Hội thể thao Đại học toàn Mỹ thừa nhận Bóng chuyền là môn thể thao vì đã có trên 2000 người Mỹ mê say tập luyện môn thể thao này. Đồng thời lúc này Luật Bóng chuyền ra đời và ban hành tại Mỹ. Năm 1922 Giải Bóng chuyền toàn Mỹ lần đầu tiên được tổ chức. Năm 1928 Liên đoàn Bóng chuyền mỹ đươc thành lập. Năm 1929 Liên đoàn Bóng chuyền Nhật bản được thành lập và môn Bóng chuyền được đưa vào thi đấu trong Đại hội thể thao Trung Mỹ và vùng biển Caribe. Vào ngày 20/04/1947 tại Paris (Pháp) Đại biểu của 14 nước gồm: Bỉ, Brazin, Tiệp khắc, Ai cập, Hunggari, Italia, Ba lan, Rumani, Mỹ…. thành lập liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế FIVB (Federation International Volleyball). Chủ tịch liên đoàn Bóng chuyền Thế giới đầu tiên là Ông Paul Libaud người Pháp. 14 Năm 1949 Giải vô địchBóng chuyền đầu tiên được tổ chức tại Praha (Tiệp Khắc). Năm 1957 Bóng chuyền được thừa nhận là môn thi đấu trong Thế vận Hội. Năm 1964 tại Thế vận hội lần thứ 18 ở Tokyo(Nhật Bản) lần đầu tiên chương trình thi đấu có môn Bóng chuyền. Ngày 26/07/1984 tại cuộc hội thảo ở bờ biển được tổ chức trong kỳ Thế vận hội ở Los Angeles. Tiến sỉ Ruben Acosta người Mêhico được bầu làm chủ tịch. Năm 1987 FIVB tổ chức Giải Bóng chuyền bãi biển lần đầu tiên. 1.3 Đặc điểm môn bóng chuyền Bóng chuyền là môn thể thao hoạt động không có chu kỳ, nhiều tình huống phức tạp luôn thay đổi, đòi hỏi VĐV phải xử lý trong thời gian ngắn, trong các hiệp đấu và ngay cả trong lần bóng qua lại trên lưới, VĐV liên tục phải thực hiện và ứng phó tình huống thay đổi đó, là môn thể thao đồng đội thi đấu gián tiếp, không va chạm than thể trực tiếp do có lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu bóng chuyền hướng toàn diện – cao – nhanh – biến. Điều đó được thể hiện trong việc sử dụng một loạt kỹ thuật cơ bản (phát bóng, chuyền bóng, đập bóng, đệm bóng, chắn bóng) trong một khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra tính toàn diện còn thể hiện ở mặt kỹ thuật cá nhân, năng lực, trình độ, tâm lý. Với đặc điểm là môn thi đấu gián tiếp do có lưới ngăn cách và thường xuyên phải tranh chấp những pha bóng trên lưới nên VĐV bóng chuyền đòi hỏi phải có chiều cao và sức bật tốt. Các động tác trong bóng chuyền cũng yêu cầu phải chính xác và nhanh. VĐV cũng phải biết cách xử lý các tình huống trên sân một cách hợp lý. Thời gian tiếp xúc bóng chuyền rất ngắn, bóng lại luôn chuyển động trên không, không dừng lại nên biến hóa là mục tiêu cao nhất mang tính nghệ thuật sáng tạo cao. 15 1.3.1. Đặc điểm về kỹ thuật - Trong những năm gần đây bóng chuyền phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng trên toàn thế giới. Những trận thi đấu bóng chuyền ở trình độ cao đã thực sự hấp dẫn và lôi cuốn khán giả. Chính vì vậy, bóng chuyền đã góp phần không nhỏ trong các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh của quần chúng nhân dân. - Trong bóng chuyền có rất nhiều tình huống xảy ra nhanh, bất ngờ đòi hỏi VĐV phải luôn tập trung cao độ phán đoán một cách chính xác hướng bay của bóng để VĐV có thể xử lý được chính xác. Những quả phát bóng thường là lợi thế vì vậy mang được tính chuẩn xác và nguy hiểm để đem lại lợi thế cho đội nhà. Tuy nhiên đối với hoạt động phong trào nhất là đối tượng mới tham gia học tập và tập luyện bóng chuyền đặc biệt lại là nữ thì phát bóng thấp tay vẫn là kỹ thuật được sử dụng chủ yếu. 1.3.2. Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện - Trong bóng chuyền đây là kỹ thuật phát cơ bản để đưa bóng sang phần sân của đối phương và thường được sử dụng nhiều ở các em học sinh nữ, phần đa dành cho các em học sinh nữ THPT. Uy lực của những pha phát bóng thấp tay chính là diện không cao nhưng lại rất dễ đưa bóng qua lưới. - Phát bóng thường xa lưới và ít bị phạm lỗi kỹ thuật nhất. Chủ yếu là đứng tại chỗ và mang tính cá nhân rõ rệt vì vậy phải nắm vững về tâm lý, kỹ thuật. Nếu biết phát huy đầy đủ tính năng của nó thì kỹ thuật phát bóng còn mang lại tính tấn công. Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện bao gồm 4 giai đoạn: - Tư thế chuẩn bị: Chân trái ở phía trước, mũi chân hướng lưới, chân phải ở sau, cách chân trái 1 bước, mũi chân xoay ra ngoài, gối hơi khuỵu, thân hơi gập về phía trước, trọng tâm cơ thể dồn vào chân sau. Tay không thuận 16 co, bàn tay đỡ bóng, mắt quan sát đối phương, tay thuận duỗi tự nhiên ở phía sau. - Tung bóng : Chuẩn bị tung bóng, chân phải hơi khuỵu, trọng tâm hạ thấp, thân hỏi gập về trước. Tay không thuận cầm bóng hơi hạ thấp, tay thuận cũng hạ theo. Sau đó, tay không thuận chuyển động từ dưới lên trên, thực hiện tung bóng ( cao khoảng 30-60cm tung thẳng lên, không xoáy, cách thân 1 cách tay) - Đánh bóng: Khi bóng rơi xuống tầm thích hợp, tay thuận vung từ sau ra trước, từ dưới lên trên đánh vào sau và dưới bóng, tay không thuận hạ xuống trọng tâm cơ thể dồn lên chân trước, người hơi lao về trước để đánh mạnh hơn. Bóng tiếp xúc vào lòng bàn tay, tay duỗi thẳng, các ngón tay khép và duỗi tương đối thẳng. Khi phát bóng, gần như toàn bộ lòng bàn tay tiếp xúc với bóng hoặc có thể nắm đấm phía lòng bàn tay lại để phát bóng. - Kết thúc : Sau khi bóng rời tay, tay thuận duỗi thẳng vươn theo bóng, chân phải theo quán tính, bước lên để giữ thăng bằng. Sau đó di chuyển làm nhiệm vụ phòng thủ. 1.3.3. Kỹ thuật phát bóng thấp tay nghiêng mình Kỹ thuật phát thấp tay nghiêng mình bao gồm 4 giai đoạn: - Tư thế chuẩn bị : Chân trái ở trước, chân phải ở sau cách 1 bước, mũi bàn chân trái song song với mũi bàn chân phải và hướng song song với lưới, theo trục phải trái vai vuông góc với lưới, gối hơi khuỵu, thân hơi gập về trước, trọng tâm cơ thể dồn vào chân sau. Tay không thuận co, bàn tay đỡ bóng, mắt quan sát đối phương, tay thuân duỗi tự nhiên ở phía sau. - Tung bóng : Chuẩn bị tung bóng, chân phải hơi khuỵu, trọng tâm hạ thấp, thân hơi gập về trước, Tay không thuận cầm bóng hơi hạ thấp, tay thuận cũng hạ theo sau đó, tay không thuận chuyển động từ dưới lên trên, thực hiện tung bóng (cao khoảng 30-60cm tung thẳng lên, không xoáy, cách thân 1 cách tay)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét