Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Một số giai pháp nhằm nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD Trần Thị Hoa Lý Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.1 Một số lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1.1 Kinh tế thị trường Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của phương thức sản xuất xã hội. Nhưng bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết 3 vấn đến cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giải quyết những vấn đề này có hai kiểu tổ chức kinh tế - xã hội đó là : Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa. - Kinh tế tự nhiên là hình thức kinh tế đầu tiên của xã hội loài người. Kinh tế tự nhiên là nền kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của con người sản xuất trong một đơn vị kinh tế nhất định. Người sản xuất quyết định số lượng, chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của mình, gắn với điều kiện kinh tế tự nhiên và phong phú tập quán cổ truyền. Trình độ phân công lao động, công cụ lao động, phương thức tổ chức sản xuất còn thấp và giản đơn. Sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, khép kín theo từng vùng từng địa phương, lãnh thổ. Trong các xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến chủ yếu là nền kinh tế tự nhiên. - Kinh tế hàng hóa ra đời từ rất sớm, vào thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và đã từng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Kinh tế hàng hóa ra đời từ nền kinh tế tự nhiên trên cơ sở phát triển của phân công lao động và sự tách biệt về kinh tế của những người sản xuất. Hình thức đầu tiên của nó là nền kinh tế hàng hóa giản đơn. Đó là kiểu sản xuất do những người Nguyễn Thị Hiền 5 K35 GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD Trần Thị Hoa Lý nông dân, thợ thủ công tiến hành dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức lao động của chính bản thân người sản xuất, họ trực tiếp trao đổi sản phẩm với nhau trên thị trường. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ được phát triển mạnh nhất là trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến quá độ sang tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, đó cũng là quá trình chuyển từ nền kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa là hình thức sản xuất hàng hóa cao nhất, phổ biến nhất trong lịch sử dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao động. Hay nói cách khác, đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa TBCN là dựa trên cơ sở chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Nền kinh tế hàng hóa TBCN đã trải qua hai giai đoạn: Kinh tế thị trường tự do (cổ điển) và kinh tế thị trường hỗn hợp (hiện đại). - Kinh tế thị trường ra đời trên cơ sở sản xuất hàng hóa. Nhưng chúng ta không thể đồng nhất kinh tế thị trường với sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Khi nói sản xuất hàng hóa TBCN là muốn nhấn mạnh mặt xã hội của sản xuất, tính chất của nền sản xuất, còn nói đến kinh tế thị trường là muốn nhấn mạnh mặt tự nhiên của sản xuất dựa trên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay khi kinh tế hàng hóa đã phát triển và phổ biến trên phạm vi toàn cầu thì sản xuất hàng hóa tiếp tục tồn tại, phát triển dưới chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa là dựa trên cơ sở người lao động làm chủ xã hội về tư liệu sản xuất, thực hiện tổ chức và quản lý nền sản xuất thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa – Nhà nước của dân, do dân, vì dân nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không dựa trên cơ sở người bóc lột người. Mục tiêu của phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội và văn minh. Như vậy Nguyễn Thị Hiền 6 K35 GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD Trần Thị Hoa Lý sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã xây dựng. Tóm lại kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Nó khác với kinh tế tự nhiên ở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội và cách thức tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm biểu hiện qua thị trường, qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì, cần có những dịch vụ nào đều phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều phải thông qua thị trường hay kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động theo quy luật cung – cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nền kinh tế thị trường thực chất là nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý. Do vậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hóa để cho phép thỏa mãn nhu cầu ở mức tối đa. Kinh tế thị trường cũng có những ưu điểm và khuyết tật cần được khắc phục, cụ thể:  Ưu điểm của nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, luôn tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại để phát triển không ngừng. - Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả. Nguyễn Thị Hiền 7 K35 GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD Trần Thị Hoa Lý - Kinh tế thị trường tạo ta môi trường kinh doanh tự do dân chủ trong kinh tế bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. - Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế đảm bảo có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, dư thừa và phong phú hàng hóa. Dịch vụ được mở rộng và coi như là hàng hóa. Thị trường năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng công nghệ. Ngoài những ưu điểm trên kinh tế thị trường còn tồn tại một số khuyết tật sau:  Khuyết tật của nền kinh tế thị trường: - Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những yêu cầu cơ bản của xã hội. - Kinh tế thị trường đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “ hàng hóa công cộng” ( đường xá, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục…). - Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế - xã hội không được đảm bảo. - Một nền kinh tế tự do thuần túy điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm khủng hoảng kinh tế có chu kỳ và thất nghiệp. - Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt, bất công trong xã hội nảy sinh, tệ nạn xã hội…  Do tính tự phát vốn có của kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước Nguyễn Thị Hiền 8 K35 GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD Trần Thị Hoa Lý mới có thể kiềm chế tính tự phát của nền kinh tế thị trường đồng thời kích thích đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa dưới hình thức thương mại. 1.1.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam một mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường: Một là, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Ba là, nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Bốn là, nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế. Mặt khác kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có một số điểm khác so với kinh tế thị trường: * Về bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra chủ trương cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế, khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo coi đây là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược góp phần giải phóng mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất. Hội nghị Trung ương 6 khóa VI phát triển thêm một bước đề ra chính sách phát triển kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Thị Hiền 9 K35 GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD Trần Thị Hoa Lý Đến Đại hội VII Đảng ta tiếp tục nói rõ hơn chủ trương này, càng khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cương lĩnh của Đảng đã khẳng định: Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhưng lúc đó mới nói đến kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường chứ chưa nói đến thuật ngữ “Kinh tế thị trường”. Sau 10 năm đổi mới, Đại hội VIII Đảng ta khẳng định: Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu văn minh của nhân loại. Nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [7, Tr.86]. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn được Đảng khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: “ Để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [8, Tr.69]. Nguyễn Thị Hiền 10 K35 GDCD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét