Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Chữa lỗi chính tả thông qua các bài tập làm văn viết cho học sinh tiểu học

Đối với bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết : Ba - na, Ê - đê, Ea - súp, Krông - a na, ... 5) Tên các cơ quan tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái của âm tiết đầu tiên và các âm tiết của các bộ phận cấu thành tên riêng. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên ban thường vụ Quốc hội Trường Tiểu học Đống Đa 6) Các cụm từ chỉ sự vật, con vật dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái của âm tiết tạo thành tên riêng: (chú) Chuột, (cô) Chào Mào, (bác) Nồi Đồng, (mụ) Gà, (ông) Mặt Trời,... 1.3.1.2. Cách viết hoa tên của người nước ngoài 1) Tên người, tên địa lý - Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết hoa theo quy tắc tên người, tên địa lý Việt Nam: Võ Tắc Thiên, Mao Trạch Đông, Nhật Bản,... - Trường hợp không phiên âm qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp theo cách dọc) Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng : viết hoa chữ cái đầu, có gạch nối giữa các âm tiết: Phơ- đi- rơ Ăng- ghen, Vơ- la đi- mia I- rích Lê nin, ... 2) Tên các cơ quan, tổ chức nước ngoài - Theo trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc các cơ quan, tổ chức Việt Nam: Viện khoa học giáo dục Bắc Kinh, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát - xcơ - va, ... - Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt, tùy theo từng trường hợp có thể ghi tên dịch nghĩa hay ghi tên nguyên dạng không viết tắt: WB (Ngân hàng Thế giới) hay WB (Wold Bank), ... - 13 - 1.3.1.3. Những quy tắc khác 1) Chức danh, chức vụ, danh hiệu, giải thưởng - Những từ biểu thị chức danh, chức vụ thông thường được viết hoa chữ cái đầu tiên khi từ ngữ chỉ chức danh, chức vụ để tỏ lòng kính trọng: Thủ trưởng, Giáo sư, Chủ tịch, Hiệu trưởng, ... - Những từ biểu thị cho tên danh hiệu, giải thưởng dể viết hoa chữ cái đầu tiên biểu thị cho tính chất riêng biệt của tên: Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, ... - Ngoài ra, để biểu thị sự kính trọng, có thể viết hoa những từ ngữ chỉ người hoặc đối tượng được tôn kính đặc biệt: Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc khôn nguôi nhớ Người Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời, Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. 2) Về tên các tác phẩm, sách báo, tuyên truyền, bài thơ, bức tranh, bản nhạc, hay bài hát: Khi viết tên các tác phẩm hay trích dẫn các câu viết thì viết hoa chữ cái đầu: Cuốn theo chiều gió, Tiến quân ca, Truyện Kiều, ... 3) Tên các ngày lễ, các phong trào, các ngày lễ kỉ nệm: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu biểu thị cho tính chất riêng biệt của ngày lễ: Ngày Quốc Khánh, Ngày Thương binh Liệt sĩ, Cách mạng tháng Mười, Xô viết Nghệ Tĩnh, ... 4) Viết về ngày, tháng, năm trong các văn bản hành chính: Viết đầy đủ ngày 1 đến 9 và tháng 1, tháng 2 thì phải viết thêm số "0" vào trước. Các văn bản hành chính ghi ngày, tháng, năm không được viết tắt bằng dấu gạch nối hay dấu gạch xiên. Chẳng hạn: Thanh Hóa, ngày 26 tháng 01 năm 2012. Những trường hợp còn lại có thể viết tắt các chữ ngày, tháng, năm bằng dấu gạch nối hay gạch xiên: ngày 16/3/1990 hay 10/04/2012. - 14 - 5) Các chữ đầu câu, đầu dòng thơ và mở đầu các dòng một phép liệt kê phải viết hoa. Ví dụ: 1) Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay ... 2) Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhẹ trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng ... 6) Quy tắc viết tắt: Chữ viết tắt thay thế cho từ ngữ gốc tất cả các chữ cái đầu của chữ cái gốc, được viết in hoa và viết thành một khối: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 viết thành ĐHSPHN2, Bộ Giáo dục và Đào tạo viết thành GD & ĐT, .... 1.3.2. Quy định viết các âm Các chữ biểu thị các phần của âm tiết (gồm có: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) và được sắp xếp theo mô hình sau: Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt Thanh điệu (5) Vần Âm đầu (1) Âm đệm Âm chính Âm cuối (2) (3) (4) Chữ viết tiếng Việt có sự tương ứng một đối một giữa âm và kí hiệu biểu thị, những trường hợp không có sự tương ứng giữa âm và kí hiệu có nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân về lịch sử hình thành chữ viết. - 15 - Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại ở phạm vi nêu các âm và các kí hiệu tương ứng cho từng trường hợp. 1.3.2.1. Quy định về âm đầu Sự thể hiện trên chữ viết: Nói chung, mỗi âm vị là âm đầu thì thể hiện bằng một con chữ nhưng cũng có một âm được thể hiện bằng hai, ba con chữ. Bảng âm và chữ cái ghi âm đầu Âm Chữ Ví dụ Âm Chữ Ví dụ /b/ b bà, ba, bình /f/ ph phượng, phong /t/ t tay, tai, tướng /v/ v viết, vẽ / t'' / th thầy, thơ, thi /s/ x xa, xã /d/ đ đầu, đường, đứng d da / tr / tr trứng, trong gi già /c/ ch chú, chim / / s sương, sống k kể, ký /z / r ruộng, rừng c cuốc, cày /χ/ kh khó, khổ q quả, quýt gh ghi, ghế /m/ m mơ, mong g gà, gốm, gầy /n/ n nung, nấu, nướng /h/ h hương, hạnh / / nh nhảy, nhún /l/ l lo, linh, lang ngh nghề, nghỉ ng ngành, ngủ /k/ / / /z/ / / Tiếng Việt có 21 phụ âm đầu, trong đó có những âm có hai hoặc ba sự thể hiện trên chữ viết như: - Âm / k / ghi bằng ba chữ cái: + Ghi là k khi nó đứng trước nguyên âm hàng trước như: i, e, ê hay nguyên âm đôi iê. + Ghi là q khi nó đứng trước nguyên âm đệm u. - 16 - + Ghi là c khi nó đứng trước các âm còn lại như: a, o, u, ơ, ... - Âm / / được ghi bằng hai chữ cái: + Ghi là ngh sau khi nó là các nguyên âm: e, ê, i nguyên âm đôi iê + Ghi là ng khi sau nó là các nguyên âm còn lại - Âm / / có được ghi bằng hai chữ cái: + Ghi là gh khi sau nó là các nguyên âm : e, ê, i và nguyên âm đôi iê + Ghi là g khi sau nó là các nguyên âm còn lại. - Âm / Z / được ghi bằng hai chữ cái nhưng lại được áp dụng trên nguyên tắc ngữ nghĩa, tức là để viết được đúng thì người viết cần nhớ nghĩa và cách tương ứng. Ví dụ: Có ý kiến cho rằng để phân biệt d và gi về mặt kết hợp trong nội bộ chữ Việt thì gi không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy và ngược lại d thì có thể kết hợp với các vần ấy. Hay căn cứ vào âm và nghĩa Hán - Việt thì: viết là d : nói về phần bọc ngoài của cơ thể như: da dẻ, da thịt,... còn gi là nói đến nhà ( gia đình, gia tộc,... hay gia tăng, gia hạn, gia vị,...) 1.3.2.2. Quy định về âm đệm Âm đệm Tiếng Việt ký hiệu /-u-/ được ghi bằng hai chữ cái. - Ghi là u khi nó đứng trước các nguyên âm : e, ê, i và nguyên âm đôi iê. Ví dụ: tuy, quờ, huyện, huân, huy... và khi xuất hiện sau con chữ q: quán, quẻ, quân,... - Ghi là o khi xuất hiện trước ba nguyên âm : a, ă, e. 1.3.2.3. Quy định về âm chính Trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt, đơn vị đảm nhận yếu tố âm chính bao giờ cũng là nguyên âm. Tiếng Việt có cả nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. - 17 - Bảng âm và chữ cái ghi âm chính: Âm Chữ Ví dụ y yêu quý, suy luận i im lặng, khỉ ê lê, về e kẻ, sẻ, quẻ a khách, sạch, sạn /w/ ư sư, chữ / / ơ mơ, tơ / / â chân, thân /a/ a cà, nhà /ă/ ă cắn, sắn /u/ u tù, nhủ /o/ ô khổ, đổ /i/ /e/ / / Âm / iê / /w / / uo / / / Chữ Ví dụ ia mía, chia, kia ya khuya, tuya iê kiểu, chiều yê Thuyết, huyết ưa xưa, lừa ươ chương, sương ua lúa, múa, chua uô buồn, chuồn o lo, cỏ, cò oo xoong, hoóc Tiếng Việt có 14 nguyên âm và tổ hợp nguyên âm là âm chính trong đó có âm được ghi bằng một con chữ nhưng cũng có âm được ghi bằng hai hay bốn con chữ. 1) Âm / i / được ghi bằng hai con chữ: + Ghi là y khi nó đứng sau âm đệm (huy, tủy, thủy, ...) hay khi nó đứng sau một mình là tiếng Hán - Việt (y học, y khoa, quân y, ý kiến, ...). + Ghi là i khi nó đứng giữa tiếng và không có âm đệm ( lim dim, bìm bịp, kim kim,...), khi nó đứng cuối tiếng (trừ: uy, ay, ây ) như : li kì, chí khí, tươi cười,... khi nó đứng một mình và tiếng thuần Việt: ì ạch, í ới, ... + Nếu không có sự thay đổi về âm và nghĩa (trừ trường hợp y đi sau âm đệm), thì thay y bằng i. Ví dụ: hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ, kĩ thuật, ... (huy chương, sơn thủy, quý báu, ...). Nếu âm đứng một mình hay ở đâu từ thì viết bằng y, trừ vài trường hợp đã theo thói quen - 18 -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét