Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tìm hiểu sự mở rộng và hiểu biết vốn từ ngữ miêu tả cho HSTS thông qua các dạng bài văn miêu tả lớp 4, lớp 5

trường biểu vật và biểu niệm không những có quan hệ chặt chẽ với nhau mà còn không tách rời nhau. Điều này thể hiện rõ ở chỗ: Khi lập các trường biểu vật thì dựa vào ý nghĩa biểu vật, còn khi chia nhỏ trường biểu vật thì dựa vào ý nghĩa biểu niệm. Ngược lại, khi phân lập trường biểu niệm thì dựa trên cấu trúc biểu niệm. Nhưng khi chia nhỏ trường biểu niệm thì dựa trên nét nghĩa của từ biểu vật. 1.1.3.4. Tác dụng của trường nghĩa Trường nghĩa giúp chúng ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành các quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi người. Việc dạy học từ ngữ trong trường nghĩa cho HSTH nhằm cung cấp cho HSTH tri thức cơ bản về hệ thống từ vựng Tiếng Việt. Trên cơ sở đó nhằm nâng cao vốn từ ngữ cho học sinh hay còn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ ngữ để xây dựng một kho tàng từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ của học sinh tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc, viết được thuận lợi. Tính hệ thống của từ ngữ trong từ vựng giúp các em trau dồi vốn từ một cách khoa học. Bởi vì ở lứa tuổi Tiểu học, nhận thức chưa cao,mặt bằng nhận thức chưa đều; cần phải lập theo trường nghĩa để giúp học sinh nhận rõ tính hệ thống logic của từ vựng. Qua đó, học sinh xây dựng được vốn từ ngữ thực của mình. Tóm lại, để tích lũy và mở rộng vốn từ, người ta có thể dựa trên ý nghĩa của từ. Về nguyên tắc, các từ ngữ có ý nghĩa giống nhau thì người ta có thể đưa nó vào một trường nghĩa và ghi nhớ theo trường nghĩa. Vì thế, việc lập trường nghĩa sẽ là cách tốt nhất để học sinh tích lũy và mở rộng vốn từ. 11 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cuối cấp tiểu học Ở giai đoạn cuối tiểu học, tư duy cụ thể của học sinh vẫn tiếp tục phát triển, tư duy trìu tượng đang dần hình thành và chiếm ưu thế. Học sinh có khả năng thực hiện các thao tác trí tuệ với ngôn ngữ và các loại ký hiệu của các môn học để tiếp thu tri thức. Các em đã biết quan sát tìm ra các dấu hiệu đặc trưng bản chất của sự vật, hiện tượng, có khả năng tri giác các sự vật như một chỉnh thể thống nhất, có mục đích và phương hướng rõ ràng. Khi khái quát hóa các em đã biết dựa vào bản chất bên trong để tìm ra khái niệm, quy luật. Các em đã biết quan sát các sự vật hiện tượng theo diễn biến, vận động; nắm bắt được phép duy luận ngược lại nên hiểu được một sự vật có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bước đầu có khả năng lập luận trong phán đoán của mình, không chỉ xác lập mối quan hệ nguyên nhân - kết quả mà còn xác lập mối quan hệ từ kết quả đến nguyên nhân. Tâm lý học đã chỉ ra rằng: HSTH thuộc lứa tuổi từ 10 đến 11 tuổi (lớp 4, lớp 5) có đặc diểm nhận thức là khi quan sát đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng riêng cho sự vật, biết phân biệt các sắc thái của chi tiết để đi đến so sánh tổng hợp, có khả năng tri giác sự vật như một tổng thể, có tính mục đích và phương hướng rõ ràng. Khi khái quát hóa các em bắt đầu biết dựa vào các dấu hiệu bản chất bên trong, những dấu hiệu chung để tìm ra khái niệm, quy luật. Các em đã có khả năng lập luận cho phán đoán của mình. Cũng theo tâm lý học,ngôn ngữ của HSTH phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Vốn từ, vốn ngữ pháp được tăng lên nhanh nhờ các em học nhiều môn học, diện tiếp xúc ngày càng rộng. Cách diễn đạt cũng ngày càng thêm phong phú. Như vậy tư duy của HSTH giai đoạn này đã phát triển, đủ điều kiện để tổ chức cho các em tự phát hiện, khám phá ra tri thưc ở một mức độ phù hợp. 12 1.2.2. Nội dung chương trình luyện từ và câu lớp 4 hiện nay Nội dung chương trình luyện từ và câu lớp 4 có sự phân hóa rõ rệt. Các bài tập luyện tập về mở rộng vốn từ theo chủ đề và các bài tập luyện tập về những nội dung cấu tạo từ, giải nghĩa từ, câu. Các bài tập luyện tập về Mở rộng vốn từ theo chủ đề: Nội dung “mở rộng vốn từ được sách giáo khoa trình bày xoay quanh 10 chủ điểm trong đó có 5 chủ điểm học kỳ I và có 5 chủ điểm học kỳ II. Mỗi chủ điểm được học trong 3 tuần, riêng chủ điểm ‘khám phá thế giới” học trong 4 tuần. mỗi chủ điểm trong sách giáo khoa thường có 2 bài (thường được bố trí vào các tuần 2, tuần 3 của chủ điểm ấy). Các chủ điểm được dạy cụ thể từng tuần như sau: - Chủ điểm 1: “Thương người như thể thương thân” (dạy từ tuần 1 đến tuần 3). Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết (2 tiết). - Chủ điểm 2: “Măng mọc thẳng” (dạy từ tuần 4 đến tuần 6). Mở rộng vốn từ: Trung thực,tự trọng (2 tiết). - Chủ điểm 3: “Trên đôi cánh ước mơ” (dạy từ tuần 7 đến tuần 9). Mở rộng vốn từ: Ước mơ (1 tiết): dạy ở tiết 9. - Chủ điểm 4: “Có chí thì nên” (dạy từ tuần 11 đến tuần 13). Mở rộng vốn từ: Ý chí nghị lực (2 tiết). - Chủ điểm 5: “Tiếng sáo diều” (dạy từ tuần 14 đến tuần 16). Mở rộng vốn từ: Trò chơi – đồ chơi (2 tiết). - Chủ điểm 6: “Người ta – hoa đất” (dạy từ tuần 18 đến tuần 20). Mở rộng vốn từ: Tài năng (1 tiết): dạy ở tuần 19;sức khỏe (1 tiết): dạy ở tuần 20. - Chủ điểm 7: “Vẻ đẹp muôn màu” (dạy từ tuần 21 đến tuần 23). Mở rộng vốn từ: Cái đẹp (2 tiết). 13 - Chủ điểm 8: “Những người quả cảm” (dạy từ tuần 24 đến tuần 27). Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (2 tiết). - Chủ điểm 9: “Khám phá thế giới” (dạy từ tuần 28 đến tuần 31). Mở rộng vốn từ: Khám phá,phát minh (1 tiết): dạy ở tuần 29;du lịch, thám hiểm (1 tiết): được dạy từ tuần 30. - Chủ điểm 10: “Tình yêu cuộc sống” (dạy từ tuần 32 đến tuần 34). Mở rộng vốn từ: lạc quan (1 tiết): dạy ở tuần 33;vui vẻ (1 tiết): dạy ở tuần 3. Như vậy, trong 10 chủ điểm được học ở lớp 4 có tổng số tiết là 19 tiết mở rộng và hệ thống hóa vốn từ. Mỗi chủ điểm được dạy trong 2 tiết. Riêng chủ điểm 3: “Trên đôi cánh ước” chỉ có một tiết mở rộng vốn từ về “Ước mơ”. Nội dung các bài đều liên quan đến chủ điểm được học. 1.2.3. Nội dung chương trình luyện từ và câu lớp 5 hiện nay Phân môn luyện từ và câu lớp 5 gồm những nội dung chính sau: 1.2.3.1. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ (18 tiết) Từ ngữ mở rộng và hệ thống hóa trong phân môn luyện từ và câu lớp 5 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học. Cụ thể: - Học kỳ I: (9 tiết), gồm các bài: Tổ Quốc, Nhân Dân (Chủ điểm con người với Thiên Nhiên – tuần 8 và 9). Bảo vệ môi trường (Chủ điểm giữ lấy màu xanh – tuần 12 và tuần 13); hạnh phúc (Chủ điểm vì hạnh phúc con người – tuần 11). - Học kỳ II: (9 tiết), gồm các bài: Công dân (Chủ điểm người công dân tuần 20), trật từ an ninh (Chủ điểm vì cuộc sống thanh bình – tuần 23 và tuần 24); truyền thống (Chủ điểm nhớ nguồn – tuần 26 và tuần 27), nam và nữ (Chủ điểm nam và nữ tuần 30 và tuần 31), trẻ em và bổn phận (Chủ điểm những chủ nhân tương lai – tuần 33 và tuần 34). 14 1.2.3.2. Trang bị các kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu liên kết và sử dụng dấu câu - Nghĩa của từ (11 tiết): Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và cách thức sử dụng các lớp từ này. Cụ thể là: từ đồng nghĩa, luyện tập về từ đồng nghĩa; (tuần 1: 2 tiết, tuần 2: 1 tiết); từ đồng âm, dùng từ đồng âm để chơi chữ (tuần 5: 1 tiết, tuần 6: 1 tiết); từ nhiều nghĩa, luyện tập về từ nhiều nghĩa (tuần 7;2 tiết, tuần 8: 1 tiết). - Từ loại (5 tiết): Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về 2 loại có tính chất là từ công cụ trong hoạt động giao tiếp của người Việt và luyện tập sử dụng 2 loại từ này. Cụ thể là đại từ và Đại từ xưng hô (tuần 9: 1 tiết,tuần 11: 1 tiết); quan hệ từ, luyện tập về quan hệ từ (tuần 11: 1 tiết, tuần 12: 1 tiết, tuần 13: 1 tiết). - Câu: Câu ghép (8 tiết): Phần này cung cấp kiến thức sơ giản về câu ghép:khái niệm câu ghép (tuần 19: 1 tiết); cách nối các vế câu ghép (tuần 19: 1 tiết); nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tuần 20: 1 tiết, tuần 21: 1 tiết, tuần 22: 2 tiết, tuần 23: 1 tiết);nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng (tuần 24; 1 tiết). - Ngữ pháp văn bản (4 tiết): Phần này cung cấp các kiến thức sơ giản về 3 phương tiện liên kết câu cơ bản: liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (tuần 25: 1 tiết), luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu (tuần 26: 2 tiết); liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối (tuần 27: 1 tiết). - Ôn tập (14 tiết): Là lớp cuối cấp tiểu học, phân môn luyện từ và câu lớp 5 có phần ôn tập hệ thống hóa tất cả các nội dung về từ và câu mà học sinh đã được học ở cấp tiểu học. Cụ thể là: 15 Ôn tập về từ loại: 1 tiết (tuần 14) Ôn tập về đại từ: 2 tiết (tuần 16) Tổng kết vốn từ: 2 tiết (tuần 15: 1 tiết, tuần 16: 1 tiết) Ôn tập về câu: 1 tiết (tuần 17) Ôn tập về dấu câu: 8 tiết (tuần 29: 2 tiết, tuần 30; 1 tiết, tuần 31:1 tiết) 1.2.3.3. Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hóa trong gia đình Thông qua nội dung dạy học và cách tổ chức hoạt động trên lớp,phân môn luyện từ và câu góp phần bồi dưỡng cho học sinh tiểu học dùng từ đúng, nói, viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa. 1.2.4. Thực tiễn việc học phân môn luyện từ và câu của học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học Liên Minh Trong quá trình học tập, học sinh luôn được giáo viên cung cấp vốn từ theo từng chủ điểm ở phân môn luyện từ và câu. Các em học sinh trường Tiểu học Liên Minh luôn tích cực tham gia xây dựng bài và hứng thú với các dạng bài mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa nên việc lĩnh hội kiến thức trong phân môn luyện từ và câu có nhiều thuận lợi. Các tiết học luyện từ và câu vốn được coi là những tiết học khô khan hơn cả so với các tiết học ở những phân môn còn lại của chương trình Tiếng Việt Tiểu học hiện hành. Bởi nội dung bài học đa số là bài tập, thực hành nhiều hơn lý thuyết. Nhưng với thầy và trò trường Tiểu học Liên Minh, tiết học Luyện từ và câu lại thực sự trở nên thú vị. Các tiết học luyện từ và câu cũng phong phú như các tiết chính tả, kể chuyện hay tập đọc. Có được điều này là nhờ sự sáng tạo của giáo viên dạy bộ môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Liên Minh đã biết lồng ghép trò chơi vào trong các tiết học luyện từ và câu giúp cho những tết này trở nên hấp dẫn và phong phú với các em học sinh. 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét