Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Vấn đề sử dụng câu chuyện pháp luật trong dạy học chương trình môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT đinh tiên hoàng, tỉnh ninh bình hiện nay

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH MÔN GDCD LỚP 12 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng câu chuyện pháp luật trong dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 1.1.1. Giới thiệu câu chuyện pháp luật Môn Giáo dục công dân lớp12 là môn học liên quan đến pháp luật cho nên rất “khô khan”, do đó, học sinh không hứng thú học. Trong thời gian tôi đi thực tập, tôi thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh không có hứng khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại không cao. Từ việc không thích học môn Giáo dục công dân lớp 12 cho nên học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân như: đa số giáo viên chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, vẫn còn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy; chỉ khai thác những câu chuyện, thông tin, sự kiện, tình huống có sẵn ở sách giáo khoa, chưa tự tìm tòi những điều mới để đưa vào bài giảng của mình sao cho phù hợp, sinh động. Ngoài ra, trong thực tế dạy và học ở trường, phương tiện dạy học còn thiếu thốn. Tranh ảnh trực quan giúp học sinh tìm hiểu và liên hệ trực tiếp vào cuộc sống nhà trường chưa được trang bị. Đặc biệt, do tâm lý chung của mọi người, trong đó cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, kết quả học tập thế nào không quan trọng lắm, vì vậy cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con em tích cực học tập. SV: Phạm Thị Hương 6 Lớp: K35 - GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Từ những lí do trên mà trong giờ học Giáo dục công dân lớp 12 chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo dục công dân lớp 12, tôi đã sử dụng các câu chuyện pháp luật để tạo hứng thú cho học sinh. 1.1.2. Vai trò của câu chuyện pháp luật Câu chuyện pháp luật góp phần hình thành cho học sinh những phương pháp học tập tích cực, năng động, sáng tạo, giúp học sinh hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức pháp luật.Thông qua các câu chuyện pháp luật học sinh sẽ giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong đó liên quan đến bài học. Bằng những tình huống, câu chuyện có thật trong cuộc sống, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách hứng thú tạo nên sự đam mê đối với môn học, đồng thời góp phần làm cho giờ học diễn ra một cách sôi nổi mà không nhàn chán. Từ những câu chuyện pháp luật giáo viên dễ dàng giáo dục cho các em những nhận thức phù hợp vì tính thực tiễn của câu chuyên pháp luật rất cao, câu chuyện pháp luật sẽ giúp học sinh có thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lý nhất. Bài học rút ra từ các câu chuyện pháp luật sẽ tác động trực tiếp đến suy nghĩ của các em giúp các em có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, qua đó không để bản thân mình mắc phải những sai lầm như trong các câu chuyện mà biết tránh xa những hành vi vi phạm pháp luật, làm cho mọi người hiểu những quy định mà pháp luật cho phép được làm, phải làm và không được làm. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện pháp luật để dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học, dùng để dẫn dắt học sinh vào từng phần kiến thức của bài học. Giáo viên cũng có thể sử dụng câu chuyện pháp luật để làm rõ tri thức sau khi truyền đạt kiến thức cơ bản, đồng thời cũng có thể dùng câu chuyện pháp luật để củng cố bài học. Ngoài ra đối với giáo viên muốn làm cho học sinh hiểu bài hơn, việc liên hệ thực tiễn tốt hơn thì câu chuyện pháp luật là ví dụ sâu sắc nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học, ghi nhớ lâu hơn và vận dụng tốt hơn SV: Phạm Thị Hương 7 Lớp: K35 - GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học 1.1.3. Những yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 1.1.3.1. Chọn chuyện Yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp 12 là chọn được những câu chuyện có nội dung và hình thức phù hợp với nội dung bài học. Đó là những câu chuyện gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó liên quan đến những vấn đề cuộc sống đang diễn ra. Điều này sẽ giúp các em có sự quan tâm và hứng thú trong học tập. Những câu chuyện liên quan đến bài học sẽ là những bài học đáng nhớ đối với các em. 1.1.3.2. Nắm vững nội dung Để có thể kể được, kể có nghệ thuật, kể hấp dẫn, rõ ràng, giáo viên phải là người thực hiện những câu chuyện, những tình huống pháp luật đó, giáo viên phải là người nắm vững nội dung câu chuyện, nắm vững các tình tiết, phải hiểu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện đó. Muốn nắm vững nội dung câu chuyện, giáo viên phải đọc nhiều lần. Quá trình đọc nhiều lần sẽ giúp giáo viên nắm được nội dung và tình huống của câu chuyện. 1.1.3.3. Ngôn ngữ kể chuyện Như chúng ta biết: ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng âm thanh và chữ viết. Khác với văn học viết dùng chữ làm chất liệu. Kể chuyện là hình dạng của văn học dân gian. Nó dùng lời mà không dùng chữ, dùng âm thanh mà không dùng hình dáng của chữ để nhận biết, truyền đạt. Ngôn ngữ kể chuyện là ngôn ngữ nói, không phải là ngôn ngữ viết. Nó có một lớp từ riêng, có những đặc điểm riêng về phong cách và khả năng diễn đạt. Giáo viên khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để kể phải dựa vào đặc điểm trên. Mặc dù có những câu chuyện pháp luật rất ngắn, chỉ mang tính tường thuật lại nhưng việc sử dụng ngôn ngữ là điều rất cần thiết để truyền đạt kiến thức cho học sinh. SV: Phạm Thị Hương 8 Lớp: K35 - GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học 1.1.3.4. Giọng kể Kể chuyện thì vấn đề phải kể chứ không phải đọc. Nói tới kể chuyện tức là nói tới phát âm, giọng, điệu… của giọng kể. Giọng kể là một bộ phận cấu thành của hoạt động kể chuyện, không có nó thì giáo viên không thể kể chuyện. Một câu chuyện hay, có nhiều tình tiết quan trọng rất cần một giọng kể hấp dẫn. Nếu không có giọng kể hấp dẫn không thể kể hay được điều này sẽ làm cho học sinh mất sự chú ý trong khi nghe, đồng thời giảm sự hứng thú trong giờ học. Tùy theo từng câu chuyện mà giáo viên sử dụng giọng điệu cho thích hợp.Tùy từng tình tiết mà giáo viên phải có điểm nhấn góp phần nhấn mạnh nội dung quan trọng cần phải chú ý. 1.1.3.5. Tư duy Kể chuyện là hoạt động lời nói, tư duy kể chuyện cũng là tư duy lời nói, là một kiểu tư duy giao tiếp, tư duy đòi hỏi phản xạ nhanh, ứng xử kịp thời, linh hoạt. Người kể chuyện không được phép suy tư, nghiền ngẫm quá lâu mà phải có mạch liên tục, từ đó dùng ngôn ngữ mới liên tục. Muốn vậy giáo viên cần phải sưu tầm và chọn lựa những câu chuyện có nội dung rành mạch, rõ rang. 1.1.3.6. Động tác bổ trợ Động tác bổ trợ cũng là một yêu cầu quan trọng đối với giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện. Động tác bổ trợ ở đây chính là sự biểu lộ nét mặt và cử chỉ. Để phù hợp với sắc thái ngữ điệu chính là việc biểu lộ nét mặt. Bên cạnh đó biểu lộ cử chỉ của tay, đầu, mắt cũng không kém phần quan trọng. Cử chỉ kể chuyện nên đơn giản và nội dung rõ ràng. 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề sử dụng câu chuyện pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng, tỉnh Ninh Bình hiện nay 1.2.1. Giới thiệu về những vấn đề cơ bản của GDCD lớp 12 Chương trình môn GDCD lớp 12 trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, nhân loại. SV: Phạm Thị Hương 9 Lớp: K35 - GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Học sinh học các tri thức của phần công dân với pháp luật. Đây là những tri thức thuộc bộ môn pháp luật, là sự phát triển tiếp nối phần pháp luật ở bậc trung học cơ sở, nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, vị trí của pháp luật giúp HS chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền hạn và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp THPT các em sẽ chính thức bước vào cuộc sống xã hội, do đó những kiến thức phổ thông cơ bản mà môn GDCD nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng có ý nghĩa thiết thực, là hành trang quan trọng không thể thiếu đối với mỗi công dân. Trong mỗi bài GDCD lớp 12, cùng với việc trình bày nội dung tri thức khoa học, các tác giả đã nêu những tình huống hoặc ví dụ minh họa cụ thể nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng hơn trong việc truyền thụ, tiếp thu tri thức, liên hệ thực tiễn. Chương trình GDCD lớp 12 cấu trúc gồm 10 bài được giảng dạy trong 35 tiết. Bài 1: Pháp luật và đời sống Bài 2: Thực hiện pháp luật Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại SV: Phạm Thị Hương 10 Lớp: K35 - GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương trình môn GDCD lớp 12 mới được đưa vào giảng dạy đầu năm học 2008- 2009, nhưng nhìn nhận một cách tổng thể thì SGK GDCD lớp 12 có nhiều ưu điểm hơn so với SGK lớp 10 và lớp 11. Sau đây là bảng phân phối chương trình môn GDCD lớp 12: Học kỳ I: 19 tuần (19 tiết) gồm: Tiết 1+2+3: Bài 1: Pháp luật và đời sống. Tiết 4+5+6: Bài 2: Thực hiện pháp luật. Tiết 7: Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật. Tiết 8+9+10: Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiết 11: Ôn tập. Tiết 12: Kiểm tra. Tiết 13+14:: Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Tiết 15+16: Thực hành các vấn đề pháp luật đã học. Tiết 17+18: Ôn tập học kỳ. Tiết 19: Kiểm tra học kỳ. Học kỳ II: Tiết 20+21+22+23: Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Tiết 24+25+26: Bài 7: Công dân với các quyền tự do dân chủ. Tiết 27+28: Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân. Tiết 29+30+31+32: Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Tiết 33: Kiểm tra viết. Tiết 34+35: Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại. Tiết 36: Ôn tập học kỳ II. Tiết 37: Kiểm tra học kỳ II. SV: Phạm Thị Hương 11 Lớp: K35 - GDCD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét