Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại ở việt nam hiện nay

Khoa: Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 1.1. Kinh tế đối ngoại và cơ sở khách quan của việc hình thành, phát triển kinh tế đối ngoại Quan hệ kinh tế quốc tế đã xuất hiện rất sớm. Lịch sử đã ghi nhận "con đường tơ lụa" - là con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á, nối liền châu Á với châu Âu; được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại (khoảng thế kỷ 2 TCN), là cầu nối giữa hai nền văn minh Đông - Tây. Trong lịch sử các thương gia Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu, v.v.. đến Ba Tư và La Mã trao đổi lấy vàng, đồng thời doanh nhân ở những vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa trao đổi hàng hoá - đó chính là thương mại quốc tế, một hình thức chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế tồn tại cho đến ngày nay. Thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho các nước tham gia nhờ mỗi quốc gia có những lợi thế riêng do điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, trình độ chuyên môn hoá lao động, v.v.. khác nhau quy định. Sau này, các nhà kinh tế học đã khái quát lại thành lý thuyết lợi thế: lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Ađam Smith và lợi thế so sánh của David Ricardo. Theo Ađam Smith: lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí sản xuất để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất ra sản phẩm có chi phí cao hơn có thể nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn. Còn lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo: một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hoá. Đó là cở sở lý thuyết cho sự lựa chọn thương mại quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trước đây quan hệ kinh tế không thể phát Đỗ Thị Nhài 11 Lớp: K34 GDCD - GDQP Khoa: Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp triển mạnh mẽ, nhanh chóng như ngày nay do những điều kiện cần thiết cho mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế như phương tiện GTVT, TTLL, thị trường, v.v.. chưa phát triển cao. Trái lại, trong thời đại ngày nay, quan hệ kinh tế quốc tế (khi xem xét ở dưới góc độ khác gọi là quan hệ kinh tế đối ngoại) phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, trở thành một xu thế tất yếu mà không một quốc gia nào có thể nằm ngoài nó. Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế thế giới tạo ra nhiều thời cơ cũng như thách thức lớn với mỗi quốc gia. Các quốc gia có thể phát triển nhanh hơn nếu biết nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, còn nếu không sẽ bị tụt hậu xa hơn so với khu vực và thế giới. Do vậy, các quốc gia phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Vậy, "Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể của các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiên dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triên trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế" [1, 415]. Như vậy, kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế mà chủ thể của nó là một quốc gia quan hệ với bên ngoài - với nước khác hoặc với tổ chức kinh tế quốc tế nhằm hợp tác cả về kinh tế, khoa học, kĩ thuật, công nghệ giúp nền kinh tế trong nước phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 1.2. Tính tất yếu phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại ở Việt Nam hiện nay 1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế - xu thế tất yếu của thời đại 1.2.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang đưa loài người vào thời đại kinh tế tri thức Thế kỷ XXI, cuộc cách mạng KHCN hiện đại phát triển theo chiều sâu, Đỗ Thị Nhài 12 Lớp: K34 GDCD - GDQP Khoa: Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp tác động sâu rộng hơn nữa đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới đặc biệt là cách mạng về máy tính và cách mạng sinh học. Những thành tựu KHCN mới đặc biệt là công nghệ gen, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin sẽ làm cho KHCN ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế thế giới. CSVC kỹ thuật của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia công nghiệp phát triển đã có những thay đổi lớn về chất, nền sản xuất đạt được năng suất lao động cao chưa từng thấy, tạo ra một khối lượng của cải khổng lồ với hàm lượng tri thức cao. KHCN đã góp phần tới 50 - 60% vào tăng trưởng kinh tế, trong đó 3/5 là do tăng năng suất lao động trên cơ sở những thành tựu của KHCN. Sự đóng góp này làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; tỷ trọng của các ngành công nghệ cao - lấy công nghệ thông tin làm chính - trong các nền kinh tế tăng lên nhanh chóng góp phần đưa nền kinh tế thế giới chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu việc làm và trí thức hoá lực lượng lao động. Sự phát triển của KHCN và nền kinh tế tri thức đã thúc đẩy nền sản xuất, thương mại thế giới phát triển. Trong Báo cáo Chính trị của Đại hội IX (4/2001) Đảng ta đã đánh giá tình hình thế giới lúc này có đặc điểm: "Cuộc cách mạng KHCN, nhất là công nghệ thông tin vốn đã rất phát triển ở thế kỷ XX, vẫn tiếp tục phát triển ở thế kỷ XXI, dần đưa loài người bước vào nền văn minh trí tuệ với 2 đặc trưng: xã hội thông tin và kinh tế tri thức". Điều này đòi hỏi phải có chính sách đầu tư đúng đắn cho KHCN, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam thì vai trò của cách mạng KHCN là nhân tố quyết định tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1.2.1.2. Xu hướng chung của thời đại ngày nay là xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa gắn với tự do hoá thương mại nền kinh tế thế giới Đảng ta đã nhận định "TCH mà nhất là TCH kinh tế là một xu thế khách Đỗ Thị Nhài 13 Lớp: K34 GDCD - GDQP Khoa: Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia". Với xu hướng này đầu tư, liên kết kinh tế quốc tế gia tăng mạnh mẽ, tự do hoá thương mại tiếp tục được đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài ngày càng được mở rộng, sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia (TNCs), công ty đa quốc gia (MNCs) và hệ thống tài chính - tiền tệ thế giới, đặc biệt là sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1995 đã cuốn nền kinh tế thế giới vào dòng chảy chung. Tính đến năm 2005, trên thế giới đã có 312 hiệp định mậu dịch song phương, khu vực được ký kết và được thông báo đến tổ chức WTO. Nhận thức được tình hình đó, nhiều nước kể cả các nước trước đây vẫn thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch nghiêm ngặt đã tiến hành cải cách kinh tế mở cửa với bên ngoài, tham gia vào quá trình TCH. Nhờ đó, kinh tế các nước này liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Trung Quốc và Ấn Độ đang nổi lên thành một trung tâm kinh tế cùng với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, khu vực Đông Á và Đông Nam Á tiếp tục phát triển năng động. TCH kinh tế được biểu hiện rõ nét ở chỗ: - Một là, sự phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, giữa các khu vực phát triển ngày càng sâu rộng, bao quát nhiều lĩnh vực với tốc độ nhanh. Ngày nay, nhiều sản phẩm do nhiều quốc gia cùng sản xuất. Ví dụ, sản xuất máy bay Boing có tới 650 công ty trên thế giới đặt ở 30 quốc gia tham gia, có nước chuyên về gia công, có nước chuyên về lắp ráp, mỗi nước chỉ tham gia sản xuất một hay một vài chi tiết của nó. - Hai là, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng tăng. Sự chuyên môn hoá, hiệp tác hoá sản xuất làm cho các nước phụ thuộc nhau về nhiều mặt: nguyên liệu, kỹ thuật, công nghệ, vốn, lao động, thị trường, v.v.. mỗi quốc gia đều cố gắng khai thác tốt những thế mạnh của mình. - Ba là, hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất quốc tế, chi phí sản xuất quốc tế và giá cả quốc tế. Để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại các quốc gia khi xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất như đường giao thông, sân bay, bến cảng, Đỗ Thị Nhài 14 Lớp: K34 GDCD - GDQP Khoa: Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp kho bãi, hệ thống TTLL, v.v.. đều dựa theo tiêu chuẩn quốc tế. TCH kinh tế còn biểu hiện ở sự hình thành giá cả quốc tế. Sự hình thành giá cả quốc tế giúp cho các quốc gia tìm ra lợi thế của mình, tập trung vào sản xuất những sản phẩm có thế mạnh XK và mua những sản phẩm mà nước mình chưa sản xuất hay chất lượng chưa cao. Trong nền kinh tế TCH diễn ra mạnh mẽ các quốc gia trên thế giới ngày càng có xu hướng lựa chọn chiến lược kinh tế phát triển bền vững, TCH vừa tạo cơ hội vừa tạo ra những thách thức lớn, vì thế, phát triển kinh tế bền vững sẽ là lựa chọn của nhiều quốc gia đặt ra yêu cầu cho các nước là phải sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Muốn vậy, các quốc gia cần phải biết nắm bắt những cơ hội và bước qua những thách thức để phát triển đất nước bằng việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tham gia rộng hơn và sâu sắc hơn vào phân công lao động quốc tế. 1.2.1.3. Xu hướng hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế chính của thời đại Năm 1991, Chiến tranh lạnh kết thúc, sự sụp đổ của hệ thống XHCN trên thế giới đã chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống kinh tế xã hội. Thế giới chuyển từ hai cực sang đa cực, chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại, mở ra thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu bằng việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương. Các nước nhất là những nước đang phát triển mở rộng kinh tế đối ngoại, tiến hành hội nhập với nền kinh tế thế giới. Xu hướng hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chính của thời đại. Đây là một đặc trưng quan trọng vì nếu chiến tranh thế giới vẫn diễn ra, các nước vẫn đối đầu nhau thì sẽ không có sự hợp tác hội nhập giữa các nước. Các quốc gia nói chung cho đến nay đã chấp nhận toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy đã tham gia vào các tổ chức IMF, WB và WTO, cùng các tổ chức kinh tế khu vực. Ngoài ra, các vấn đề toàn cầu như: ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, Đỗ Thị Nhài 15 Lớp: K34 GDCD - GDQP Khoa: Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng hoảng kinh tế - xã hội, v.v.. đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác giải quyết nhằm xây dựng một thế giới hoà bình, ổn định phát triển. Từ sau Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức về xu hướng của thế giới hiện nay đó là "tình hình thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp. Cách mạng KHCN và TCH diễn ra mạnh mẽ; hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn" [9, 163]. Do vậy, để phát triển kinh tế đất nước chúng ta phải không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 1.2.2. Những tiền đề, cơ sở cho Việt Nam mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén đã tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực: đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách nền hành chính quốc gia. Nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại đó là: - Thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, đường bờ biển dài 3260 km, có các cảng nước sâu như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Cam Ranh, cảng Sài gòn, v.v.. là điều kiện phát triển du lịch biển, thuỷ hải sản, giao lưu buôn bán với quốc tế. Việt Nam nằm trong đầu mối của tuyến giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường biển, đường không nối Đông Bắc Á với Đông Nam Á, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương là vị trí địa lý thuận lợi cho ta hội nhập. Nước ta trở thành trạm trung chuyển của quốc tế, là cửa ngõ để đi vào châu Á. Do vậy, chúng ta có thể phát triển nhiều thương cảng lớn, hàng hoá nước ta khi xuất khẩu đi các nước được thuận lợi. Việt Nam lại nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt Đỗ Thị Nhài 16 Lớp: K34 GDCD - GDQP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét