Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Đồng dao và vai trò của nó đối với sự hình thành các tập tính ban đầu của trẻ mầm non

1.2.1.2. Kết cấu của đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát trẻ em chơi. Nhìn chung đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát, trẻ em chơi có kết cấu phong phú đa dạng, đơn giản, tự nhiên, vần vè nhằm mục đích vui chơi là chính và phần nào cảm nhận theo tư tưởng của trẻ. Kết cấu Dắt dây từ vật này chuyển sang vật khác, từ chuyện này chuyển sang chuyện khác, liên kết với nhau bằng vần của ngôn ngữ Cốc cốc keng keng/ Mụ sên đi chợ/ Mụ rổ ở nhà/ Bắt gà làm thịt… rồi nói chuyện Con ruồi có cánh, đòn gánh có mấu/ Con sấu có tai … tiếp theo là Chuyện bánh trưng, rá mót, hàng trầu, hàng cau … cuối cùng là Hàng hương, hàng hoa/ Là hàng ông Bẩn… Kết cấu Xâu chuỗi kết các sự vật, hay sự kiện cùng loại với nhau, có liên kết nhưng lỏng lẻo, tiện đâu xâu đấy ta thường bắt gặp vè hoa trái, cá, bánh, chim … Thấy nắng hay phơi là con diệc mốc/ Lăn theo mấy gốc là chim thằng chài/ Lông lá thật dài là con chim phướn/ Rảnh cả bốn huớng là con bồ câu … Kết cấu đối đáp mà nôm na là hỏi và trả lời thường gặp trong đồng dao trẻ em hát trong lúc chơi trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây, Xỉa cá mè … Kết cấu xuôi ngược có hai chiều nói xuôi và nói ngược được liên kết bằng một nguyên nhân để chuyển nội dung xuôi thành nội dung ngược Buổi sáng ngủ dậy/ Bắt một con còng/ Đem biếu ông/ ông cho quả thị/ Đem biếu chị / Chị cho bánh khô/ Đem biếu cô/ Cô cho bánh ú/ Đem biếu chú/ Chú cho buồng cau… Thế rồi Nay chú thím giận nhau do đó Trả buồng cau cho chú/ Trả bánh ú cho cô/ Trả bánh khô cho chị/Trả quả thị cho ông và bắt con công về nhà… như vậy kết cấu xuôi và ngược ở đây là cho và nhận cho gì trả nấy theo trình tự, đúng vật đúng người. 11 Kết cấu vòng tròn, kết cấu nói ngược ta cũng thường gặp trong đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em chơi tạo hứng thú cho trẻ vừa chơi, vừa hát, trẻ có thể chơi thường xuyên, liên tục phù hợp với tâm lý của trẻ. Kết cấu đơn giản tự nhiên là điển hình nổi bật của chùm đồng dao Gọi nghé đơn giản và tự nhiên như công việc mà trẻ em thôn quê nước ta thường chia sẻ với cha mẹ, đơn giản và tự nhiên như tình cảm của các em đối với con bê, con nghé vui tươi, hóm hỉnh chạy theo bò mẹ, trâu mẹ … kết cấu đơn giản của lời gọi nghé thể hiện nhiều quan hệ giữa nghé với trâu mẹ như phải biết nghe lời mẹ, không đi chơi xa … từ đó giúp trẻ lĩnh hội. 1.2.2. Đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em 1.2.2.1. Ngôn ngữ đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em Điều đầu tiên cần khẳng định lời hát ru, lời ca dao là sáng tác của người lớn sáng tạo. Như đã nói ở trên, nội dung và nghệ thuật lời của hát ru và ca dao cho trẻ em không có ranh giới rõ ràng, có chăng chỉ có ở một số lời hát ru được bắt đầu bằng Ru hỡi hời ru hoặc Ru con con ngủ… được xem như tín hiệu của hát ru mà thôi, còn khi ru em, ru con, người chị, người mẹ có thể hát những bài ca dao với giai điệu uyển chuyển để ru con, ru em. Đối với trẻ em, ngôn ngữ hát ru và ngôn ngữ ca dao cho trẻ em có thể tìm hiểu trong hai thời kỳ phát triển tâm sinh lý cho trẻ em: Thời kỳ tuổi thơ và thời kỳ tuổi nhỏ. Ngôn ngữ lời hát ru ca dao cho trẻ em thời kỳ tuổi thơ : Theo kết quả nghiên cứu của ngành tâm lý học trẻ thơ thì giai đoạn này chính là hình thái khởi đầu của việc trẻ tìm hiểu ngôn ngữ. Như vậy ta có thể khẳng định lời hát ru rất ích lợi đối với trẻ trước hết là phần nhạc điệu và ngữ âm của lời hát ru. Cùng với tình cảm thân thương của mẹ vừa bế vừa ru, vừa hát tuy trẻ không biết gì về ngữ nghĩa của lời ru nhưng đó là những lời vô nghĩa êm dịu gây ấn tượng sâu sắc đối với thính giác và thần kinh của trẻ. Những âm thanh nhịp 12 điệu cùng với tình cảm của mẹ, hình ảnh ngôn ngữ của lời ru tác động tích cực tới trẻ làm cho trẻ phát triển nhiều mặt về tâm lý, chuẩn bị tốt cho trẻ cùng năm tháng, tiếp cận thời kỳ tuổi thơ với dấu mốc quan trọng là làm chủ được ngôn ngữ, như vậy ở thời kỳ này giá trị thực tiễn của hát ru trước hết là ngữ âm, là âm nhạc đi cùng lời hát ru hơn là ngữ nghĩa của ngôn ngữ lời hát ru. Ngôn ngữ lời hát ru, ca dao cho trẻ em thời kì tuổi thơ hay tuổi thiếu nhi bắt đầu từ giai đoạn trẻ từ 3 tuổi đến 15 tuổi. Thời kỳ này trẻ em tiếp xúc với đồng dao nhiệt tình hơn là tiếp xúc với hát ru và ca dao cho trẻ em vì đồng dao cho trẻ em và đồng dao trẻ em hát trẻ em chơi là sáng tác của chính các em, nó phù hợp với nhu cầu ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này. Ngôn ngữ lời hát ru và ca dao cho trẻ em giản dị nhưng không mộc mạc, kết hợp ngôn ngữ đời thường với ngôn ngữ thi ca, có thể là ngôn ngữ gần gũi với trẻ: Em tôi buồn ngủ buồn nghê/ Buồn ăn cơm nếp, cháo khê, thịt gà/… Cũng có thể là ngôn ngữ giầu chất thơ Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng… Ngôn ngữ lời hát ru và ca dao cho trẻ em sinh động, gợi cảm, miêu tả bằng nhiều biện pháp tu từ của tiếng việt. Nhiễu điều phủ lấy giá gương /Người trong một nước thì thương nhau cùng… Lời hát ru ca dao cho trẻ thường mang sắc thái địa phương. Tên các địa phương, danh lam thắng cảnh, sản vật địa phương Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông chấn vũ canh gà thọ xương…ai về Tuy Phước ăn nem ghé qua Hưng Thịnh mà xem Tháp Chàm. Như vậy ngôn ngữ lời hát ru và ca dao cho trẻ em bằng tiếng nói của dân tộc có thể là nhân tố quan trọng nhất, có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách trẻ. 13 1.2.2.2. Kết cấu của đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em Hát ru và ca dao cho trẻ là ca dao có màu sắc trữ tình, tình cảm mà người chị người mẹ, người lớn truyền sang cho trẻ là tình mẫu tử về lòng yêu nuớc thương nòi, về quan hệ đạo đức truyền thống. Trong hát ru và ca dao cho trẻ ít thấy lối kết đối đáp, kết cấu phổ biến là Kết cấu kể chuyện Cái ngủ mày ngủ cho lâu/ Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về/ Bắt được con trắm con trê/ Lôi cổ nó về cho cái ngủ ăn. Trong ca dao cho trẻ em kết cấu kể chuyện gắn liền với miêu tả, vừa có tình vừa có cảnh Ai ơi đứng lại mà trông/Kìa vạc nấu gió, kìa sông đãi bìa/Kìa giếng yên thái như kia/ Giếng sâu chín trượng nước thời trong xanh… Phổ biến nhất trong hát ru và ca dao cho trẻ em là kết cấu một vế đơn giản: Ai đem chim sáo sang sông/ Để cho chim sáo sổ lồng nó bay. Khác với kết cấu của đồng dao trẻ em hát, trẻ em hát trẻ em chơi, kết cấu của hát ru của ca dao cho trẻ em khá chặt chẽ có lời lẽ về một câu truyện vui Bà còng đi chợ trời mưa/ Cái tôm cái tép đi đưa bà còng/ Đưa bà đến quãng đường cong/ Đưa bà đến tận ngõ trong nhà bà … Có lời kể địa danh phong phú Rủ nhau đi khắp long thành/ Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Tóm lại, kết cấu kể chuyện trong hát ru hoặc ca dao cho trẻ em phần nhiều kết hợp sự việc với cảm nghĩ của con người, kể chuyện không tách dời tả cảnh, tả tình. 14 1.2.3. Đồng dao trẻ em đố vui 1.2.3.1. Ngôn ngữ đồng dao trẻ em đố vui Như ta đã biết đồng dao trẻ em đố vui là một bộ phận của đồng dao, nó cũng khá phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em, như vậy ngôn ngữ của đồng dao trẻ em đố vui ngoài những đặc điểm chung còn mang nhũng dặc điểm riêng. Ngôn ngữ của đố vui là ngôn ngữ súc tích, đa nghĩa nhiều ẩn dụ nặng về lý trí, khêu gợi trí thông minh óc tìm tòi của trẻ. Khác với bộ phận đồng dao khác ngôn ngữ đồng dao trẻ em đố vui không chỉ giúp trẻ vui chơi, phát triển ngôn ngữ, tình cảm thẩm mĩ tình cảm đạo đức mà đồng dao trẻ em đố vui còn giúp trẻ em phát triển trí tuệ, khi tham gia giải các câu đố, tìm đáp án, tìm các câu trả lời cho câu đố, trẻ không thể dùng cảm giác mà trẻ phải tư duy, phải tìm tòi khám phá. Từ đó góp phần làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ, trẻ nắm được các quy luật vận động, biến đổi của tự nhiên, xã hội. 1.2.3.2. Kết cấu của đồng dao trẻ em đố vui Khác hẳn với kết cấu đồng dao, kết cấu đố vui do tính chất kỳ dị của những hình ảnh tạo nên, vì vậy các nhân tố của kết cấu có thể gồm một hình ảnh hoặc nhiều hình ảnh, được gọi là kết cấu đơn hoặc kết cấu kép. Câu đố có kết cấu đơn có vật đố là một hình ảnh với một hoặc nhiều đặc điểm Trong nhà có bà ăn cơm Trắng là cái bình vôi, một đặc điểm là Cơm trắng ẩn dụ là Cái bình vôi. Câu đố có kết cấu kép với vật đố gồm nhiều bộ phận cho nên có nhiều ẩn dụ phức hợp: Bốn bề có thành luỹ/Có sông nước, có ngựa xe qua lại, có voi đến sông thì dừng lại, có tướng, có quân … là cái bàn cờ. Câu đố có thể có kết cấu hỏi đáp gồm hai vế một vế hỏi và một vế trả lời. 15 Hỏi Đáp Mày ơi tao đố hỏi mày Mày ơi tao giảng mày hay Cái gì thì cay Trầu nào không cay Cái gì thì nồng Vôi này thì nồng Cái gì dưới sông Thuyền bè dưới sông Cái gì trên đồng Thóc lúa trên đồng Cái gì trên non Hươu vượn trên non Cái gì nhiều con Gà mái nhiều con Cái gì thì son Cái chỉ thì son Cái gì thì tròn Cái gương thì tròn 1.3. Tính chất, chức năng, tác dụng cuả đồng dao 1.3.1. Tính chất Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian, gần gũi với ca dao nên nó có dầy đủ tính chất truyền miệng, nhiều dị bản và tập thể vì đồng dao là của trẻ em nên đồng dao còn có tính chất vui chơi phù hợp với tâm lý trẻ em. Phần lớn đồng dao do tự trẻ em sáng tạo trong lúc vui chơi, cùng hát đồng thanh, truyền miệng cho nhau từ xóm thôn này, vùng này qua xóm thôn khác, vùng khác. Do truyền miệng nên đồng dao tất nhiên có tính dị bản. Ví dụ như đồng dao về chim, cá, hoa có tới 5 - 6 dị bản khác nhau. Tính tập thể của đồng dao thể hiện quan hệ giữa trẻ em và người lớn. Ngoài ra đồng dao còn có tính chất gắn liền với trò chơi, tính chất này là đặc trưng của đồng dao trẻ em hát trẻ em chơi. 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét