Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện hà nội

không ngừng nâng cao NLTT, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ chính xác và hiệu quả thông tin cho mọi đối tượng người dùng tin đặc biệt là người dùng tin trên địa bàn thành phố Hà Nội (TPHN). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.Mục đích Nghiên cứu đề xuất phương hướng và các giải pháp phát triển NLTT tại Thư viện Hà Nội. 2.2.Nhiệm vụ + Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của họ + Phân tích thực trạng của việc xây dựng NLTT tại TVHN + Xác định các giải pháp và phương hướng nhằm phát triển NLTT tại TVHN. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu +) Đối tượng nghiên cứu : Tập trung đi sâu nghiên cứu nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của TVHN. +) Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của TVHN từ năm 1956 đến nay. 4. Tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin ngày càng được các cơ quan Thư viện - Thông tin quan tâm và chú trọng. Ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: +) Tăng cường nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước” luận văn thạc sĩ của Phạm Bích Thủy, năm 2011 3 +) Luận văn cao học ngành TT – TV: “ Xây dựng và khai thác NLTT nhằm đáp ứng nhu cầu tin tại Trung tâm thông tin khoa học – Viện khoa học công an” của Nguyễn Thị Liên Hoa tại Đại học Văn hóa Hà Nội. +) Ngoài ra còn có một số bài báo khoa học được đăng trong tạp chí Thông tin – Tư liệu và tạp chí Thư viện của T.S Nguyễn Viết Nghĩa, TS. Lê Văn Viết liên quan đến vấn đề tạo lập và khai thác NLTT . Ở TVHN, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, đó là : +) Luận văn tốt nghiệp của Trần Thị Nghĩa : Tăng cường NLTT ở TVHN phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội (KT – VH – XH) của Thủ đô (2003) +) Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Bình về: Tăng cường NLTT tại thư viện TPHN. Tuy nhiên các đề tài này hoặc mới chỉ đề cập đến các khía cạnh mang tính đặc thù của cơ quan nơi tác giả công tác, hoặc mới chỉ đi sâu nghiên cứu về nguồn tài liệu nói chung, đặc biệt là nguồn tài liệu truyền thống trong thời gian đã khá xa (từ 2003 đến 2004). Nhận thức được điều này tôi đã chọn đề tài : “ Phát triển nguồn lực thông tin tại TVHN ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, nhất là sự nghiệp phát triển văn hóa và thư viện trong bối cảnh CNH – HĐH đất nước. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp quan sát thực tế + Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Phương pháp điều tra thực tế bằng phiếu hỏi 4 + Phương pháp thống kê, phân tích , so sánh, tổng hợp. 6. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài : Nhận dạng và phân tích thực trạng NLTT của TVHN về cơ cấu, tổ chức quản lí, về quá trình phát triển. Đề xuất các giải pháp và xu hướng nhằm tăng cường chất lượng NLTT. Đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ của TVHN. 7. Cấu trúc của đề tài : Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương sau: Chương 1: Khái quát về Thư viện Hà Nội Chương 2: Thực trạng việc phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội Chương 3: Kết luận và các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NGUỒN LỰC THÔNG TIN VÀ VAI TRÕ CỦA NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN HÀ NỘI 1.1.Khái quát về Thƣ viện Hà Nội 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Hà Nội Thư viện Hà Nội (TVHN) là thư viện trung tâm đầu ngành của hệ thống thư viện Thủ đô – là một trong hai thư viện thuộc hệ thống thư viện công cộng (TVCC) toàn quốc đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng I cấp Quốc gia. TVHN được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọi ban đầu là “ Phòng đọc sách Nhân dân”. Qua nhiều lần thay đổi địa điểm:lúc đầu bên Hồ Hoàn Kiếm, khi về Lò Đúc, Mai Dịch, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đến ngày 06/01/1959 theo Quyết định của Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hà Nội, TVHN được chuyển về 47 Bà Triệu – Hoàn Kiếm với tên gọi “Thư viện Thành phố Hà Nội” hay “Thư viện Hà Nội”. Vào tháng 02/2009 TVHN được chính thức hợp nhất bởi Thư viện Hà Nội (cũ) và Thư viện Hà Tây với tên gọi là Thư viện Hà Nội, xếp loại thư viện hạng 2 theo thông tư số 67/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin & Du lịch về việc xếp hạng thư viện. Trước khi hợp nhất: +) TVHN là thư viện hạng I với 38 cán bộ +) Thư viện Hà Tây là thư viện hạng 3 với 23 cán bộ Hiện nay TVHN có 2 cơ sở: Cơ sở 1: 47 Bà Triện – Hoàn Kiếm. Đây là trụ sở làm việc 9 tầng với 7.500 m2 sử dụng. Đây cũng chính là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 6 Cơ sở 2: 2B Quang Trung – Hà Đông. Đây là trụ sở làm việc gồm 5 tầng với 2029 m2. Ban đầu cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nghèo nàn, số lượng cán bộ vừa ít và trình độ lại hạn chế nên TVHN gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của chính quyền TPHN , của nhân dân và bằng sự nỗ lực vượt bậc của các cán bộ thư viện đã từng bước khắc phục khó khăn, từng bước đưa TVHN vững bước phát triển và ngày càng hiện đại hóa. Ngoài hai hệ thống thư viện chính, TVHN đã xây dựng được một mạng lưới thư viện, tủ sách ở khắp Thủ đô Hà Nội bao gồm : 9 thư viện quận (huyện) , 215 thư viện xã ( phường), 738 thư viện, tủ sách tại các cụm dân cư, thôn, làng, bản, 228 tủ sách pháp luật, 85 điểm bưu điện xã, hàng trăm thư viện trường phổ thông. Một số mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở phát triển mạnh và hoạt động hiệu quả như: quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Mỹ Đức, Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Đan Phượng. Hệ thống thư viện này là do Thư viện trung tâm – TVHN giúp đỡ, chỉ đạo và ngày càng phát triển. Bộ Văn hóa Thông tin đã coi Thủ đô Hà Nội là Thành phố có mạng lưới thư viện cơ sở mạnh mẽ và hoàn chỉnh nhất. TVHN đã được Bộ Văn hóa – Thông tin tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua 3 năm liền và được Thủ tướng tặng bằng khen (1979 – 1982). Năm 1991 TVHN đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng III. Năm 1996 được tặng Huân chương lao động hạng II. Đến năm 1997 và năm 2000 được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là lá cờ đầu của ngành thư viện toàn quốc. Năm 1998 được công nhận là thư viện hạng I cấp Quốc gia và năm 2001 TVHN được tặng Huân chương lao động hạng I. Năm 2002 được Uỷ Ban nhân dân TPHN tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu ngành của Thủ đô. 7 Những thành tích nổi bật đó đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô trong những năm đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Là một thư viện lớn của Thủ đô của nước ta, trưởng thành trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, trong gần nửa thế kỷ qua, bằng những hoạt động tuyên truyền, giới thiệu và phục vụ sách báo cho cán bộ và nhân dân Thành phố trong công tác học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ cộng với tiềm lực của Thư viện cơ sở 2 – Thư viện Hà Tây cũ khi sáp nhập thì TVHN hiện nay đã góp phần công sức của mình xây dựng Hà Nội trở thành Thủ đô xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, giàu đẹp, xứng đáng với dân tộc, với đất nước. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Thư viện Hà Nội Hiện nay, TVHN có 75 cán bộ, trong đó có 56 cán bộ trong biên chế và 19 lao động hợp đồng. 100 % cán bộ chuyên môn có trình độ cử nhân, 7 cán bộ là thạc sĩ khoa học thư viện, 7 cán bộ có văn bằng 2 về ngoại ngữ, báo chí, hành chính. Có 2 cán bộ được đào tạo hai tháng tại Ấn Độ về Tiếng Anh và Tin học, được học tập và làm việc với các chuyên gia nước ngoài, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và tác phong làm việc. TVHN cũng tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập các thư viện trong nước và nước ngoài: tham quan các trung tâm học liệu khu vực miền Trung, thư viện trường Đại học FPT…là những mô hình thư viện hiện đại; Tham gia các đoàn học tập, tập huấn tại nước ngoài: Trung Quốc, Malayxia, Hàn Quốc, Singapore. Kế hoạch năm 2012 TVHN đang đề xuất cử 3 cán bộ đi dự Đại hội COLSAL lần thứ 15 tại Indonexia. 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét