Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Vấn đề trẻ em lao động sớm ở làng nghề truyền thống tại xã hoàng đôn, huyện duy tiên, tỉnh hà nam hiện nay

không mong các cháu tổ chức những đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào. Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào. Trước giúp các nhà chiến sỹ, thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ: quét nhà, gánh nước, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ quốc ngữ v.v... Đội này thi đua với đội khác. Mỗi tháng một lần, các đội báo cáo cho Bác biết. Đội nào giỏi hơn, Bác sẽ gửi giấy khen. Đó là ý kiến của Bác. Nếu cháu nào có nhiều sáng kiến tìm ra nhiều cách giúp đỡ càng tốt. Các cháu nên hiểu rằng giúp đỡ đồng bào tức là tham gia kháng chiến. Và do đó các cháu sẽ luyện tập cái tinh thần siêng năng và bác ái để sau này thành người công dân tốt của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phú. 1.1.2.Khái niệm lao động * Quan điểm ngoài Mác xít Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình . Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nó cũng là nhân tố của bất cứ quá trình sản xuất nào. Khi con người tham gia vào quá trình sản xuất thì con người đó là con người lao động. Như vậy, lao động là hoạt động có mục đích của con nguời, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. * Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về lao động 7 Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của mình là một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Nhờ có lao động con người tách ra khỏi giới động vật. Một trong những sự khác nhau căn bản giữa con người và động vật là ở chỗ động vật sử dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, còn con người thì lao động mà giới mà bắt giới tự nhiên phục vụ mục đích của mình, thay đổi nó. Bắt nó phục tùng cho những nhu cầu của mình. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới khách quan, bắt thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định. Vì thế có thể nói rằng lao động tạo ra ý thức tư tưởng hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình lao động. Sự hình thành ý thức không phải là quá trình thu nhận thụ động mà là kết quả hoạt động chủ động của con người. Nhờ có lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, bắt thế giới khách quan phục vụ cho mình. Ăng-ghen đã viết trong tác tác phẩm: “Vai trò của lao động trong lịch sử tiến hóa từ vượn thành người”, ông nhấn mạnh “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo 8 ra chính bản thân con người”. Như vậy, có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được.“Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con nguời bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình. Đó là một bước tiến do cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”[7, tr.44] Đồng thời các ông cũng khẳng định: “Người là giống vật duy nhất có thể lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy loài vật” [7,tr.19] Thông qua hoạt động sản xuất vật chất con người đã làm thay đổi cải biến tự nhiên. Thông qua hoạt động lao động sản xuất con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống của mình giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập quan hệ xản xuất. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Với tư cách là thực thể xã hội con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên theo mục đích của mình đồng thời thúc đẩy sự vận động của lịch sử xã hội. Trong quá trình cải biến tự nhiên con người cũng làm ra lịch sử chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” C. Mác và Ph. Ăghen viết “nhưng muốn sống được thì trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa”. Vì vậy con người phải tham gia vào sản xuất vào những thứ đó. Quá trình sản xuất hay quá 9 trình lao động ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tối thiểu đầu tiên của con người đã giúp con người trở thành “Người” theo đúng nghĩa của nó. Nhờ lao động, con người đã sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình và đó là điểm khác biệt giữa con người và con vật. Khi nhận định bước nhảy từ loài vượn sang loài người thì nhờ có ngôn ngữ và lao động. Lao động lúc mới phát sinh và phát triển từ tổ tiên loài vượn thì dĩ nhiên là tiến hành theo bản năng nhưng ý thức và ngôn ngữ đã xuất hiện và phát triển thì lao động trở thành lao động có tính chất xã hội. Ở mỗi bước tiến lên của lao động xã hội của tiếng nói và ý thức lại hình thành ra nhữn con đường mới của hoạt động liên hệ thần kinh trong vỏ não. Và trên cơ sở đó lựa chọn tự nhiên cố định – trên một cơ cấu di truyền trên vỏ não làm cho con đường liên hệ thần kinh mới xuất hiện trong thực tiễn lao động. Tầng trên của võ não người chính là cơ sở di truyền của bản năng lao động xã hội của con người nguyên thủy mà C.Mác và Ph.Ănggen đã nhận định là bản năng có ý thức. Do đó bản năng lao động xã hội với tư cách là bản năng có ý thức. Lao động xã hội quyết định đời sồng con người nên bản năng sinh vật được thu hút và hội nhập vào bản năng lao động xã hội, cái bản năng xã hội đặc thù của con người. Theo Ph.Ănggen cùng với giới tự nhiên cung cấp những vật liệu cho hoạt động sản xuất , lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Hoạt động sản xuất vật chất tạo ra tư liệu sinh hoạt nhằm duy trì mọi sự tồn tại và phát triển của con người nói chung cũng như từng cá thể con người nói riêng. Tuy nhiên ngoài chức năng đầu tiên và trực tiếp đó “lao động còn là cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa” [ 8,tr.641] Bằng việc “sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình , con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” [9,tr.640] 10 Trải qua lịch sử dài lâu chinh phục giới tự nhiên con người càng hiểu rõ hơn sức mạnh của mình. Cùng với việc cải tiến bản thân mình và các quan hệ giữa con người với nhau làm cho việc chinh phục giới tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn. Con người và xã hội loài người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động sản xuất vật chất “lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [10,tr.641] và xã hội đã ra đời cùng với sự xuất hiện của con người hoàn chỉnh. * Quan điểm của Hồ Chí Minh về lao động Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ nại mới đáng xấu hổ. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang cả. * Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về lao động Theo Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Điều 5 lao động được định nghĩa như sau: “lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”. [4, tr.10] Nhà nước sẽ ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước cũng quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức, những người làm công ăn lương, khuyến khích các hình thức bảo hiểm đối với người lao động. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút những người lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ. Và Nhà nước có chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. 11 Nhà nước sẽ có những trách nhiệm sau: Thứ nhất, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. Và các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm. Thứ hai, tuyên truyền phổ biến rộng rãi để mọi công dân nắm được các văn bản pháp lý. Thứ ba, kiểm tra việc thực hiện. Thứ tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động. Thứ năm, xử lý các vụ việc vi phạm về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Khi con người tham gia vào quá trình sản xuất thì con người đó là con người lao động. Như vậy, lao động là hoạt động có mục đích của con nguời, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Hoạt động lao động có 3 đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất: xét về tính chất, hoạt động lao động phải có mục đích (có ý thức) của con người. Đặc trưng này chỉ ra sự khác biệt giữa hoạt động lao động của con người và hoạt động mang tính bản năng của con vật. Con vật duy trì sự tồn tại của mình dựa vào những sản vật có sẵn trong tự nhiên, còn con người dùng sức lao động của mình để tạo ra những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình cũng như của cộng đồng. Thứ hai: xét về mục đích, hoạt động đó phải tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Đề cập đến điều này là nhằm phân biệt với những hoạt động có mục đích không nhằm thỏa mãn nhu cầu chính đáng của con người, không phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội. Những hoạt động đó không thể gọi là hoạt động lao động. 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét