Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Nghiên cứu hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy các bài kỹ thuật trong chương trình giáo dục quốc phòng an ninh, lớp 11

Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục quốc phòng (GDQP) toàn dân, GDQP cho học sinh, sinh viên là một bộ phận của nền giáo dục quốc gia. GDQP cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Môn học GDQP được các văn bản của Chính phủ, Nhà nước quy định là môn học chính khoá trong hệ thống các nhà trường. Thông qua môn học góp phần giáo dục nhân cách, trang bị kiến thức, tri thức cho học sinh có kiến thức quốc phòng an ninh sẵn sàng đáp ứng và thực hiện nhiệm vụ chiến lược: “Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Để nâng cao chất lượng môn học GDQP-AN có nhiều biện pháp, đối với nội dung của bài kỹ thuật để các em học sinh có thể hiểu được tầm quan trọng, tính năng, tác dụng và kỹ năng thực hành các loại vũ khí, đòi hỏi giáo viên phải có sự đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy và học phù hợp. Nâng cao chất lượng dạy - học tốt nội dung bài kỹ thuật chương trình GDQP-AN, lớp 11 là một hướng nghiên cứu, phát triển rất quan trọng, đi sâu nghiên cứu nội dung với mục đích tìm ra biện pháp khắc phục những yếu điểm còn tồn tại. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của ngành thì công tác GDQP yêu cầu phải được đổi mới. Vấn đề đặt ra phải làm thế nào để đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy bài kỹ thuật trong chương trình GDQP-AN lớp 11. Xuất phát từ lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy bài kỹ thuật trong chương trình GDQP-AN, lớp 11”, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 11 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giảng dạy các bài kỹ thuật trong chương trình GDQP - AN lớp 11, từ đó tìm ra những biện pháp để nghiên cứu hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy, để góp phần nâng cao chất lượng dạy- học nội dung bài kỹ thuật trong trường THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học môn GDQP-AN. Nghiên cứu thực trạng quá trình giảng dạy- học của các trường THPT Xuân Hoà, THPT Phúc Yên, THPT Mê Linh về hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy bài kỹ thuật trong chương trình GDQP lớp 11. 4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn * ý nghĩa khoa học Nghiên cứu hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy bài kỹ thuật trong chương trình GDQP-AN, lớp 11 có ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và thiết bị hiện đại vào dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP-AN. * ý nghĩa thực tiễn Đề tài bảo vệ thành công sẽ được các trường THPT, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp ứng dụng hình thức tổ chức và phương pháp vào giảng dạy các bài kỹ thuật. 12 Nội dung Chương 1 Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp giảng dạy Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ “Giáo dục nước ta còn nhiều mặt yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là chất lượng ít hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN”. Vì vậy, “...phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học, phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Trong báo cáo Ban Chấp hành TW tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề”. 1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay 1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới Hiện nay, trên thế giới có một số xu hướng như sau: Chuyển từ mô hình truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều. 13 Chuyển từ quan điểm phương pháp dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” sang quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”. Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học, tự đánh giá. Học không chỉ để nắm kiến thức mà cả phương pháp giành lấy kiến thức. Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong đó hướng ứng dụng CNTT trong dạy học là phổ biến hơn cả. Từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, việc sử dụng CNTT để công nghệ hoá quá trình dạy học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Khu vực châu á - Thái Bình Dương đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các phần mềm phục vụ cho việc dạy các môn học. Tổ chức NSCV (National softuare cos dination Unit) được thành lập cung cấp chương trình giáo dục máy tính cho trường trung học. Một số nước phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Australia... mọi trẻ em đến trường đều được cung cấp các kiến thức cơ bản về tin học, mạng Internet trở thành hoạt động thông trường. Học sinh ở các nước này nếu không biết sử dụng máy tính thì bị coi như “mù chữ” bởi vì mọi hoạt động đều liên quan đến máy vi tính. ở ấn Độ, tổ chức NCERT (Nationa Council of Education Reseach and Trainincs). ở New Deli đã thực hiện đề án CLASS (Computer Lieraaj and stadies in Schcol). Đề án xem xét việc sử dụng máy tính khai thác các phần mềm trợ giúp việc dạy học. 14 ở Nhật Bản máy tính và các phần mềm được dùng làm công cụ để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng tiếp thu bài mới và giải quyết vấn đề đặt ra trong tiết học. Nhật Bản đã khẳng định việc xây dựng và khai thác các phần mềm để dạy học, đặc biệt trong nhà trường phổ thông đã kích thích tốt hứng thú học tập của học sinh. 1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy ở nước ta Hoà cùng sự phát triển của thời đại, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta gắn liền với những xu hướng chung của thế giới. Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cả chất và lượng, yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần tạo những chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Chú trọng nâng cao kiến thức tin học cho học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương đưa CNTT vào nhà trường với việc dạy học, quản lí và dạy học các bộ môn. Bộ môn đã thành lập trung tâm CNTT để nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện đổi mới phương pháp và công nghệ dạy học ở các bậc học. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước (2000 - 2020), sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên con đường tiến vào kỷ nguyên tri thức bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Cùng với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá sự phát triển công nghệ thông tin. Một số trường THPT đã sử dụng CNTT là phương tiện phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học. ứng dụng CNTT trong giảng dạy ba bài kỹ thuật là bước chuyển biến cơ bản trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học GDQP. Bài giảng trở nên sinh động hơn, cấu tạo, chuyển động của các loại vũ 15 khí được thể hiện một cách sinh động bằng từ ngữ, hình ảnh thậm chí là cả âm thanh. Sự hấp dẫn của bài giảng lôi cuốn người học, kích thích chủ động, sáng tạo lòng say mê học tập của học sinh. 1.3. Một số khái niệm hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy 1.3.1. Hình thức tổ chức giảng dạy Hình thức tổ chức giảng dạy bài kỹ thuật là xác định đơn vị để giảng dạy lý thuyết và thực hành một cách hệ thống, trình tự, thống nhất, khoa học phù hợp với từng nội dung bài kỹ thuật và đối tượng giảng dạy, bảo đảm cho học sinh nắm chắc nội dung bài kỹ thuật, rèn luyện sử dụng thành thạo các tư thế, yếu lĩnh, động tác kỹ thuật, nâng cao chất lượng giảng dạy. 1.3.2. Phương pháp giảng dạy Phương pháp giảng dạy các bài kỹ thuật là cách thức, biện pháp tiến hành của giáo viên, nhằm truyền đạt cho học sinh lĩnh hội, tiếp thu, thực hành có hiệu quả những nội dung của các bài kỹ thuật. 1.3.3. Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy là xác định đơn vị, tập thể để lên lớp nhằm giới thiệu cho học sinh học tập đạt kết quả cao nhất. Thông qua hình thức giảng dạy, truyền thụ, củng cố tri thức, vừa rèn luyện cho học sinh các kỹ năng vận dụng vào thực tế, phát triển tư duy lôgic, khả năng chủ động độc lập, sáng tạo trong học tập. 1.4. Sự cần thiết của việc đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN chương trình lớp 11 1.4.1. Đổi mới hình thức tổ chức Hình thức tổ chức GDQP có tác động trực tiếp đến kết quả học tập. Tổ chức lớp học ít hay nhiều theo từng cấp biên chế hoặc tổ chức lớp học trên lớp hay ngoài thao trường (bãi tập) là công việc đòi hỏi các nhà tổ chức, quản lí, giáo viên, phải tính toán và phải căn cứ vào điều kiện cho phép để quyết 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét