Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học tiếng việt lớp 2 ở một số trường tiểu học khu vực thị trấn sóc sơn hà nội

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trong trò chơi học tập thì ba bộ phận trên có liên quan chặt chẽ với nhau và chỉ cần thiếu một trong ba bộ phận chơi thì đều không thể tiến hành trò chơi được. Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là kết thúc trò chơi, học sinh hình thành một nhận thức nào đó. Đối với học sinh thì kết quả của trò chơi khuyến khích các em tích cực hơn trong các trò chơi tiếp theo, còn đối với cô giáo thì kết quả trò chơi luôn là chỉ tiêu về mức độ thành công hoặc sự lĩnh hội tri thức của các em. 1.2.3.3. Ý nghĩa của trò chơi học tập trong dạy học Tiểu học Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học sẽ làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng bớt đi vẻ khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn. Trò chơi là phương tiện rất quan trọng để giáo dục trí tuệ cho các em. Cụ thể: - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là giờ học kiến thức lí thuyết mới. - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh, tăng hiệu quả giao tiếp giữa thầy- trò, trò - trò. - Trò chơi giúp trẻ phát triển về tính chất, trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo. - Trò chơi giúp trẻ hình thành ý chí và tính cách, bồi dưỡng cho các em năng lực hoạt động tập thể, biết thống nhất với nhau cùng nỗ lực để giải quyết một nhiệm vụ nào đó. - Trò chơi giúp học sinh thay đổi động hình, tăng cường khả năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Vũ Thị Hiệp - K32A - Giáo dục Tiểu học 11 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thí nghiệm những chuẩn mực hành vi, tinh thần trách nhiệm, khả năng ứng xử trong cuộc sống. Cũng trong chính trò chơi học tập trẻ học được cách đánh giá và tự đánh giá về kết quả đã đạt được. Như vậy: Trò chơi học tập vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức tổ chức dạy học cho trẻ. Trò chơi là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lí. Trẻ không chỉ học trong lúc học mà còn học cả trong lúc chơi. Trẻ em học cách tổ chức, học nghiên cứu cuộc sống “Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc…” (N.K.Crupxkaia) [3, Tr75]. Đánh giá cao vai trò của hoạt động chơi đối với trẻ em, nhà giáo dục nổi tiếng A.X.Macarenco viết “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em, có một ý nghĩa giống như ý nghĩa của hoạt động, công tác và sự phục vụ của người lớn vậy. Trong khi chơi trẻ như thế nào thì sau này, khi lớn lên, trong công tác, phần lớn trẻ sẽ như thế ấy. Do đó, việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ trò chơi.” [3, Tr76]. Văn hào lỗi lạc Nga Macxim Goorki cũng đã nói: “Chơi là con đường dẫn trẻ nhận thức được cái thế giới mà các em được sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh cải tạo”. 1.2.3.4. Những tiền đề quan trọng để thực hiện tốt hoạt động trò chơi học tập cho học sinh Tiểu học 1.2.3.4.1. Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy học nói riêng “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [5, Tr8]. Vũ Thị Hiệp - K32A - Giáo dục Tiểu học 12 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trên cơ sở nắm vững mục tiêu giáo dục Tiểu học, người giáo viên sẽ lựa chọn, sử dụng trò chơi trong từng hoạt động để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra nhằm phát triển toàn diện nhân cách, đạo đức, trí tuệ cho học sinh. Ngoài ra, trò chơi còn có ý nghĩa trong việc phát triển các kĩ năng ban đầu, đó là: - Những kĩ năng thuộc hành vi giao tiếp đối với mọi người xung quanh, trong gia đình, nhà trường và nơi công cộng. - Những kĩ năng học tập đơn giản. - Một số kĩ năng hoạt động hợp tác nhóm. 1.2.3.4.2. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học - Trẻ em đến trường là thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc sống và sự phát triển tâm lí của trẻ em. Với hoạt động học là chủ đạo các em được thực hiện một cách tự giác, có tổ chức từ phía nhà trường, gia đình và xã hội với hoạt động phong phú, đa dạng. Nhờ đó trình độ nhận thức, năng lực trí tuệ, tư duy cùng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh được phát triển dần. - Học sinh tiểu học luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ, nhưng lại chóng chán. Đối với trẻ, trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu khám phá. - Do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về chức năng sinh lí nên các em thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ và dễ mệt mỏi. - Các em dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản. Khi được khích lệ các em dễ hưng phấn, xuất hiện những biểu hiện nhiệt tình, say sưa, dễ cười, dễ khóc. Khi gặp thất bại, rủi ro các em dễ bị kích động dẫn đến chán nản, bi quan, mất lòng tin và dễ có hành động xốc nổi: dỗi, buồn, khóc… Đây là một trong những đặc điểm cần lưu ý khi tiến hành hoạt động vui chơi. - Học sinh Tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính nên thường không bền vững. Ở đầu cấp Tiểu học, nhận thức cảm tính là chủ Vũ Thị Hiệp - K32A - Giáo dục Tiểu học 13 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 yếu, nhận thức lí tính chưa phát triển, tư duy trực quan chiếm ưu thế nên những lời khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu sinh động sẽ khó gây cảm xúc ở trẻ. Mỗi giáo viên cần hiểu và nắm vững các đặc điểm tâm sinh lí nói trên của học sinh Tiểu học. Bởi nó được coi là cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức trò chơi, là nhân tố đảm bảo thành công của việc sử dụng phương pháp trò chơi. 1.2.3.5. Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi 1.2.3.5.1. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi - Đảm bảo tính giáo dục. - Đảm bảo phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh tiểu học, không quá khó hoặc quá đơn giản. - Mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu bài học hoặc một phần của chương trình. - Đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học và phù hợp với quỹ thời gian. - Hình thức chơi đa dạng, giúp học sinh thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, phối hợp hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. - Luật chơi đơn giản, dễ thực hiện, cần đưa ra cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hợp tác. 1.2.3.5.2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi - Nguyên tắc 1: Đảm bảo cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách tổ chức trò chơi. Trò chơi phải có tác dụng định hướng đối với toàn bộ quá trình dạy học và trò chơi phải nhằm đáp ứng yêu cầu, mục đích của bài học. Vì vậy trước khi chơi, giáo viên cần giải thích rõ ràng và đầy đủ những yêu cầu cần đạt, nội dung và cách thực hiện trò chơi. Nếu không các em sẽ tiến hành trò chơi một cách tự phát, tùy tiện và sẽ không thu được kết quả dạy học như mong muốn. Vũ Thị Hiệp - K32A - Giáo dục Tiểu học 14 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Nguyên tắc 2: Đảm bảo phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức trò chơi. Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như hoạt động giáo dục mà điều quan trọng hơn các em chính là chủ thể nhận thức, chủ thể giáo dục. Vì vậy, trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên cần lựa chọn cách tổ chức trò chơi với mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao như sau: + Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi. + Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi còn học sinh thì tự tổ chức trò chơi. Đối với nhà sư phạm, cách tốt nhất là vận dụng linh hoạt các hình thức trên, tuyệt đối không nên cường điệu hóa một mức độ cụ thể nào. Vì sự cường điệu hóa này tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả không tốt. Nếu cường điệu hóa mức độ đầu tiên thì giáo viên sẽ đẩy học sinh vào thế bị động. Nếu cường điệu hóa mức độ cuối cùng thì có thể dẫn đến tình trạng quá sức và trò chơi sẽ không mang lại hiệu quả. - Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi một cách tự nhiên không gò bó, gò ép. Khi tổ chức trò chơi, đặc biệt là trò chơi sắm vai cần hướng dẫn để các em tham gia một cách tự nhiên không gò bó, gượng gạo và như vậy các em sẽ nhập vai thành công. Khi đó các em sẽ vui chơi một cách thoải mái, thực hiện được các mục tiêu đặt ra. - Nguyên tắc 4: Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lí. Ở học sinh tiểu học, hứng thú và khả năng chú ý có chủ định chưa bền vững, do đó không nên tổ chức một trò chơi quá dài, quá lâu. Nhà sư phạm cần căn cứ vào yêu cầu dạy học của từng thời điểm và đặc điểm tâm lí học sinh mà lựa chọn một số trò chơi thích hợp, có thể luân phiên nhau giúp cho Vũ Thị Hiệp - K32A - Giáo dục Tiểu học 15 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 học sinh chuyển hướng chú ý và hứng thú một cách hợp lí nhằm phục vụ cho những yêu cầu, mục tiêu dạy học đã đặt ra. - Nguyên tắc 5: Đảm bảo trò chơi với tinh thần “thi đua” đồng đội. Trong khi tổ chức trò chơi có tinh thần đồng đội, giáo viên cần quan tâm đến “yếu tố thi đua”, cần có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cá nhân cũng như thành tích của đồng đội, để kích thích tính thi đua, phấn đấu của học sinh. Những nguyên tắc này có liên quan mật thiết với nhau, có tác dụng chỉ đạo việc lựa chọn và thực hiện những trò chơi trong tiết học theo một quy trình nhất định. 1.2.3.6. Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập Trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học” tác giả Hà Nhật Thăng đưa ra qui trình tổ chức trò chơi học tập gồm 4 giai đoạn và chia thành 10 bước như sau: a) Giai đoạn 1: Lựa chọn trò chơi - Bước 1: Đưa ra mục tiêu của bài học, phân tích xem cần phải rèn luyện kĩ năng nào? - Bước 2: Lựa chọn trò chơi, phân tích xem trò chơi đó sẽ rèn luyện được những gì? - Bước 3: Đối chiếu trò chơi lựa chọn với mục tiêu cần đạt tới xem có phù hợp không, có đem lại hiệu quả cao không. Nếu không phù hợp thì quay lại bước 2, chọn thử trò chơi khác và tiến hành theo các bước đã định. b) Giai đoạn 2: Chuẩn bị trò chơi - Bước 4: Thiết kế giáo án trò chơi: + Tên trò chơi. + Mục đích đặt ra cho học sinh chơi (qua trò chơi cần đạt được những yêu cầu nào về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi). Vũ Thị Hiệp - K32A - Giáo dục Tiểu học 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét